Triết học Mác - Lênin

Đề thi tự luận Triết học Mác-Lênin 3

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi tự luận thi cuối kì môn Triết học Mác-Lênin Trường đại học Ngoại Thương. Tài liệu chọn lọc những câu hỏi (đáp án và ví dụ) thường gặp khi thi cuối kì

DETAILED INSTRUCTION

Câu 1: Trình bày Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (QL mâu thuẫn) và liên hệ

a. Vị trí: Là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật.

Vai trò: quy luật chỉ ra nguồn gốc, động lực sự phát triển

b. Các khái niệm:

- Mặt đối lập: Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiênxã hội và tư duy. Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong thế giới.

VD: Mọi hoạt động kinh tế đều có mặt sản xuất và mặt tiêu dùng. Chúng thống nhất với nhau tạo thành một chỉnh thể nhưng đồng thời cũng luôn tác động bài trừ nhau. Hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm còn hoạt dộng tiêu dùng thì lại triệt tiêu sản phẩm. 

- Mâu thuẫn biện chứng: Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau theo hướng trái ngược nhau, xung đột lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. 

- Sự thống nhất của các mặt đối lập: Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề. Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự "đồng nhất" của các mặt đối lập.

VD: Giai cấp vô sản và sự giàu có là hai mặt đối lập, với tính cách như vậy chúng hợp thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, thống nhất, chế độ tư hữu với tư cách là sự giàu có buộc phải duy trì vĩnh viễn ngay cả sự tồn tại của mặt đối lập của nó là giai cấp vô sản.

- Sự đấu tranh của các mặt đối lập: Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa dạng, tuỳ thuộc vào tính chất, vào mối liên hệ qua lại giữa các mặt đối lập và tuỳ điều kiện cụ thể diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng.

Ví dụ: Trong xã hội  có đối kháng giai cấp luôn có giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Hai giai cấp này là hai mặt đối lập và luôn đấu tranh với nhau để dành quyền lời về mình.

c. Nội dung:

Mâu thuẫn là nguồn gốc động lực của sự phát triển:

- Mâu thuẫn có tính khách quan, phổ biến:

+ Khách quan: Mâu thuẫn có tính chất khách quan vì nó là cái vốn có trong sự vật, hiện tượng, là bản chất chung của mọi sự vật, hiện tượng

+ Phổ biến: Mâu thuẫn có tính phổ biến vì nó tồn tại trong tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi giai đoạn, mọi quá trình, tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy.

Kết luận: Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến nên mâu thuẫn rất đa dạng và phức tạp. Trong các sự vật, hiện tượng khác nhau thì tồn tại những mâu thuẫn khác nhau, trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn khác nhau, trong mỗi giai đoạn, mỗi quá trình cũng có nhiều mâu thuẫn khác nhau. Mỗi mâu thuẫn có vị trí, vai trò và đặc điểm khác nhau đối với sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Vai trò của sự thống nhất và đấu tranh:

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment