Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đề 2 - Tư tưởng Hồ Chí Minh (Tự luận)

Đề thi và lời giải chi tiết của đề thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh của Học viện Ngân hàng mã đề số 2.

DETAILED INSTRUCTION

II. TỰ LUẬN:

Câu 1: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề Nhà nước của dân, do dân và vì dân? Ý nghĩa của việc nghiên cứu?

- Nhà nước của dân là Nhà nước trong đó dân là chủ; dân là người có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Nước ta là nước dân chủ; bao nhiêu quyền hạn là của dân; quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Trong Nhà nước ta, dân là chủ thể của quyền lực thì người cầm quyền, cán bộ công chức nhà nước chỉ là người được ủy quyền, được nhân dân trao quyền để gánh vác, giải quyết những công việc chung của đất nước. Cán bộ, công chức nhà nước là "đầy tớ", "công bộc" của dân, phải gần dân, sát dân, hiểu dân, thương dân, tin dân và biết sử dụng sức mạnh của dân

- Nhà nước của dân:

+      Hồ Chí Minh khẳng định nhà nước của dân là nhà nước mà tất cả quyền lực đều thuộc về tay nhân dân.

+      Nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Đây thuộc về chế độ dân chủ đại diện bên cạnh chế độ dân chủ trực tiếp. Quyền làm chủ và đồng thời cũng là quyền kiểm soát của nhân dân thể hiện ở chỗ nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nào nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

- Nhà nước do dân:

+      Nhà nước do dân lập nên, dân ủng hộ, dân làm chủ. Hồ Chí Minh khẳng định việc nước là việc chung.

+      Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nhiệm vụ của những người cách mạng là phải làm cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức trách nhiệm chăm lo xây dựng nhà nước của mình. Hồ Chí Minh khẳng định: việc nước là việc chung, mỗi người đều phải có trách nhiệm "ghé vai gánh vác một phần". Quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ.

- Nhà nước vì dân:

+      Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền, đặc lợi. Việc gì có lợi cho dân dù khó mấy ta cũng phải hết sức, việc gì có hại cho dân nhỏ mấy ta sẽ phải hết sức tránh.

+      Nhà nước biết chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân, trước hết là thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu nhất: làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân được học hành, làm cho dân có điều kiện khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Nhà nước chăm lo cho dân không phải làm thay dân mà là hướng dẫn dân tự chăm lo đời sống của chính mình.

- Ý nghĩa:

+      Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân.

+      Thực hiện đúng mục tiêu cách mạng cũng như chủ trương, chính sách của Đảng

+      Nâng cao nhận thức và tư tưởng chính trị:

      Hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của nhân dân: Qua việc nghiên cứu, người dân sẽ nhận thức được quyền và trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng và quản lý nhà nước. Họ hiểu rằng họ không chỉ là người thụ hưởng các chính sách mà còn là người đóng góp vào sự phát triển của quốc gia.

      Tăng cường ý thức dân chủ: Nghiên cứu giúp nhân dân hiểu rõ hơn về nền dân chủ và vai trò của họ trong hệ thống chính trị, từ đó khuyến khích sự tham gia tích cực vào các hoạt động bầu cử và giám sát hoạt động của nhà nước.

+      Phát triển kinh tế - xã hội:

      Chính sách phát triển bền vững: Nhà nước vì dân phải đảm bảo các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đều hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống của người dân. Điều này bao gồm việc cải thiện hạ tầng, giáo dục, y tế, an sinh xã hội và tạo cơ hội việc làm cho mọi người.

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment