Kinh tế Vĩ Mô 1

Đề thi tự luận Kinh tế vĩ mô 1

Tài liệu chắt lọc câu hỏi dễ gặp thi cuối kì môn Kinh tế vĩ mô. Tài liệu giúp sinh viên Ngoại giao đạt điểm cao môn Kinh tế vĩ mô

Table of Contents
expand_more expand_less

MỤC LỤC

 

DETAILED INSTRUCTION

Phần A. Đúng/Sai và giải thích ngắn gọn (không cần vẽ hình)

Câu 1 (1 điểm): Nền kinh tế có dân số 80 triệu người, dân số trưởng thành 60 triệu người, lực lượng lao động gấp 5 lần số người không nằm trong lực lượng lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động bằng 75%.

SAI

=> Lực lượng lao động chiếm 5/6 số người trong độ tuổi trường thành tương ứng với 5/6 x 100% = 83,3 %

Câu 2 (1 điểm): Trong dài hạn, khi tỷ lệ lạm phát giảm xuống thì tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.

SAI

=> Trong dài hạn, nền kinh tế hoạt động tại mức sản lượng tiềm năng, tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Lạm phát trong dài hạn không ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp vì sản lượng thực luôn quay về mức tiềm năng của nó. Điều này phù hợp với lý thuyết về đường Phillips trong dài hạn, nơi tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp không có mối quan hệ trực tiếp.

 

Câu 3 (1 điểm): Cung tiền có quan hệ tỷ lệ thuận với lãi suất.

SAI

=> Cung tiền phụ thuộc vào B và rr theo công thức MS = [(cr+1)/(cr+rr)] x B

Lãi suất có thể ảnh hưởng đến cung tiền qua việc tác động đến quyết định giữ tiền mặt hay gửi ngân hàng của công chúng và hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại, nhưng không phải là yếu tố quyết định trực tiếp

Câu 4 (1 điểm): Theo mô hình AD-AS, giả sử ban đầu nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng, khi các hãng bị quan vào nền kinh tế trong tương lai thì giá cả chung tăng và sản lượng không đổi trong dài hạn.

SAI

=> Khi các hãng bi quan về nền kinh tế trong tương lai, họ có xu hướng giảm đầu tư và sản xuất, dẫn đến đường tổng cung ngắn hạn (SRAS) dịch chuyển sang trái. Tuy nhiên, trong dài hạn, nền kinh tế sẽ điều chỉnh và quay về mức sản lượng tiềm năng, nhưng giá cả sẽ giảm chứ không tăng. Sự bi quan khiến SRAS dịch phải, làm tăng sản lượng hiện tại và giảm giá cả.

 

Câu 5 (1 điểm): Thất nghiệp do tiền lương tối thiểu sẽ nhiều nhất trong trường hợp đường cung lao động thoải và đường cầu lao động dốc.

SAI

=> Thất nghiệp do tiền lương tối thiểu sẽ nhiều nhất khi cả đường cung lao động và đường cầu lao động đều thoải. Trong trường hợp này, một sự tăng nhỏ trong tiền lương tối thiểu sẽ dẫn đến một lượng lớn người lao động không được thuê mướn vì sự thay đổi nhỏ trong tiền lương sẽ gây ra sự thay đổi lớn trong lượng cung và cầu lao động.

Phần B. Tự luận

Sự phục hồi kinh tế toàn cầu, xu hướng "kinh tế xanh" đã khiến giá nhiều nguyên liệu thô quan trọng tăng vọt. Điều đó khiến chỉ phí sản xuất trong nước tăng. Hãy phân tích tác động ngắn hạn và dài hạn của sự kiện này tới nền kinh tế. Chính phủ trong ngắn hạn muốn can thiệp luôn thì có thể sử dụng chính sách nào ? vẽ hình minh họa.

 

Giải:

Tác động Ngắn hạn

  1. Chi phí sản xuất tăng:

     Khi giá nguyên liệu thô tăng, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp cũng tăng. Điều này dẫn đến việc giá thành sản phẩm cuối cùng tăng, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

  1. Giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng (lạm phát):

     Chi phí sản xuất tăng sẽ được chuyển sang người tiêu dùng dưới dạng giá cả hàng hóa và dịch vụ cao hơn, gây ra lạm phát.

  1. Giảm sức mua của người tiêu dùng:

     Khi giá cả tăng, sức mua của người tiêu dùng giảm vì thu nhập thực tế của họ bị ăn mòn bởi lạm phát. Điều này dẫn đến giảm tiêu dùng và có thể làm giảm tổng cầu trong ngắn hạn.

  1. Áp lực lên doanh nghiệp và thị trường lao động:

     Các doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí bằng cách giảm lao động hoặc giảm lương, gây ra áp lực lên thị trường lao động.

 

Trong ngắn hạn:

Chi phí sản xuất tăng nên các nhà kinh doanh thu hẹp sản xuất => SRAS dịch trái, sản lượng cân bằng mới Y2 < Y1 , mức giá chung cân bằng mới P2  > P1

Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa (CSTK) chính sách tiền tệ (CSTT) mở rộng: tăng chi tiêu, giảm thuế, giảm lãi suất để mở rộng cung tiền kích thích tổng cầu AD (AD1 dịch phải thành AD2 thiết lập mức giá chung mới P3 > P2 nhưng sản lượng Y3 > Y2 để ngăn chặn tình trạng suy thoái kinh tế dù mức lạm phát cao hơn.

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment