Triết học Mác - Lênin

Đề thi tự luận Triết học Mác-Lênin 1

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi tự luận thi cuối kì môn Triết học Mác-Lênin Trường đại học Ngoại Thương. Tài liệu chọn lọc những câu hỏi thường gặp khi thi cuối kì

DETAILED INSTRUCTION

Câu 1: Hãy trình bày Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức

a. Nguồn gốc

Nguồn gốc tự nhiên (điều kiện cần)

Con người là kết quả phát triển lâu dài nhất của thế giới tự nhiên. Óc người là khí quan vật chất của ý thức , ý thức là chức năng của bộ óc người. Mối quan hệ giữa bộ óc người hoạt động bình thường và ý thức là không thể tách rời.

- Bộ óc con người là nơi sản sinh ra ý thức, là dạng vật chất có trình độ tổ chức cao nhất(14 tỷ noron thần kinh). Các tế bào này tạo nên nhiều mối liên hệ nhằm thu nhận, xử lý, dẫn truyền và điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngoài thông qua các phản xạ có điều kiện và không điều kiện.

- Thế giới hiện thực khách quan và sự tác động của nó lên bộ óc con người tạo thành quá trình phản ánh mang tính năng động và sáng tạo.

+ Phản ánh: là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trinh tác động qua lại lẫn  nhau giữa chúng

VD: cầm đất sét ném xuống đất thì tay còn đất và trên đất có dấu vân tay

+ Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của vật chất cũng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp:

Phản ánh vật lý: Là hình thức phản ánh đơn giản nhất ở giới vô sinh, thể hiện qua các quá trình biến đổi cơ, lý, hoá.

Phản ánh sinh học: Là những phản ánh trong sinh giới trong giới hữu sinh cũng có nhiều hình thức khác nhau ứng với mỗi trình độ phát triển của thế giới sinh vật.

Phản ánh ý thức: là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực, ý thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất, cùng với sự xuất hiện của con người.

Kết luận: Ý thức không thể diễn ra bên ngoài hoạt động sinh lí thần kinh của bộ óc người và không thể tách rời ý thức ra khỏi bộ óc người, nếu không có sự tác động của thế giới vật chất lên giác quan và qua đó lên bộ óc con người thì ý thức không thể xảy ra.

 Nguồn gốc xã hội: (điều kiện đủ)

- Lao động:

+ Lao động là quá trình con người tác động vào thế giới tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm nhằm phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân.

+ Lao động dẫn đến sự hình thành con người hoàn thiện các giác quan nhung quan trọng nhất là trí óc. Nhò có lao động mà con người :

  • Tù sử dụng 4 chi sang 2 chi
  • Không chỉ ăn thực vật mà còn ăn động vật, không chỉ ăn sống mà còn ăn chín (phát hiện ra lửa)
  • Biết chế tạo công cụ lao động
  • Làm cho các sinh bộc lộ ra các thuộc tính=> con người nhận biết dược
  • Có thể phản ánh gián tiếp đối tượng: thông quan việc miêu tả

- Ngôn ngữ:

+  Ra đời trong quá trình lao động do nhu cầu giao tiếp và trao đổi thông tin.

+ Bản chất ngôn ngữ:

  • Ngôn ngữ là phương tiện để con người giao tiếp trong xã  hội, hệ thống tín hiệu thứ hai là cái vỏ vật chất của tư duy.

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment