Thuế quốc tế

Ôn tập tổng hợp

Tổng hợp các lý thuyết, kiến thức trọng tâm của môn thuế quốc tế

Table of Contents
expand_more expand_less

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ QUỐC TẾ

1.1   Khái quát về thuế quốc tế.

1.1.1        Khái niệm và phạm vi:

1.1.2        Mục tiêu của các nguyên tắc thuế quốc tế:

1.1.3        Các nguyên tắc thuế cơ bản:

1.1.4        Các thuật ngữ cần nhớ:

1.2          Các nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của thuế quốc tế

1.2.1        Thương mại quốc tế ngày càng phát triển

1.2.2        Sự phát triển của các công ty đa quốc gia

CHƯƠNG 2: ĐÁNH THUẾ TRÙNG TRONG THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

2.1   Khái niệm và nguyên nhân đánh thuế trùng

2.1.1 Khái niệm:

2.1.2        Nguyên nhân đánh thuế trùng:

2.1.3        Ảnh hưởng của đánh thuế trùng

2.1.4        Các phương thức tránh đánh thuế trùng

2.2 Hiệp định thuế

2.2.1 Khái niệm và mục tiêu của hiệp định thuế

2.2.2 Nội dung cơ bản của một hiệp định (7 chương 28-30 điều)

2.2.2.1. Phạm vi áp dụng của một hiệp định

2.2.2.2. Phần phân chia quyền đánh thuế đối với một số loại thu nhập và tài sản

CHƯƠNG 3: CHUYỂN GIÁ QUỐC TẾ

3.1. Khái niệm chuyển giá quốc tế (giá chuyển nhượng)

3.2. Nguyên nhân và mục tiêu của chuyển giá

3.3 Tác động của chuyển giá:

3.4 Biểu hiện của hiện tượng chuyển giá

3.5   Các phương pháp chống chuyển giá

3.5.1 Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập

3.5.2 Phương pháp giá bán lại

3.5.3 Phương pháp giá vốn cộng lãi:

3.5.4 Phương pháp so sánh lợi nhuận

3.5.5 Phương pháp tách lợi nhuận

3.6    Mối quan hệ giữa chuyển nhượng giá và giá tính thuế hải quan

3.7 Kinh nghiệm quản lý giá chuyển nhượng

3.7.1 Về chính sách thuế

3.7.2 Về cơ chế xác định trước về giá tính thuế APA

3.7.3. Kinh nghiệm quản lý giá chuyển nhượng

CHƯƠNG 4: BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHÍNH SÁCH THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

4.1. Bán phá giá

4.1.1. Khái niệm và mục đích của bán phá giá

4.1.2. Các biện pháp chống bán phá giá

4.2. Thuế chống bán phá giá:

4.2.1. Khái niệm và mục đích của thuế chống bán phá giá:

4.2.2. Quy trình điều tra và áp dụng chống phá giá.

4.2.3. Các biện pháp chống phá giá được Việt Nam sử dụng

1. Nguyên tắc áp dụng biện pháp chống bán phá giá

CHƯƠNG 5: THUẾ NHÀ THẦU & CẠNH TRANH THUẾ QUỐC TẾ

5.1. Khái niệm và mục tiêu của cạnh tranh thuế:

5.2. Các hình thức cạnh tranh thuế:

5.3. Thiên đường thuế

5.4. Xu hướng cạnh tranh hiện nay

THUẾ NHÀ THẦU

Quy định chung về Thuế nhà thầu

1. Đối tượng áp dụng và không áp dụng

2. Các loại thuế nào áp dụng với nhà thầu?

3.Đối tượng chịu thuế nhà thầu

CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ NHÀ THẦU

TÍNH THUẾ NHÀ THẦU THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP

1. Hướng dẫn tính thuế GTGT nhà thầu theo phương pháp trực tiếp

2. Cách tính thuế TNDN nhà thầu theo phương pháp trực tiếp

3. Những lưu ý quan trọng về thuế GTGT và thuế TNDN

CHƯƠNG 6: THUẾ QUỐC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM

6.1.  Khái quát chúng về đầu tư nước ngoài và hội nhập của VN

6.1.1 Tình hình đầu tư nước ngoài của VN

6.1.2. Khái quát quá trình hội nhập của VN

6.2. Các hiệp định và cam kết hội nhập của VN

6.3. Những vấn đề đặt ra đối với quản lý thuế ở VN trong điều kiện hội nhập

6.3.1. Về chính sách thuế:

6.3.2. Về quản lý thuế

DETAILED INSTRUCTION

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ QUỐC TẾ

1.1   Khái quát về thuế quốc tế.

 

1.1.1        Khái niệm và phạm vi:

-     Khái niệm: Thuế quốc tế hay luật thuế có tính chất quốc tế phản ánh các khía cạnh quốc tế của luật thuế các quốc gia.

-      Phạm vi thuế quốc tế: bao gồm các vấn đề về thuế và thuế quan có mang các yếu tố nước ngoài phát sinh từ các luật thuế của mỗi quốc gia. Các yếu tố nước ngoài xuất hiện trong các TH sau:

+ Đầu tư trực tiếp và gián tiếp qua biên giới của các cá nhân và các tổ chức tài chính.

+ Các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua biên giới.

+ Hoạt động tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm qua biên giới của công ty đa quốc gia.

+ Các cá nhân hoạt động kinh doanh hoặc hành nghề độc lập giữa các quốc gia (bác sĩ, kế toán viên, luật sư)

 

1.1.2        Mục tiêu của các nguyên tắc thuế quốc tế:

      Có sự phân chia công bằng giữa các quốc gia về nguồn phát sinh từ các giao dịch qua biên giới

      Thúc đẩy sự công bằng.

      Tăng khả năng cạnh tranh của kinh tế trong nước. Hạn chế xuất khẩu vốn và công ăn việc làm (chính sách làm nghèo hàng xóm

      Trung lập đối với xuất khẩu, nhập khẩu vốn: Tránh gây thiệt hại cho công ty đa quốc gia khi đầu tư ra nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.

 

1.1.3        Các nguyên tắc thuế cơ bản:

-          Nguyên tắc nguồn thu nhập.

-          Nguyên tắc xuất xứ

-          Nguyên tắc cư trú.

-          Nguyên tắc điểm đến.

-          Nguyên tắc kết hợp nguồn và cư trú.

 

 

a)      Nguyên tắc xuất xứ:

-          Hàng hóa khi nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được áp thuế căn cứ mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và nước mà hàng hóa có xuất xứ.

-          Vận dụng quy tắc này, trong Khoản 2 Điều 10  Luật thuế Xuất nhập khẩu Việt Nam có quy định: Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường

-          C/O là xuất xứ của hàng hóa.

-          Một hàng hóa được coi là có nguồn gốc xx của 1 nước nếu nước đó đóng góp >= 50% về VAT

 

VD: Nếu hàng hóa của Sing xuất sang VN thì phải căn cứ vào C/O của hàng hóa đó thì mới xác định được thuế suất NK

-          Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam

-          Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam

-          Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được quy định không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định.

 

Ví dụ: Khi Việt Nam tham gia AIFTA, Việt Nam sẽ giảm thuế đối với nhiều hàng hóa nhập khẩu từ ASEAN và Ấn Độ. Với hiệp định này, thuế suất nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa như điện tử, hóa chất, máy móc, hàng dệt may sẽ giảm xuống 0% trong khoảng thời gian từ 2013-2016. Mức thuế nhập khẩu phổ biến đối với sơ sợ là 4-5%, vải từ 8-12%, hàng dệt kim 8-10%... Tuy nhiên hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất của AIFTA phải đáp ứng  điều kiện là phải được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước Malaysia, Singapore, Thái Lan và Ấn Độ.

 

b)      Nguyên tắc điểm đến:

-       Hàng hóa tiêu dùng ở nước nào thì nước đó có quyền đánh thuế.

VD: Thuế VAT 0% đối với hàng xuất khẩu, vì nó không được tiêu thụ trong nước => VAT ở nước xuất khẩu hàng hóa bằng 0% (nhường quyền đánh thuế cho nước nhập khẩu)

-          Hàng hóa bao gồm Hàng hóa không chịu thuế và chịu thuế ( trong 1 số trường hợp mặt hàng chịu thuế sẽ được miễn thuế)

-          Thuế suất 0% vừa có thể là hàng hóa dịch vụ chịu thuế, vừa có thể là hàng hóa dịch vụ không chịu thuế

-          Vận dụng nguyên tắc này, Thuế giá trị gia tăng (GTGT) Việt Nam quy định đối tượng chịu thuế  tại điều 3 luật này là “hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này”.

-          Theo khoản 20 Điều 5 luật Thuế GTGT cũng quy định đối tượng không chịu thuế là  “ Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hoá, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau”.

-          Theo khoản 1 Điều 8 Thuế GTGT quy định “Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng”  Như vậy những hàng hóa này không phải tiêu thụ trên lãnh thổ Việt Nam thì không chịu thuế GTGT ở Việt Nam.

 

c)      Nguyên tắc nguồn

Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế: Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập. Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập

-          Đối với cá nhân cư trú: nộp thuế tất cả nguồn thu nhập không quan trọng nơi trả thuê nhập

-          Đối với cá nhân không cư trú: chỉ nộp thuế với thu nhập phát sinh tại Việt Nam

-          Đối với doanh nghiệp cư trú: Nộp thuế theo luật thuế doanh nghiệp (tất cả thu nhập phát sinh ở quốc gia cư trú)

-          Đối với doanh nghiệp không cư trú: chỉ phải nộp thuế nhà thầu.

Thu nhập: Tiền lương/công, kinh doanh: tính theo biểu mẫu thuế

Thu nhập: Đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, bản quyền, nhượng quyền thương mại, thừa kế, quà tặng, trúng thưởng: không tính theo biểu thuế

 

d)      Nguyên tắc công bằng ngang và nguyên tắc công bằng dọc

-       Nguyên tắc công bằng ngang: Theo nguyên tắc này thì các cá nhân có cùng tính chất, điều kiện, hoàn cảnh kinh tế sẽ được đối xử như nhau về nghĩa vụ thuế phải nộp.

        Vận dụng nguyên tắc này, trong luật Thuế GTGT tại Điều 3 có quy định đối tượng chịu thuế GTGT là “Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này”. Như vậy ta có thể thấy, các cá nhân có khả năng chi trả cho một loại hàng hóa, dịch vụ thì phải chịu một mức thuế như nhau.

-        Nguyên tắc công bằng dọc: Các cá nhân có tính chất, điều kiện, hoàn cảnh kinh tế khác nhau thì nghĩa vụ thuế phải nộp cũng khác nhau.

        Vận dụng nguyên tắc này, trong Thuế Thu nhập cá nhân đã quy định các đối tượng nộp thuế có mức thu nhập chịu thuế khác nhau thì phải nộp một mức thuế khác nhau, ta có thể thấy trong Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định trong Luật Thuế Thu nhập cá nhân như sau:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

 

 

1.1.4        Các thuật ngữ cần nhớ:

a)   Cá nhân cư trú: thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

         1-Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam

          2-Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam

 

-          Có nơi ở thường xuyên:

                        + Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

                        + Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.

-          Có nhà thuê để ở tại Việt Nam (với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế)

+ Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.

+ Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,… không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.

 

b)         Cơ sở thường trú: phải có cả 3 điều kiện

-          Duy trì tại nước sở tại một cơ sở như toàn nhà, văn phòng, phương tiện, thiết bị máy móc,….

-          Có tính chất cố định hoặc được duy trì thường xuyên, nghĩa là được thiết lập tại một địa điểm xác định hoặc được duy trì thường xuyên.

-          Doanh nghiệp tiến hành toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở này (tạo doanh thu)

VD: Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Hàn Quốc chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam nếu doanh nghiệp đó có một cơ sở thường trú tại Việt Nam và thu nhập đó liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ sở thường trú đó. Trong trường hợp này doanh nghiệp đó chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam trên phần thu nhập phân bổ cho cơ sở thường trú đó.

 

1.2          Các nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của thuế quốc tế

 

1.2.1        Thương mại quốc tế ngày càng phát triển

 

1.2.2        Sự phát triển của các công ty đa quốc gia

 

-          Một vài cái tên ở Việt Nam: Unilever, Microsoft, PepsiCo Food, …

-          Đặc điểm các mô hình công ty đa quốc gia:

+ MH 1: Không chú trọng xuất khẩu

       Nước chủ nhà là nước dẫn đầu thế giới bán các sản phẩm của thị trường trong nước ra nước ngoài thông qua đại lý phân phối ở nước ngoài

       Không đầu tư ra nước ngoài

       Sản phẩm không có hoặc có ít sự điều chỉnh để phù hợp với môi trường nội địa

 

+ MH 2: Đa nội địa

       Phát triển sản phẩm ở từng nước, tiết hành các hoạt động chủ chốt ở hầu hết các nước

       Đầu tư lớn ở nhiều nước

       Đối với từng nước có các sản phẩm khác nhau; xây dựng nhãn hiệu địa phương

 

+ MH 3: Toàn cầu:

       Các sản phẩm chuẩn hóa để cung cấp toàn cầu và chất lượng sản phẩm chuẩn hóa

       Đầu tư lớn ở 2-3 nước, đầu tư trung bình ở các nước khác

       Chỉ điều chỉnh để thích nghi với thị trường nội địa trong trường hợp cần thiết

       Sử dụng nhãn hiệu toàn cầu

+ MH 4: Liên quốc gia:

       Kết hợp giữa nhãn hiệu toàn cầu + thích ứng các thị trường chủ chốt + đổi mới thông qua hệ thống mạng toàn cầu

       Đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn so với mô hình toàn cầu, ít hơn so với mô hình đa nội địa

       Các sản phẩm thích ứng, thích nghi với các thị trường chủ chốt

       Sử dụng các nhãn hiệu toàn cầu.

 

CHƯƠNG 2: ĐÁNH THUẾ TRÙNG TRONG THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

 

2.1   Khái niệm và nguyên nhân đánh thuế trùng

 

2.1.1 Khái niệm:

- Đánh thuế trùng quốc tế là hiện tượng hai hoặc nhiều quốc gia (vùng lãnh thổ) vùng áp dụng các loại thuế tương tự trên cùng một khoản thu nhập chịu thuế hoặc tài sản chịu thuế của cùng một đối tượng nộp thuế trong cùng một thời kỳ tính thuế

 

2.1.2        Nguyên nhân đánh thuế trùng:

-          Do sự xung đột về quyền đánh thuế giữa các quốc gia.

+ Xung đột hai quốc gia về nguồn.

+ Xung đột giữa hai quốc gia cư trú.

+ Xung đột giữa quốc gia nguồn và quốc gia cư trú.

- Do sự khác biệt về chính sách giữa các nước đặc biệt là về pháp luật thuế

- Xu thế quốc tế hóa kinh tế-xã hội tạo điều kiện dẫn tới hiện tượng đánh trùng thuế.

 

2.1.3        Ảnh hưởng của đánh thuế trùng

 

          Đối với nước đầu tư (nước phát triển)

-          Nguồn lợi tức thu được từ hoạt động đầu tư nước ngoài phải chịu một gánh nặng thuế cao hơn so với đầu tư trong nước

-          Không khuyến khích nghiên cứu và phát triển kỹ thuật, công nghệ mới

-          Ảnh hưởng đến phân công lao động quốc tế

          Đối với nước tiếp nhận đầu tư (đang phát triển)

-          Không thu hút được đầu tư nước ngoài

 

2.1.4        Các phương thức tránh đánh thuế trùng

Phương thức đơn phương: Là phương thức trong đó bản thân mỗi quốc gia tự đưa ra các quy định tại nội luật của mình các biện pháp loại trừ hoặc giảm bớt việc đánh thuế trùng. (không được khuyến khích)

Phương thức song phương hoặc đa phương: Là phương thức loại trừ hoặc giảm bớt việc đánh thuế trùng trên cơ sở các hiệp định tránh đánh thuế trùng được ký kết giữa hai hoặc nhiều quốc gia

 

2.2 Hiệp định thuế

 

2.2.1 Khái niệm và mục tiêu của hiệp định thuế

K/N: Hiệp định thuế là sự thỏa thuận giữa các quốc gia có chủ quyền về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia tham gia ký kết trong việc đánh thuế đối với thu nhập và tài sản. Có 2 mẫu Hiệp định thuế của OECD và UN ⭢ là một văn kiện pháp lý

-          Bản chất của Hiệp định thuế:

+ Trên phương diện luật pháp ⭢ 1 văn bản pháp ly

+ Trên phương diện kinh tế. ⭢ 1 sự thỏa thuận, phân chia nguồn thu ngân sách

+ Trên phương diện quản lý ⭢ 1 công cụ trong việc quản lý, điều tra, giám sát người nộp thuế.

 

         Mục tiêu của hiệp định thuế:

* Trực tiếp:

-          Xóa bỏ việc đánh thuế hai lần.

-          Tạo khung pháp lý quốc tế nhằm phân chia quyền lợi đánh thuế

-          Xây dựng khuôn khổ hợp tác giữa cơ quan quản lý thuế các nước nhằm ngăn chặn trốn và tránh thuế.

* Gián tiếp:

-          Thu hút đầu tư nước ngoài.

-          Hỗ trợ các đối tượng cư trú đầu tư ra nước ngoài.

-          Đáp ứng các mục tiêu ngoại giao, chính trị

 

          Nguyên tắc xác định quyền đánh thuế

         Xác định quyền đánh thuế của nước nơi phát sinh thu nhập đối với một số khoản thu nhập của đối tượng không cư trú.

         Giới hạn mức thuế suất đánh trên một số khoản thu nhập của đối tượng không cư trú của nước nơi phát sinh thu nhập (chẳng hạn nếu thuế suất theo quy định của luật trong nước cao hơn mức thuế suất quy định tại Hiệp định, thì áp dụng mức thuế suất theo Hiệp định).

         Cho khấu trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài vào số thuế phải nộp tại nước cư trú.

 

2.2.2 Nội dung cơ bản của một hiệp định (7 chương 28-30 điều)

 

2.2.2.1. Phạm vi áp dụng của một hiệp định

         Phạm vi lãnh thổ áp dụng

         Phạm vi đối tượng áp dụng

         Phạm vi các loại thuế áp dụng

 

2.2.2.2. Phần phân chia quyền đánh thuế đối với một số loại thu nhập và tài sản

Loại TN và TS có thể bị đánh thuế không hạn chế tại nước nguồn.

+ TN từ BĐS và chuyển nhượng BĐS. Lợi tức của một CSTT và từ chuyển nhượng CSTT.

+ TN từ các hoạt động trình diễn của nghệ sĩ và vận động viên. TN từ cung cấp dịch vụ cá nhân độc lập thông qua một cơ sở cố định.

+ Thù lao giám đốc được thanh toán bởi một công ty là đối tượng cư trú của một nước          

+ Tiền lương, tiền công từ lao động làm công tại một quốc gia trên 183 ngày

+ Tiền công, tiền lương và tiền hưu được trả cho việc cung cấp các dịch vụ cho chính phủ.

 

Loại thu nhập có thể bị đánh thuế với một giới hạn nhất định tại nước nguồn

- Thu nhập từ đầu tư

-          Thu nhập từ lãi cổ phần

-          Thu nhập từ lãi tiền vay

-          Thu nhập từ tiền bản quyền

 

Loại thu nhập và tài sản không bị đánh thuế tại nước nguồn

-        Thu nhập từ vận tải quốc tế và chuyển nhượng phương tiện vận tải sử dụng trong vận tải quốc tế.

-        Thu nhập từ tiền lương hưu.

-        Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản cá nhân.

-        Thu nhập khác

 

Loại thu nhập không bị đánh thuế tại nước cư trú:

-          Thu nhập và tài sản cho các cá nhân phục vụ chính phủ, sinh viên, thực tập sinh, giáo viên, giáo sư và nhà nghiên cứu.

 

 

A.    THU NHẬP TỪ BẤT ĐỘNG SẢN

ĐN Bất động sản: theo luật dân sự của VN: gồm cả những tài sản phụ làm theo bất động sản, đàn gia súc và thiết bị sử dụng trong nông nghiệp và lâm nghiệp, các quyền… Kèm cả thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên mảnh đất đó

-          Xác định nghĩa vụ thuế: tất cả các loại thu nhập do 1 đối tượng

Vd: Ông X cư trú tại Lào có nhà cho thuê tại VN -> TN từ BĐS -> Thu thuế không giới hạn

 

B.    THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

1.      DN nước ngoài có hoạt động sản xuất kinh doanh tại VN

2.      Xác định nghĩa vụ thuế:

TH1: DN nước ngoài tiến hành sxkd tại VN nhưng không thành lập pháp nhân tại VN
 (không đăng ký, thành lập theo luật pháp VN)

         DN sẽ bị đánh thuế nếu có 1  cs thường trú, thu nhập chịu thuế là của cơ sở thường trú:

      Trường hợp cơ sở thường trú đăng ký nộp thuế theo phương pháp kê khai => nộp thuế theo luật thuế VN

      Trường hợp cơ sở thường trú ký kết giữa họ với tổ chức, cá nhân VN, tính TN chịu thuế theo luật thuế nhà thầu.

TH2: DN nước ngoài có tư cách pháp nhân tại VN (thành lập tại VN)

Nộp thuế theo Thuế TNDN – chỉ những hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại thu nhập trực tiếp (vd bán quần áo), còn thu nhập khác tính theo Hiệp định

 

C.    THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI QUỐC TẾ

ĐN: Vận tải quốc tế: là hoạt động vận chuyển hàng hóa, khách bằng tàu thuế, máy bay (1 số có thể bao gồm đường bộ) do DN của nước ký kết thực hiện, trừ TH các hoạt động vận chuyển đó chỉ diễn ra giữa 2 địa điểm của VN hoặc của nước ký kết hiệp định

 

 

D.    THU NHẬP TỪ TIỀN LÃI CỔ PHẦN

1.      ĐN: là thu nhập từ cổ tức từ chia lợi nhuận do góp vốn

 

2.        nghĩa vụ thuế:

-          VN có quyền thu thuế đối với tiền lãi cổ phần do 1 cty là đối tượng cư trú của VN  trả cho 1 đtg cư trú của nước ký kết với VN theo 1 thuế suất giới hạn (thường k quá 15%) với điều kiện đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng:

          Đối tượng nhận các lợi ích của cổ phần (cổ tức): cổ đông => không áp dụng đánh thuế trùng với – không phải đối tượng thực hưởng, đối với hiệp định thuế và luật thuế TNDN, cái nào thuế suất ít hơn thì theo.

 

E.    THU NHẬP LÀ LÃI TIỀN CHO VAY

1.      Định nghĩa tiền lãi vay: Khoản cho vay dưới bất kỳ dạng nào, miễn bản chất là tín dụng; Nếu có trường hợp Ngân hàng thương mại lách luật để lãi suất tiền gửi không vượt quá lãi suất trần như tặng thêm quà -> quà đó cũng đc tính là lãi tiền vay

 

2.      Xác định nghĩa vụ thuế

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment