Lịch sử Đảng

Đề thi tự luận Lịch sử đảng 3

Tổng hợp câu hỏi tự luận cuối kì môn Lịch sử Đảng trường đại học Ngoại Thương. Tài liệu trình bày trả lời rõ ràng, trọng tâm theo chương trình học

DETAILED INSTRUCTION

Câu 1: Phân tích quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới: “Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Theo anh (chị), cần có giải pháp gì để thực hiện tốt văn hóa lễ hội ở Việt Nam hiện nay?

Đáp án

Quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới: “Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

1.    Cơ sở lựa chọn quan điểm

Văn hóa là tài sản tinh thần chung của dân tộc, là yếu tố đặc biệt trong sự gắn kết cộng đồng thành một khối thống nhất. Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: “Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác ghềnh, tưởng chừng như không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh”. Văn hóa là phần cốt tủy, là tinh hoa được chưng cất, kết tụ nên bản chất, bản sắc, linh hồn của dân tộc, của thời đại; là động lực của sự phát triển, nó luôn mang tính chủ động, có khả năng đi trước, vừa là nhân tố khởi xướng đổi mới đồng thời cũng là nơi tiếp nhận thành quả của đổi mới.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, coi đó là mục tiêu quan trọng của xã hội chủ nghĩa.  Đảng ta đã chỉ rõ: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Hiện nay xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tác động mạnh mẽ đối với đời sống văn hoá của đất nước ta. Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực tác động đến nền văn hoá dân tộc. Chúng ta phải từng bước khắc phục sự suy thoái trầm trọng về tư tưởng, đạo đức, lối sống hiện nay. Mặt khác, chúng ta cần chủ động học tập, tiếp thu những thành tựu, giá trị tích cực, những tinh hoa của văn hoá nhân loại để làm giàu cho mình, tránh tư tưởng khép kín, bài ngoại, đồng thời loại bỏ những yếu tố phản động, tiêu cực, không phù hợp trong quá trình giao lưu văn hóa, toàn cầu hóa hiện nay.

 

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment