Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi tự luận thi cuối kì môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Tài liệu chọn lọc những câu hỏi thường gặp khi thi cuối kì
3 nguyên tắc rèn luyện đạo đức trong xây dựng cách mạng:
- Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức
- Xây đi đôi với chống
- Tu dưỡng đạo đức suốt đời
1. Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức
Nói đi đôi với làm là một phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong xây dựng nền đâọ đức mới. Đây là phương pháp luận rút ra từ sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, là nguyên tắc xuyên suốt trong quan niệm của Hồ Chí Minh về đạo đức.
Mở đầu tác phẩm Đường Kách Mệnh, khi đề cập tới tư cách người cách mạng, Hồ Chí Minh yêu cầu: Nói thì phải làm. Trong tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh yêu cầu: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”
Lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân mình và tác dụng đối với người khác. Nếu nói nhiều làm ít, nói mà không làm, nói một đằng làm một nẻo thì chỉ đem lại hiệu quả phản tác dụng.
Nêu gương về đạo đức, Hồ Chí Minh rất chú ý đến nêu gương những người tốt, việc tốt, một trăm bài diễn văn hay không bằng một tấm gương sống. “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã” theo Người “Đảng viên đi trước, làng nước đi sau” là như vậy.
2. Xây đi đôi với chống
Hồ Chí Minh cho rằng, nguyên tắc xây đi đôi với chống là đòi hỏi của nền đạo đức mới, thể hiện tính nhân đạo chiến đấu vì mục tiêu của sự nghiệp cách mạng. Nghĩa là đồng thời với việc giáo dục, xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng mới phải đi đôi với đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống những hành vi phi đạo đức.Để xây dựng một nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống. Trong đời sống hằng ngày, những hiện tượng tốt – xấu, đúng – sai, cái đạo đức và cái vô đạo đức thườngđan xen nhau, đối chọi nhau thông qua hành vi của những con người khác nhau, thậm chí trong mỗi con người.
Theo Hồ Chí Minh, “Không có ai cái gì cũng tốt, cái gì cũng hay”. Chính vì vậy, việc xây và chống trong lĩnh vực đạo đức rõ ràng không đơn giản. Xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây, lấy xây làm chính. Điều này đặc biệt quan trọng khi bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mới, thiết yếu là phải phát hiện sớm, hướng cho mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch và lành mạnh về đạo đức.
Vấn đề quan trọng trong việc giáo dục đạo đức là phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi người, để mọi người tự giác nhận thức được trách nhiệm đạo đức của mình, như Hồ Chí Minh đã nói, cảm nhận thấy sâu sắc sự trau dồi đạo đức cách mạng là việc làm “sung sướng vẻ vang nhất trên đời”. Tiếp nhận sự giáo dục đạo đức là vấn đề nhất thiết không thể thiếu được nhưng sự tự giáo dục, tự trau dồi đạo đức ở mỗi người còn quan trọng hơn.
Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới. Việc giáo dục đạo đức mới phải được tiến hành phù hợpvới từng giai đoạn cách mạng, phù hợp với từng lứa tuổi, ngành nghề, giai cấp, tầng lớp và trong từng môi trường khác nhau, phải gơi dậy được ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi người. Hồ Chí Minh cho rằng, trên con đường đi tới tiến bộ và cách mạng, đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng thành công trên cơ sở kiên trì mục tiêu chống chủ nghĩa đế quốc, chống nhữngthói quen, phong tục lạc hậu, loại trừ chủ nghĩa cá nhân.
Charge your account to get a detailed instruction for the assignment