Triết học Mác - Lênin

Đề thi tự luận Triết học Mác-Lênin 2

Đề tự luận giúp sinh viên Ngoại giao ôn tập trong kì thi cuối kì môn Triết học. Bài làm bao gồm sườn giải câu hỏi và ví dụ minh họa

DETAILED INSTRUCTION

Câu 1: Phân tích Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến + Nguyên lí về sự phát triển. Vận dụng vào công cuộc đổi mới ở VN

1. Nguyên lý mối liên hệ phổ biến

Vận dụng vào công cuộc đổi mới ở VN

● Đảng ta đưa ra những đổi mới trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng...) chứ không ở một lĩnh vực nào. Như Đại hội VII của Đảng nêu kinh nghiệm bước đầu đổi mới “Một là phải giữ vững định hướng XHCN trong quá trình đổi mới, hai là đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để nhưng phải có bước đi hình thức và cách làm phù hợp”. Thực tiễn cho thấy đổi mới là cuộc cách mạng sâu sắc trên tất cả lĩnh vực đời sống xã hội. Trên từng lĩnh vực nội dung đổi mới bao gồm nhiều mặt đổi mới cơ chế, chính sách tổ chức, cán bộ, phong cách và lề lối làm việc.

● Đổi mới toàn diện trên tất cả lĩnh vực, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm như xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường để tạo ra động lực nhằm phát huy, kiến trúc nền kinh tế trong nhân dân, khai thác vốn đầu tư và trình độ cũng như vốn của nước ngoài, nâng cao tay nghề, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới.

● Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đã gia nhập WTO, tạo ra rất nhiều thuận lợi cho kinh tế VN ngày càng đi lên hội nhập toàn cầu hóa kinh tế thế giới. Đó là sự vận dụng hết sức sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào sự nghiệp cách mạng VN đặc biệt là vận dụng nguyên lý của mối liên hệ phổ biến.

Áp dụng bản thân

- Hoạt động tự học của sinh viên là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo dưới sự hướng dẫn gián tiếp của giáo viên nhằm chiếm lĩnh những tri thức khoa học bằng hành động của bản thân và đạt được mục tiêu của giáo dục và đào tạo. Đặc trưng của hoạt động tự học khác hẳn các hoạt động khác. Nó không chủ yếu hướng vào làm biến đổi khách thể của hoạt động (tri thức, KN,…) những phương thức hành vi, những giá trị mà chủ yếu hướng vào làm biến đổi chủ thể của hoạt động – biến đổi nhân cách sinh viên. Như vậy trong hoạt động tự học, việc tích cực, độc lập nhận thức của SV không tách rời vai trò tổ chức điều khiển của giáo viên đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Qúa trình dạy tự học là một hệ thống toàn vẹn bao gồm ba thành tố: Thầy (dạy) – Trò (tự học) và tri thức, chúng tương tác, thâm nhập vào nhau và qui định lẫn nhau… tạo ra chất lượng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo.

- Học tập không phải đơn thuần chỉ là lĩnh hội các tri thức mang tính lí thuyết mà còn là sự vận dụng, ứng dụng những lí thuyết vào thực tế  vậy nên học và hành có mối liên hệ.  Nếu như “học” không “hành”, chúng ta có thể sẽ rất giỏi lí thuyết, thế nhưng kiến thức lí thuyết sâu rộng cũng sẽ trở nên vô ích khi nó không giúp gì cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Vậy chúng ta sẽ “hành” để giúp ích cho cuộc sống, nhưng nên hiểu nếu “hành” mà không có lí thuyết chỉ đường, chúng ta biết bắt đầu từ đâu, biết “hành” như thế nào? “Hành” mà không “học”, con người chắc chắn sẽ thất bại.

 

2. Nguyên lí về sự phát triển

Vận dụng vào công cuộc đổi mới ở VN

● Ngày nay mặc dù CNXH đang ở thế thoái trào, song những cơ sở vật chất và XH của thời đại mới ngày càng chín muồi. Từ những thành công và chưa thành công của quá trình đổi mới, Đảng cộng sản các nước đã và đang rút ra những bài học cần thiết, đưa quá trình cải tổ đổi mới diễn ra đúng hướng phù hợp quy luật phát triển của XH và đang đạt những chuyển biến tích cực. Điển hình như Trung Quốc, từ sau Hội nghị Trung ương 3 khóa XIII (12-1978) Đảng cộng sản Trung Quốc đã mở đầu công cuộc cải cách, mở cửa toàn diện, sâu sắc theo định hướng XHCN và từ đó đến nay, trãi qua một phần tư thế kỷ, Trung quốc đã phát triển không ngừng và đang đứng vào hàng ngũ các cường quốc trên thế giới.

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment