Tổng hợp các kiến thức trọng tâm và công thức thường gặp của môn Kinh tế Vi mô
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VI MÔ
2. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
II. ĐƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ 3 VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN
2. Đường giới hạn khả năng sản xuất
III. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔ HÌNH KINH TẾ ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT BA VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN
1. Mô hình kinh kinh tế kế hoạch hóa tập trung
3. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu
3. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung
1. Trạng thái cân bằng thị trường
2. Sự thay đổi trạng thái cân bằng thị trường
V. SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THỊ TRƯỜNG
1. Sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ: giá trần và giá sàn
2. Sự can thiệp gián tiếp của Chính phủ: thuế và trợ cấp
1.1 Độ co giãn của cầu theo giá
1.2. Độ co giãn của cầu theo thu nhập
1.3. Độ co giãn chéo của cầu theo giá
II. Sự co giãn của cung theo giá
c. Các nhân tố tác động đến độ co giãn của cung theo giá
CHƯƠNG IV: LÝ THUYẾT LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
4. Quy luật hữu dụng cận biên giảm dần
5. Hữu dụng cận biên và đường cầu
II. LỰA CHỌN SẢN PHẨM VÀ TIÊU DÙNG TỐI ƯU
1. Đường đẳng ích và đường ngân sách
III. SỰ HÌNH THÀNH ĐƯỜNG CẦU THỊ TRƯỜNG
1. Đường cầu cá nhân về sản phẩm X
2. Đường cầu thị trường của sản phẩm X
2. Tác động thay thế và Tác động thu nhập
CHƯƠNG V LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ
2. Năng suất trung bình và năng suất cận biên
3. Quy luật năng suất cận biên giảm dần
3. Nguyên tắc sản xuất của doanh nghiệp
1. Chi phí kinh tế và chi phí kế toán
CHƯƠNG VI CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN
I. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN TOÀN
3. Lựa chọn sản lượng trong ngắn hạn
4. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn
II. THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN HOÀN TOÀN
1. Đặc điểm thị trường độc quyền hoàn toàn
2. Đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn
3. Lựa chọn sản lượng trong ngắn hạn của nhà độc quyền
4. Điều tiết độc quyền hoàn toàn
III. THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN
3. Lựa chọn sản lượng trong ngắn hạn
2. Trường hợp các doanh nghiệp độc quyền nhóm hợp tác
3. Trường hợp các doanh nghiệp độc quyền nhóm không hợp tác
CHƯƠNG VII: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
I. Thương mại tự do và lợi ích
II. Các hàng rào bảo hộ thương mại
1. Hàng rào bảo hộ thương mại phi thuế quan
2. Lý do cho hoạt động bảo hộ thương mại
III. Các chính sách can thiệp vào xuất khẩu
CHƯƠNG VIII: THẤT BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG
I. Ưu điểm của kinh tế thị trường
Vấn đề kinh tế mà các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp hay quốc gia luôn phải đối mặt là nhu cầu thường vượt quá khả năng đáp ứng. Khi xét trong mối quan hệ giữa mong muốn, nhu cầu vô hạn của các thành viên thì nguồn lực của xã hội đều có giới hạn, khan hiếm. Các nguồn lực này gồm lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên và tri thức công nghệ.
Do không thể thỏa mãn được tất cả các nhu cầu buộc chúng ta phải lựa chọn cách thức sử dụng tốt nhất các nguồn lực khan hiếm. Do vậy có thể định nghĩa:
Kinh tế học là một môn khoa học xã hội, nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực khan hiếm để sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn cao nhất nhu cầu cho mọi thành viên trong xã hội.
Kiến thức về kinh tế học được phân chia một cách tương đối thành kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Trong đó:
Kinh tế học vi mô: Nghiên cứu, phân tích nền kinh tế ở một cách chi tiết, bộ phận riêng lẻ, nghiên cứu cách ứng xử của người tiêu dùng và người sản xuất nhằm lý giải sự hình thành và vận động giá cả từng sản phẩm trong từng loại thị trường.
VD: giá thịt bò tăng lên làm cho lượng cầu thịt bò giảm xuống.
Kinh tế học vĩ mô: Nghiên cứu, phân tích nền kinh tế một cách tổng thể thông qua các biến số như tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lượng cung tiền trong nền kinh tế … trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp nhằm duy trì sự ổn định và thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế.
VD: Ngân hàng trung ương tăng cung tiền quá nhiều là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát cao.
Như vậy kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô là hai bộ phận cấu thành của môn kinh tế học. Trong thực tiễn quản lý kinh tế phải kết hợp giải quyết tốt các vấn đề vi mô và vĩ mô thì mới có một nền kinh tế phát triển ổn định và hướng đến sự bền vững.
Kinh tế học thực chứng: Mô tả và giải thích các hiện tượng kinh tế một cách khách quan, khoa học. Mục đích của kinh tế học thực chứng là muốn biết lý do vì sao nền kinh tế hoạt động như vậy.
VD: Sản lượng quốc gia sụt giảm sẽ làm tình trạng thất nghiệp có xu hướng tăng lên.
Kinh tế học chuẩn tắc: đưa ra những chỉ dẫn, những quan điểm cá nhân về cách thức nhằm giải quyết, điều chỉnh các vấn đề kinh tế theo chiều hướng tích cực hơn.
VD: Chính phủ nên có chính sách giảm thuế để kích cầu nhằm giảm thất nghiệp khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái.
Trên thực tế khi cân nhắc việc thực hiện một quyết định thì chúng ta luôn phải lựa chọn, đánh đổi giữa việc thực hiện mục tiêu này thay cho mục tiêu khác. Do đó khi thực hiện các quyết định ta phải cân nhắc giữa chi phí và lợi ích mang lại. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp chi phí là khó nhận biết.
Do đó ta định nghĩa:
Chi phí cơ hội là những khoản mất đi khi ta lựa chọn thực hiện một quyết định từ đó phải bỏ qua cơ hội thực hiện quyết định khác.
Như vậy mỗi khi đưa ra một quyết định kinh tế thì ta cần phải cân nhắc chi phí cơ hội khi thực hiện quyết định đó.
Bất cứ quốc gia nào đều chỉ có hữu hạn các nguồn lực khan hiếm dẫn đến nền kinh tế không thể sản xuất nhiều sản phẩm, hàng hóa như nhu cầu, mong muốn của các thành viên. Do đó đã dùng các nguồn lực để sản xuất hàng hóa, dịch vụ này thì cũng đồng nghĩa mất chi phí cơ hội cho việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ khác. Đó chính là bởi vì có sự hạn chế về năng lực, khả năng sản xuất của mỗi quốc gia. Như vậy, ta có thể định nghĩa:
Đường giới hạn khả năng sản xuất là tổng hợp những phối hợp tối đa hóa số lượng các loại hàng hóa, dịch vụ mà nền kinh tế đạt được khi sử dụng toàn bộ các nguồn lực của quốc gia.
Đường giới hạn khả năng sản xuất được ký hiệu là PPF (Production Possibility Frontier)
Các điểm nằm trên đường PPF chính là các điểm sử dụng hiệu quả nhất, tối ưu nhất nguồn lực hiện có của quốc gia, do đó mức sản lượng tại các điểm này là mức sản lượng cao nhất mà quốc gia có thể đạt được với các nguồn lực hiện có. Điểm nằm ngoài đường PPF là những điểm không thể đạt được với các nguồn lực hiện có, tuy nhiên các điểm nằm trong đường PPF là những điểm sử dụng chưa tối ưu các nguồn lực hiện có, tại những điểm này có sự thất thoát, lãng phí nguồn lực quốc gia.
Theo thời gian, các nguồn lực sản xuất của mỗi quốc gia có khuynh hướng gia tăng. Do đó khả năng sản xuất của quốc gia cũng tăng lên và làm cho đường PPF dịch chuyển dần ra phía ngoài.
Thực tế do nhu cầu con người là không có giới hạn trong khi khả năng sản xuất của nền kinh tế có giới hạn. Do đó buộc các quốc gia phải giải quyết hợp lý 3 vấn đề kinh tế sau:
a. Sản xuất cái gì ?: Là đưa ra quyết định sẽ sản xuất những loại hàng hóa, dịch vụ nào và với số lượng bao nhiêu nhằm thỏa mãn hiệu quả nhất các nhu cầu xã hội trong điều kiện giới hạn các nguồn lực hiện có.
b. Sản xuất như thế nào ?: Là đưa ra quyết định sẽ sản xuất các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ này như thế nào. Đây là quyết định liên quan đến việc sử dụng nguyên vật liệu, phương pháp sản xuất, cách thức tổ chức sản xuất sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
c. Sản xuất cho ai ?: Là đưa ra quyết định những hàng hóa, dịch vụ này được sản xuất ra cho ai. Ai sẽ được hưởng lợi ích từ việc sản xuất các hàng hóa, dịch vụ này.
Trong mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì 3 vấn đề kinh tế cơ bản đều do Chính phủ thực hiện. Chính phủ quyết định toàn bộ kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cho doanh nghiệp.
Ưu điểm: tính thống nhất cao, giải quyết được những nhu cầu xã hội một cách tập trung.
Nhược điểm: thụ động trong sản xuất, không kích thích phát triển, phân phối bình quân, kém năng động…
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản thông qua quan hệ cung cầu và cạnh tranh trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường tất cả doanh nghiệp được lợi nhuận dẫn dắt trong việc đề ra các quyết định tối ưu cho 3 vấn đề kinh tế cơ bản.
Ưu điểm: khuyến khích đổi mới, thúc đẩy cạnh tranh, năng động nhạy bén trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Nhược điểm: không bảo đảm được công bằng xã hội, tạo độc quyền, không giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường…
Để tận dụng những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của nền kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì hiện nay nhiều quốc gia lựa chọn mô hình kinh tế hỗn hợp trong đó có cả các yếu tố thị trường và kế hoạch hóa để phát triển nền kinh tế của mình.
Trên thực tế, thị trường có thể được hiểu là một nơi trong đó người mua và người bán gặp nhau nhằm xác định giá cả, sản lượng của hàng hóa dịch vụ. Trên thị trường có mặt hầu hết mọi loại hàng hóa có giá trị lớn như nhà cửa, xe hơi… đến giá trị rất nhỏ như cái kim, sợi chỉ… Điểm đặc thù của thị trường là nó đưa người mua và người bán đến với nhau để tương tác xác định giá cả và sản lượng của các loại hàng hóa dịch vụ.
Thị trường là một cơ chế trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để xác định giá cả và sản lượng của hàng hóa hay dịch vụ.
Trên thị trường tuyệt đại đa số hàng hóa dịch vụ đều có giá cả và giá cả được quy bằng tiền. Thị trường cần phải có hai yếu tố người mua và người bán, họ gặp nhau cùng thỏa thuận để thống nhất giá cả. Giá cả hàng hóa dịch vụ mặt khác lại tác động đến sản lượng mà người mua muốn mua và người bán muốn bán. Nếu giá quá cao thì người mua sẽ mua ít , còn nếu giá thấp thì người bán lại chỉ muốn cung cấp hạn chế sản lượng hàng hóa dịch vụ mà người mua cần.
Dựa vào tính cạnh tranh có thể chia thị trường ra làm 4 loại:
- Thị trường cạnh tranh hoàn toàn
- Thị trường cạnh tranh độc quyền
- Thị trường độc quyền nhóm
- Thị trường độc quyền hoàn toàn
Cung, cầu được xem xét trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn
Lượng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ bị phụ thuộc vào các yếu tố như mức giá cả của bản thân hàng hóa, thu nhập của người mua, thị hiếu của xã hội… Tuy nhiên khi đưa ra khái niệm về cầu của sản phẩm, ta chỉ xét mối quan hệ giữa giá cả và số lượng sản phẩm được mua, trong điều kiện các nhân tố khác được giả định là không thay đổi. Ta có thể định nghĩa:
Cầu thị trường mô tả số lượng một hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẽ mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Cầu được ký hiệu là D. Cầu có thể được biểu thị bằng biểu cầu, đường cầu hay hàm số cầu.
Hàm cầu là hàm số nghịch biến, hàm cầu tuyến tính có dạng Q = aP + b (a<0)
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, người mua thông thường sẽ mua số lượng hàng hóa nhiều hơn khi mức giá giảm xuống và ngược lại. Lượng cầu của hầu ết hàng hóa và dịch vụ có mối liên hệ ngược chiều với giá cả. Mối liên hệ này chính là luật cầu.
P tăng => Q giảm
P giảm => Q tăng
Khi giá cả hàng hóa, dịch vụ thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của lượng cầu, nhưng không làm đường cầu thay đổi. Do đó, khi giá cả hàng hóa thay đổi sẽ gây ra sự di chuyển dọc đường cầu.
Các yếu tố có thể tạo nên sự thay đổi cầu hay sự dịch chuyển của đường cầu bao gồm:
a. Thu nhập của người tiêu dùng
Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua của người tiêu dùng. Khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho việc mua hàng hóa, dịch vụ. Những hàng hóa có cầu tăng lên khi thu nhập tăng lên được gọi là hàng hóa thông thường. Còn các hàng hóa mà cầu giảm khi thu nhập tăng lên thì được gọi là hàng hóa cấp thấp.
b. Thị hiếu
Thị hiếu có ảnh hưởng lớn tới cầu của người tiêu dùng, thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ. Không thể quan sát thị hiếu được. Các nhà kinh tế thường giả định rằng thị hiếu không thay đổi hoặc thay đổi rất chậm và thị hiếu độc lập với các yếu tố khác của cầu.
c. Giá cả của các loại hàng hóa liên quan
Cầu của hàng hóa còn phụ thuộc vào giá của hàng hóa liên quan. Các hàng hóa liên quan được chia làm hai loại :
- Hàng hóa thay thế: là hàng hóa có thể sử dụng thay thế cho hàng hóa khác. Đặc điểm là khi giá của hàng hóa thay thế tăng thì cầu của bản thân hàng hóa cũng tăng theo. Ví dụ: thịt heo và thịt bò
- Hàng hóa bổ sung: là loại hàng hóa được sử dụng đồng thời với các hàng hóa khác. Giá của hàng hóa bổ sung tăng sẽ làm cầu của bản thân hàng hóa giảm đi. Ví dụ: xe máy và xăng.
d. Số lượng người mua
Đối với hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ tại nơi càng đông dân cư thì cầu của nó càng lớn và ngược lại.
e. Sự dự đoán của người tiêu dùng về các sự kiện tương lai
Cầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng (sự mong đợi) của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng hy vọng rằng giá cả hàng hóa nào đó sẽ giảm xuống trong tương lai thì cầu hiện tại đối với hàng hóa của họ sẽ giảm xuống và ngược lại.
Lượng sản phẩm thị trường cung ứng phụ thuộc nhiều nhân tố như giá của chính sản phẩm đó, chi phí sản xuất, trình độ khoa học kỹ thuật… Khi đưa ra khái niệm về cung sản phẩm người ta xét mối quan hệ giữa giá cả và lượng sản phẩm được cung ứng, trong điều kiện các nhân tố khác được giả định là không thay đổi.
Cung thị trường mô tả số lượng một hàng hóa hay dịch vụ người sản xuất sẽ cung ứng ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Cung được ký hiệu là S. Cung có thể được biểu thị bằng biểu cung, đường cung hay hàm số cung.
Hàm cung là hàm đồng biến, hàm cung tuyến tính có dạng: Q = cP + d (c>0)
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, người sản xuất sẽ cung ứng số lượng hàng hóa nhiều hơn ở các mức giá cao và ngược lại. Cung của các hàng hóa và dịch vụ có mối liên hệ cùng chiều với giá cả, mối liên hệ này hình thành nên quy luật cung. Quy luật cung được tóm tắt như sau:
P tăng => Q tăng
P giảm => Q giảm
Ngoài vấn đề giá thì cung của hàng hóa và dịch vụ còn phụ thuộc vào những yếu tố cơ bản sau :
a. Chi phí sản xuất
Giá của các yếu tố sản xuất giảm sẽ dẫn đến giá thành sản xuất giảm và cơ hội kiếm lợi nhuận sẽ tăng do đó các nhà sản xuất có xu hướng sản xuất nhiều lên.
b. Sự thay đổi kỹ thuật sản xuất
Công nghệ là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng xuất, giảm chí phí lao động trong quá trình chế tạo sản phẩm. Sự cải tiến công nghệ làm cho đường cung dịch chuyển về phía phải nghĩa là làm tăng khả năng cung lên.
c. Sự thay đổi trong chính sách thuế
Chính sách thuế của chính phủ có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định sản xuất của các hãng sản xuất của các hãng do đó ảnh hưởng tới việc cung sản phẩm. Mức thuế cao làm cho lợi nhuận của người sản xuất giảm đi và không sẵn sàng cung hàng hóa nữa và ngược lại.
d. Số lượng doanh nghiệp trong ngành thay đổi
Số lượng người sản xuất hàng hóa càng nhiều thì cung bản thân hàng hóa càng lớn.
Trạng thái cân bằng trên thị trường được thiết lập khi có sự cân bằng cung cầu. Giá cân bằng là mức giá mà tại đó lượng sản phẩm mà người mua muốn mua đúng bằng lượng sản phẩm mà người bán muốn bán.
Mức giá cân bằng sẽ xác định lượng cân bằng tại chính điểm mà đường cầu giao đường cung. Giao điểm này được gọi là điểm cân bằng thị trường (E) Khi giá thị trường cao hơn giá cân bằng thì xuất hiện hiện tượng thị trường thặng dư (dư thừa) hàng hóa. Ngược lại khi giá thị trường thấp hơn giá cân bằng thì xuất hiện tình trạng khan hiếm (thiếu hụt) hàng hóa.
Mức giá cân bằng và mức sản lượng cân bằng trên thị trường thay đổi khi đường cung và đường cầu thay đổi.
Trong thực tế, hầu hết các thị trường không hoạt động hoàn toàn tự do mà Chính phủ thường can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào thị trường bằng một số biện pháp kinh tế.
- Giá trần (Pmax) : đây là mức giá tối đa mà người bán được phép bán. Việc định giá trần là một biện pháp bảo vệ người tiêu dùng (người mua), nhưng thông thường mức giá này lại thấp hơn giá thị trường gây ra hiện tượng thiếu hụt.
- Giá sàn (Pmin) : đây là mức giá thấp nhất mà người mua được phép mua. Việc định giá sàn là một biện pháp bảo vệ người bán. Nhưng mức giá này lại cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường nên gây ra tình trạng dư thừa.
- Đánh thuế: là một hình thức phân phối lại thu nhập hoặc hạn chế việc sản xuất hay tiêu dùng một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó.
- Trợ cấp: Trợ cấp có thể được xem là khoản thuế âm. Chính phủ xem việc trợ cấp một số tiền nào đó trên một đơn vị hàng hóa như là một hình thức hỗ trợ cho sản xuất hay tiêu dùng.
Độ co giãn của cầu đo lường sự phản ứng của người tiêu dùng, biểu hiện qua sự thay đổi lượng hàng hóa được mua khi các yếu tố như giá cả hàng hóa, thu nhập, giá hàng liên quan thay đổi.
Kinh tế vi mô xem xét ba loại độ co giãn:
- Độ co giãn của cầu theo giá
- Độ co giãn của cầu theo thu nhập
- Độ co giãn chéo của cầu theo giá.
Đo lường mức độ phản ứng của người tiêu dùng, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu khi giá hàng hóa thay đổi. Là tỷ lệ phần trăm thay đổi trong lượng cầu khi giá sản phẩm thay đổi một phần trăm (với điều kiện các yếu tố khác không đổi).
Độ co giãn của cầu theo giá được ký hiệu là: Ed
Đo lường sự phản ứng của người tiêu dùng biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu khi thu nhập thay đổi. Là phần trăm thay đổi của lượng cầu khi thu nhập thay đổi một phần trăm (các điều kiện khác không đổi).
Độ co giãn của cầu theo giá được ký hiệu là: E1
Charge your account to get a detailed instruction for the assignment