Pháp Luật Đại Cương

Đề thi Pháp luật đại cương (Đề số 4 - 10/07/2021)

Đề thi và lời giải chi tiết của đề thi môn Pháp luật đại cương của Học viện Ngân hàng mã đề số 4 - ngày 10/07/2021.

Table of Contents
expand_more expand_less

Mục lục

DETAILED INSTRUCTION

Câu 1. (2 điểm): Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế. Liên hệ với thực tiễn pháp luật Việt Nam hiện nay.

- Giữa pháp luật và kinh tế có mối quan hệ tác động qua lại mật thiết với nhau.

+      Nếu pháp luật phù hợp với sự trình độ của nền kinh tế sẽ giúp cho kinh tế phát triển.

+      Nếu pháp luật đi trước hoặc có sự phát triển sau nền kinh tế sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

- Các quan hệ kinh tế là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự ra đời của pháp luật, quyết định nội dung, tính chất và cơ cấu của pháp luật. Do lực lượng sản xuất phát triển, sự xuất hiện của nền kinh tế sản xuất và trao đổi, của chế độ tư hữu và của sự phân hóa giai cấp là nguyên nhân trực tiếp ra đời của nhà nước và pháp luật. Việc này sinh các quan hệ kinh tế mới cũng sẽ dẫn tới việc xuất hiện pháp luật mới tương ứng để điều chỉnh các quan hệ kinh tế đó. Kinh tế quyết định nội dung của pháp luật, các quy định của pháp luật được xây dựng trên nền tảng kinh tế của xã hội và chỉ mang tính khả thi khi có cơ sở đảm bảo của điều kiện kinh tế ở mức độ nhất định. Chính vì vậy, pháp luật không thể phản ánh cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển kinh tế. Kinh tế cũng ảnh hưởng tới tính chất của pháp luật, tính chất của các quan hệ kinh tế quyết định đến tính chất của các quan hệ pháp luật.

- Tuy nhiên pháp luật cũng có tính độc lập tương đối của nó, và pháp luật cũng có thể tác động trở lại tới sự phát triển của kinh tế theo hai hướng, kìm hãm hoặc thúc đẩy. Một khi pháp luật phù hợp và phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế, nó sẽ thúc đẩy kinh tế đi lên, ngược lại, khi những quy định của pháp luật cao hơn hoặc thấp hơn so với trình độ phát triển kinh tế, nó sẽ kìm hãm sự phát triển đó, thậm chí dẫn tới khủng hoảng.

- Liên hệ thực tiễn:

+      Trong quá khứ, Việt Nam thực hiện nền kinh tế bao cấp, với sự can thiệp sâu rộng của nhà nước vào các hoạt động kinh tế. Các quy định pháp luật chủ yếu tập trung vào việc quản lý và điều hành kinh tế theo kế hoạch của nhà nước.

+      Hiện nay, Việt Nam đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế tư nhân và nước ngoài. Pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh. Các luật như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thuế... được ban hành và cải cách nhằm thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment