Hội nhập kinh tế quốc tế

Ôn tập tổng hợp

Tài liệu tổng hợp kiến thức của môn Hội nhập kinh tế quốc tế từ slide bài giảng và giáo trình

Table of Contents
expand_more expand_less

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

I. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế

II. Các loại hình hội nhập quốc tế

III.     Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế

IV.      Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

V.     Các giai đoạn phát triển của hội nhập kinh tế quốc tế

CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

I. Quá trình phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế

II. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế với các mặt của đời sống

III. Những thách thức của Việt Nam gặp phải khi tham gia hội nhập kinh tế

1. Sức ép cạnh tranh trên thị trường quốc tế

2. Sự phân phối lợi ích không đồng đều giữa các khu vực, các ngành, các vùng miền của đất nước khi Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

3. Đội ngũ cán bộ quản lý còn non kém khi tham gia Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

4. Sự ràng buộc về các quy tắc kinh tế, thương mại, tài chính – tiền tệ, đầu tư khi hội nhập quốc tế

5. Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa, bình ổn chính trị và chủ quyền quốc gia

IV. Thành tựu và hạn chế trong thực tiễn hội nhập quốc tế của Việt Nam

1. Thành tựu

2. Hạn chế

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

I. Các định hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

II. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

CHƯƠNG 4: LIÊN MINH CHÂU ÂU

I. Khái quát sự hình thành và phát triển của EU

1. Khái quát chung về Liên minh châu Âu EU

2.      Nội dung hợp tác trong liên minh

3.  Tiêu chuẩn để gia nhập khối

II.    Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc  hợp tác

III.    Đồng tiền chung Châu Âu

CHƯƠNG 5: HỘI NHẬP KINH TẾ CỦA HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

I. Tổng quan về hội nhập kinh tế khu vực Đông Nam Á

II. Khu vực thương mại tự do ASEAN

1. Giới thiệu chung về AFTA

2. Sự ra đời của AFTA

3. Quá trình hình thành

CHƯƠNG 6: CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THAM GIA

I. Khái niệm và phân loại

1. Khái niệm

2. Phân loại

II. Hội nhập trong khuân khổ ASEAN của Việt Nam

1. Hiệp định thương mại tự do ASEAN – trung quốc ( ACFTA)

2. Hiệp định thương mại tự do Asean – hàn quốc ( AKFTA)

3. Hiệp định thương mại song phương VN- hoa kỳ (BTA)

4. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực ( RCEP)

5. Hiệp định đối tác toàn diện xuyên thái bình dương (CPTPP)

6. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -EU

CHƯƠNG 7: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

I. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam

1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế

2. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế

II. Phương hướng nâng cao hiệu quả HNKTQT trong phát triển của VN

1. Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại

2. Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp

3. Tích cực, chủ động tham gia và các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực

4. Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp

5. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế

6. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam

DETAILED INSTRUCTION

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

      I.          Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế

-        Hội nhập là một quá trình tất yếu, một xu thế bao trùm mà trọng tâm là mở cửa kinh tế, tạo điều kiện kết hợp tốt nhất nguồn lực trong nước và quốc tế, mở rộng không gian để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp nhất có thể trong quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập vừa là đòi hỏi khách quan vừa là nhu cầu nội tại của sự phát triển kinh tế mỗi nước.

-        Hội nhập quốc tế là giai đoạn phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá trình áp dụng và tham gia xây dựng các quy tắc và luật lệ chung của cộng đồng quốc tế, phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam.

-        Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những xu thế lớn và tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề chủ yếu:

      Đàm phán cắt giảm thuế quan;

      Giảm, loại bỏ hàng rào phi thuế quan; Giảm bớt các hạn chế đối với dịch vụ;

      Giảm bớt các trở ngại đối với đầu tư quốc tế; Điều chỉnh các chính sách thương mại khác;

      Triển khai các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế…có tính chất toàn cầu.

 

 

   II.          Các loại hình hội nhập quốc tế

a.      Hợp tác kinh tế song phương

-        Hợp tác kinh tế song phương có thể tồn tại dưới dạng một thoả thuận, một hiệp định kinh tế, thương mại, đầu tư hay hiệp định tránh đánh thuế hai lần, các thoả thuận thương mại tự do (FTAs) song phương…Loại hình hội nhập này thường hình thành rất sớm từ khi mỗi quốc gia có chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế.

-        Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) được coi là cột mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Đại hội được ví là “Đại hội của sự đổi mới”. Đại hội nhấn mạnh đến việc mở rộng giao lưu quốc tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển kinh tế đất nước.

-        Tính đến hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189 nước có 30 đối tác chiến lược, 13 đối tác toàn diện, ký kết 15 FTA ở cấp độ song phương và khu vực (trong đó đang thực thi 14 FTA, 1 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực), và đang đàm phán 2 FTA. Trong số đó, nổi bật nhất là 3 FTA thế hệ mới gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA); và 1 FTA có quy mô lớn nhất thế giới trong khuôn khổ ASEAN là Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

 

b.     Hội nhập kinh tế khu vực

Xu hướng khu vực hóa xuất hiện từ khoảng những năm 50 của thế kỉ XX và phát triển cho đến ngày nay. Hội nhập kinh tế khu vực phân thành các cấp độ từ thấp đến cao: Khu vực Mậu dịch tự do (FTA), Liên minh Hải quan (CU), Thị trường chung (CM), Liên minh Kinh tế và tiền tệ (EMU).

 

III.     Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế

a.      Nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế

Một là, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

Hai là, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực;

Ba là, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hoà bình;

Bốn là, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

Trong đó, nguyên tắc cơ bản và bao trùm là bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng Xã hội chủ nghĩa, bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

 

b.     Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế

-        Đó là sự liên hệ, phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới.

-        Là quá trình xóa bỏ từng bước và từng phần các rào cản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hóa kinh tế.

-        Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh nhưng đồng thời cũng tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh hơn, gay gắt hơn.

-        Vừa tạo điều kiện thuận lợi vừa yêu cầu và gây sức ép đối với các quốc gia trong công cuộc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế.

-        Tạo điều kiện cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở trình độ phát triển ngày càng cao và hiện đại của lực lượng sản xuất.

-        Tạo điều kiện cho sự di chuyển hàng hóa, công nghệ, sức lao động, kinh nghiệm quản lý giữa các quốc gia

c.      Đặc trưng của hội nhập kinh tế quốc tế

-        Là một hình thức phát triển tất yếu và cao nhất của phân công lao động quốc tế;

-        Là sự tham gia tự nguyện của mỗi quốc gia thành viên trên cơ sở những điều khoản đã thỏa thuận trong hiệp định;

-        Là sự phối hợp mang tính chất quốc gia giữa các nhà nước độc lập có chủ quyền;

-        Là giải pháp trung hòa cho hai xu hướng tự do hóa thương mại và bảo hộ thương mại;

-        Là bước quá độ để thúc đẩy nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa góp phần giảm bớt những cuộc xung đột cục bộ, giữ gìn hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Nguyên nhân

      Do sự phát triển vượt bậc và áp dụng rộng rãi của khoa học công nghệ: Tin học, viễn thông, sinh học.

      Do các quốc gia có sự khác nhau về nguồn lực và lợi thế trong phát triển kinh tế.

      Do sự phát triển mạnh mẽ của phân công lao động quốc tế, dẫn đến quá trình chuyên môn hóa và hợp tác hóa trên phạm vi quốc tế.

      Xuất phát từ yêu cầu mở rộng thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

      Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu đối với tất cả các nước trong điều kiện hiện nay.

d.     Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế

Mở cửa thị trường cho nhau, thực hiện thuận lợi hóa, tự dó hóa thương mại và đầu tư.

          Về thương mại hàng hóa: Các nước cam kết bãi bỏ hàng rào phi thuế quan như Quota, giấy phép xuất khẩu…, biểu thuế nhập khẩu được giữ hiện hành và giảm dần theo lịch trình thỏa thuận.

          Về thương mại dịch vụ, các nước mở cửa thị trường cho nhau với cả bốn phương thức: cung cấp qua biên giới, sử dụng dịch vụ ngoài lãnh thổ, thông qua liên doanh, hiện diện.

          Về thị trường đầu tư: không áp dụng đối với đầu tư nước ngoài yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa, cân bằng xuất nhập khẩu và hạn chế tiếp cận nguồn ngoại tê, khuyên khích tự do hóa đầu tư…

 

IV.      Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Mục tiêu:

Thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị – xã hội, nhằm tăng cường khả năng tự chủ của nền kinh tế, mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý, bảo đả m phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Quan điểm chỉ đạo:

          Kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế vì lợi ích quốc gia – dân tộc là định hướng chiến lược lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vận dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn, nhất là mối quan hệ giữa tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

          Hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; doanh nhân, doanh nghiệp, đội ngũ trí thức là lực lượng đi đầu. Nhà nước cần tập trung khuyến khích, tạo điều kiện cho sự phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam, nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế.

          Bảo đảm đồng bộ giữa đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Đẩy mạnh việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách; chủ động xử lý các vấn đề nảy sinh; giám sát chặt chẽ và quản lý hiệu quả quá trình thực hiện cam kết trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nhất là trong những lĩnh vực, vấn đề liên quan đến ổn định chính trị – xã hội.

          Bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị – xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội; tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tiến trình hội nhập quốc tế. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị – xã hội, đặc biệt là công đoàn, phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.

 

V.     Các giai đoạn phát triển của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế khu vực

a)         Khu mậu dịch tự do (FTA - theo quan niệm truyền thống)

KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO là liên kết kinh tế giữa hai hoặc nhiều nước nhằm mục đích tự do hóa buôn bán một số mặt hàng nào đó, từ đó thành lập thị trường thống nhất giữa các nước, nhưng mỗi nước thành viên vẫn thi hành chính sách thuế quan độc lập với các nước ngoài khu vực mậu dịch tự do.

Theo đó, các thành viên đồng ý để loại trừ thuế quan, hạn ngạch và ưu đãi khác trong thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các lĩnh vực khác liên quan giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ trong nhóm. Các thành viên tham gia khu vực mậu dịch tự do cam kết giảm thiểu thuế quan cho nhau, thậm chí có lĩnh vực loại bỏ hạn ngạch thuế quan (thuế bằng không). Hàng rào phi thuế quan (cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, hạn ngạch – côta…) cũng được giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn. Hàng hoá và dịch vụ được di chuyển tự do giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ của các thành viên. Xu thế thành lập khu vực mậu dịch tự do đang là phổ biến hiện nay.

Với cách hiểu trên, yếu tố tự do di chuyển trong các FTA theo quan niệm truyền thống chỉ là hàng hóa, mỗi nước thành viên trong quan hệ đối ngoại với các nước ngoài FTA vẫn thi hành chính sách thuế quan độc lập. Với lý do này, các học giả cho rằng đây là cấp độ thấp nhất của hội nhập kinh tế khu vực.

           Giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế số lượng đối với một phần các loại sản phẩm và dịch vụ khi buôn bán với nhau.

           Tiến tới tạo lập một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.

           Mỗi thành viên vẫn có chính sách thương mại riêng với các quốc gia không phải là thành viên.

Hầu hết các nước trong khu vực có nền thương mại tương đối phát triển đã chủ động hoặc bị lôi kéo tham gia vào liên kết khu vực. Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản trước đây không mặn mà mấy với liên kết khu vực.

Ví dụ: Ví dụ: ASEAN, NAFTA, EFTA .

Trong Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) (1993 – 2015) (từ 31/12/2015 chuyển thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN), thuế quan giữa các nước thành viên chỉ là 0 - 5%. Tuy nhiên, mỗi thành viên của Khu vực Mậu dịch tự dọ ASEAN (AFTA) lại có chính sách thuế quan riêng đối với các nước ngoài khu vực, như: Mức thuế suất nhập khẩu trung bình của Việt Nam (mức thuế MFN) với các thành viên WTO là 13,4%, trong khi Singapore có mức thuế 0% cho hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ.

b)         Liên minh hải quan (Customs Union - CU) LIÊN MINH HẢI QUAN

  Là một khu vực mậu dịch tự do.

    Các quốc gia thành viên áp dụng chính sách thuế quan chung với các quốc gia không phải là thành viên.

Là liên kết kinh tế trong đó các nước thành viên thỏa thuận loại bỏ thuế quan trong quan hệ thương mại nội bộ, đồng thời thiết lập một biểu thuế quan chung của các nước thành viên đối với phần còn lại của thế giới.

Như vậy, có thể nhận thấy, CU là hình thức liên kết có tính thống nhất, tổ chức cao hơn so với FTA. Cả hai loại hình hội nhập kinh tế khu vực này đều là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều quốc gia, theo đó các quốc gia thỏa thuận với nhau về loại bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế quan khác đối với toàn bộ hoặc một phần hoạt động mậu dịch của họ. Nhưng, trong chính sách thuế quan với các nước ngoài khối thì FTA và CU có sự khác biệt. Nếu như trong FTA: Các nước thực hiện chính sách thuế quan độc lập trong quan hệ với các nước ngoài FTA; Thì đối với CU: Các nước thành viên có biểu thuế quan chung với các nước ngoài CU.

Sự ưu đãi nội bộ đã tạo ra sự phân biệt đối xử đối với các nước ngoài FTA và CU. Tuy nhiên, sự phân biệt đối xử này được chấp nhận như một ngoại lệ của nguyên tắc không phân biệt đối xử - Điều XXIV GATT. Theo Điều XXIV GATT, khi các nước thành viên trong khu vực thành lập FTA hoặc CU, các liên kết kinh tế này sẽ có quy chế đặc biệt, theo đó các thành viên của liên kết kinh tế khu vực sẽ áp dụng cho nhau chế độ thương mại nội bộ ở mức ưu đãi hơn so với các nước ngoài liên kết kinh tế. Ngoại lệ này cũng dành cho cả trường hợp quan hệ thương mại biên giới.

Ví dụ Ví dụ: EEC-European Economic Community trước năm 1992.

Liên minh hải quan Nam Phi (Southern African Customs Union - SACU); Cộng đồng Kinh tế châu Âu (European Economic Community - EEC) thành lập năm 1957 - Từ năm 1968 đến trước những năm 80 của thế kỉ XX, EEC là một liên minh hải quan với chính sách thuế quan đối ngoại chung.

b) Thị trường chung (Common Market - CM)

  Là một liên minh thuế quan;

  Cho phép di chuyển tự do các yếu tố sản xuất (lao động và vốn) trong nội bộ khối.

Thị trường chung là liên kết kinh tế được đánh giá có mức độ hội nhập cao hơn so với CU. Theo đó, ở mức độ liên kết này, các nước thành viên ngoài việc cho phép tự do di chuyển hàng hóa, còn thoả thuận cho phép tự do di chuyển tư bản và sức lao động giữa các nước thành viên với nhau.

Ví dụ: Ví dụ: EEC được coi là một thị trường chung từ 1992

 EU từ năm 1993, đã thiết lập Thị trường chung châu Âu (ECM); Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) được thành lập năm 1991 gồm: Argentina, Brazil, Uruguay, Paraguay, Venezuela, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador và Peru; Thị trường chung Caribe (CARICOM) được thành lập năm 1973 gồm 15 thành viên chính thức là các quốc gia có chủ quyền ở Caribe và các khu vực phụ thuộc.

c)  Liên minh kinh tế và tiền tệ (Economic and Monetary Union - EMU)

- Liên minh kinh tế

    Là một thị trường chung (hàng hóa, dịch vụ, lao động và vốn được di chuyển tự do, các nước có biểu thuế quan chung đối với các nước không phải là thành viên);

    Thống nhất các chính sách kinh tế, tài chính và tiền tệ, phối hợp điều chỉnh cán cân thanh toán.

Liên minh kinh tế tiếp tục được đánh giá là cấp độ liên kết cao hơn thị trường chung, thể hiện ở việc: Ngoài yếu tố tự do di chuyển là hàng hóa, tư bản, sức lao động còn mở rộng thêm yếu tố tự do dịch chuyển cho dịch vụ giữa các nước thành viên. Bên cạnh đó, các nước thành viên cùng nhau thiết lập một bộ máy tổ chức điều hành sự phối hợp kinh tế giữa các nước (thay thế một phần chức năng quản lý kinh tế của chính phủ từng nước) nhằm tạo ra một không gian kinh tế thống nhất, cơ cấu kinh tế tối ưu, xóa bỏ dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên.

Liên minh kinh tế được xây dựng trên cơ sở các quốc gia thành viên thống nhất thực hiện các chính sách thương mại, tiền tệ, tài chính và một số chính sách kinh tế - xã hội chung giữa các thành viên với nhau và với các nước ngoài khối.

Ví dụ: Liên minh kinh tế Benelex giữa Bỉ - Hà Lan - Luxembourg được thành lập năm 1944; Liên minh kinh tế Á - Âu(EAEU) chính thức hoạt động vào năm 2015 giữa các nước Armenia, Belarus, Kazakhstan, Nga, và Kyrgyzstan.

- Liên minh tiền tệ

Liên minh tiền tệ là liên kết kinh tế trong đó các nước thành viên phải phối hợp chính sách tiền tệ với nhau, cùng thực hiện một chính sách tiền tệ thống nhất và cuối cùng là sử dụng chung một đồng tiền.

  Xây dựng chính sách kinh tế chung trong đó có chính sách ngoại thương chung;

    Hình thành đồng tiền chung thống nhất thay cho các đồng tiền dân tộc của các quốc gia thành viên;

  Thống nhất chính sách lưu thông tiền tệ;

    Xây dựng hệ thống ngân hàng chung thay cho các ngân hàng trung ương của các nước thành viên;

     Xây dựng chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng đối với các nước ngoài liên minh và các tổ chức tài chính quốc tế

Liên minh tiền tệ là hình thức rất khó thực hiện trong các liên kết kinh tế, nó có những đặc trưng riêng có sau: Hình thành đồng tiền chung thống nhất thay thế cho các đồng tiền riêng của các nước thành viên; Thống nhất chính sách lưu thông tiền tệ; xây dựng hệ thống ngân hàng chung thay cho các ngân hàng Trung ương của các nước thành viên; Xây dựng chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng chung đối với các nước đồng minh và các tổ chức tiền tệ quốc tế.

Ví dụ: Liên minh tiền tệ châu Âu (European Monetary Union - EMU) tại thời điểm ra đời ngày 01/01/1999 gồm 11 nước thành viên, sử dụng chung đồng tiền EURO. Các nước thành viên được sử dụng chung song song hai loại tiền EURO và tiền quốc gia trong thời gian quá độ 3 năm. Kể từ ngày 01/01/2002, đồng EURO chính thức được lưu hành trong 12 nước thành viên gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Hà Lan, Phần Lan, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Luxembourg, Ireland, Italia. Các nước quyết định đứng ngoài EMU là Anh, Đan Mạch và Thụy Điển. Tính đến tháng 01/2019, Liên minh tiền tệ châu Âu có 19 nước thành viên trong tổng số 28 nước EU. Tiêu chuẩn để các nước EU có thể tham gia và Liên minh tiền tệ châu Âu không hề dễ dàng, theo đó: Lạm phát không cao hơn 1,5% so với mức trung bình của ba thành viên có mức lạm phát thấp nhất trong EMU; Thâm hụt ngân sách không quá 3% GDP; Nợ công không quá 60% GDP; Lãi suất dài hạn không cao hơn 2% mức trung bình của ba thành viên có mức lãi suất thấp nhất; Tham gia vào Cơ chế tỉ giá hối đoái (ERM II) ít nhất hai năm mà không có biến động mạnh trượt khỏi tỉ giá trung tâm.

Các tác động tích cực

Khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của các nước thành viên;

     Tạo nên sự ổn định trong quan hệ giữa các nước thành viên nhằm đạt được mục tiêu của quá trình liên kết;

     Hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô và nguồn lực phát triển, tạo việc làm và tăng phúc lợi cho nhân dân;

     Tạo động lực cạnh tranh, kích thích việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới ở các nước thành viên;

     Điều chỉnh chính sách phát triển của các nước thành viên tương thích và phù hợp với chính sách phát triển của liên kết;

     Tiết kiệm được các loại chi phí quản lý, chi phí hải quan cửa khẩu và các loại giao dịch khác

Các tác động tiêu cực

     Tạo ra sự cạnh tranh giữa các nước thành viên khi hình thành một thị trường thống nhất; • Làm phá sản các doanh nghiệp kém cạnh tranh;

     Gây thất nghiệp;

      Gây ra tình trạng chia cắt thị trường thế giới và làm chậm tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Điều kiện ra đời cuả một tổ chức kinh tế khu vực

Quy định sự ra đời của một tổ chức kinh tế khu vực,có thể bao gồm một só các điều kiện sau đây:

-Thứ nhất, việc áp dụng cơ chế thị trường đã phát triển và trở thành phổ biến ở các quốc gia trong khu vực.

-Thứ hai, có một sức ép bên ngoài khu vực đòi hỏi các quốc gia trong khu vực phải có sự phối hợp và thống nhất hành động để đối phó với các thế lực bên ngoài.

-Thứ ba, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia, đặc biệt là mức độ phát triển các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực đã đạt tới mức đòi hỏi phải có sự phối hợp chính sách, điều chỉnh các quan hệ kinh tế đó.

-Thứ tư, phải có một số nước có trình độ phát triển cao, có tiềm lực kinh tế, thị trường lớn...ở trong hoặc ngoài khu vực làm chỗ dựa.

Tác động của các khối kinh tế khu vực trong nền kinh tế thế giới

Nói chung, sự hình thành các khối kinh tế khu vực đã có tác động to lớn đối với đời sống kinh tế thế giới. Những tác động chủ yếu có thể kể tới là:

- Thứ nhất, thúc đẩy tự do hoá thương mại, đầu tư và dịch vụ...trong phạm vi khu vực cũng như là giữa các khu vực với nhau. Mức độ tự do hoá là khác nhau nhưng không một khối kinh tế nào lại không đề cập chủ trương tự do hoá này.

-Thứ hai, thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường các quốc gia, tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn.

-Thứ ba, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá đời sống kinh tế thế giới. Liên minh Châu Âu ra đời với chiến lược kinh tế, an ninh chung đã làm sửng sốt các cường quốc như Mỹ, Nhật bản; họ lo ngại Liên minh Châu Âu ra đời sẽ lấn át vai trò lãnh đạo của Mỹ, gạt Nhật Bản ra khỏi thị trường Châu Âu...Do vậy Mỹ đã vội lập ra khối kinh tế Bắc Mỹ; Nhật Bản đã hối thúc Diễn đàn kinh tế Châu á-Thái Bình Dương hoạt động. Những diễn biến trên đây đã tạo ra một tình hình mới là: các quốc gia hội nhập quốc tế không chỉ bằng sức mạnh của mình mà bằng cả sức mạnh của cả một khối kinh tế. Các khối kinh tế có thể định ra những nguyên tắc, chính sách, luật lệ... để xử lý các bất đồng giữa các nước thành viên một cách tốt hơn trước. Một thị trường rộng lớn, một chính sách tài chính, tiền tệ, công nghệ, thị trường...thống nhất sẽ giúp cho các quốc gia thành viên tiết kiệm được một khoản chi phí, tạo ra một môi trường kinh doanh hiệu quả hơn cho các công ty; các khối kinh tế sẽ trở thành những đối tác kinh tế hùng mạnh có sức cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế; đồng thời những vấn đề toàn cầu không chỉ do hàng chục quốc gia giải quyết một cách khó khăn mà chủ yếu sẽ được các khối kinh tế trên thu xếp, hợp tác giải quyết một cách thuận lợi hơn.

- Thứ tư, sự hình thành và phát triển của các khối kinh tế khu vực cũng gây ra một số vấn đề: khả năng bảo hộ mậu dịch của các khối kinh tế khu vực sẽ lớn và mạnh hơn; sức mạnh cạnh tranh của nó cũng lớn hơn, đe doạ các quốc gia yếu kém khác đồng thời tạo ra một tình thế mới đó là các khối kinh tế có thể sẽ chi phối thế giới chứ không phải chỉ là một hay vài quốc gia.

Những tác động trên đây cho ta thấy sự xuất hiện và phát triển của các khối kinh tế khu vực là một tất yếu khách quan và có tác động tích cực, là một nấc thang mới của quá trình quốc tế hoá. Tuy nhhiên, xu hướng khu vực hoá cũng đặt ra không ít ván đề mà các quốc gia cần phải cân nhắc giải quyết, như các vấn đề về độc lập tự chủ,an ninh chính trị, văn hoá, quyền lực của các quốc gia thành viên có phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế, quy mô của quốc gia không, các nước nhỏ và lạc hậu hơn có bị chèn ép và bóc lột không, họ được lợi gì và phải trả giá cái gì...Những vấn đề này luôn được đặt ra, được cân nhắc đối với mỗi quốc gia khi quyết định tham gia vào một khối kinh tế khu vực.

 

 

CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

 

      I.          Quá trình phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế

Đại hội VI (1986) của Đảng đã mở đầu cho thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước. Cũng chính từ Đại hội VI, bước đầu nhận thức về hội nhập quốc tế của Đảng ta được hình thành. Đảng cho rằng, “muốn kết hợp sức mạnh với dân tộc với sức mạnh của thời đại, nước ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế” và “một đặc điểm nổi bật của thời đại là cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa các lực lượng sản xuất”.

Tiếp đến Đại hội VII, tư duy về hội nhập quốc tế tiếp tục được Đảng ta khẳng định, đó là, “cần nhạy bén nhận thức và dự báo được những diễn biến phức tạp và thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xu hướng quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới để có những chủ trương đối ngoại phù hợp”.

Tại Đại hội VIII (1996), lần đầu tiên thuật ngữ “Hội nhập” chính thức được đề cập trong Văn kiện của Đảng, đó là: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới”.

Tiếp theo đến Đại hội IX, tư duy về hội nhập được Đảng chỉ rõ và nhấn mạnh hơn “Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”. Để cụ thể hóa tinh thần này, ngày 27/11/2001 Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế”.

Đến Đại hội X, tinh thần hội nhập từ “Chủ động” được Đảng ta phát triển và nâng lên một bước cao hơn, đó là “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác”.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tư duy nhận thức của Đảng về hội nhập đã có một bước phát triển toàn diện hơn, đó là từ “Hội nhập kinh tế quốc tế” trong các kỳ Đại hội trước chuyển thành “Hội nhập quốc tế”. Đảng ta đã khẳng định, “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Khẳng định và làm sâu sắc hơn tinh thần này, ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-TW “Về hội nhập quốc tế”.

Như vậy, bằng việc ban hành Nghị quyết số 22 “Về hội nhập quốc tế” cho thấy nhận thức của Đảng và hội nhập quốc tế đã có một quá trình phát triển ngày một sâu sắc, toàn diện hơn. Toàn bộ nội dung của Nghị quyết đã xác định rõ hội nhập quốc tế sẽ được triển khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt, hội nhập kinh tế phải gắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế.

 

 

   II.          Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế với các mặt của đời sống

 

Tích cực

Tiêu cực

•Thúc đẩy xuất khẩu;

•Thu hút đầu tư nước ngoài;

•Tăng trưởng kinh tế, việc làm;

•Phát triển giáo dục, văn hóa, xã hội;

•Thay đổi hệ thống pháp lý một cách rõ ràng, minh bạch hơn;

Tái cấu trúc nền kinh tế;

•Hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực, thế giới;

•Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, thúc đẩy quan hệ với các đối tác chủ chốt;

•Tăng thu nhập bình quân đầu người.

 

 

•Nhập khẩu tăng mạnh;

•Chịu sức ép cạnh tranh lớn từ doanh nghiệp nước ngoài, dẫn đến nhiều ngành trong nước bị ảnh hưởng do tác động của việc mở cửa thị trường (sắt thép, dầu thực vật, các mặt hàng nông sản, các ngành dịch vụ…

•Không gian điều chỉnh chính sách bị thu hẹp;

•Thu ngân sách từ thuế nhập khẩu bị giảm;

•Nông dân bị tổn thương từ những cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực nông nghiệp;

•Tăng khoảng cách giàu nghèo;

•Ô nhiễm môi trường.

 

 

 

 III.          Những thách thức của Việt Nam gặp phải khi tham gia hội nhập kinh tế

1.     Sức ép cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Thách thức lớn nhất và dễ nhận thấy nhất xuất phát từ một nước đang phát triển có trình độ kinh tế thấp, quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém và bất cập, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé, sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung còn nhiều hạn chế, hệ thống chính sách kinh tế, thương mại chưa hoàn chỉnh. Cho nên, nước ta sẽ gặp khó khăn lớn trong cạnh tranh cả ở trong nước cả trên trường quốc tế ở 3 cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia.

          Sản phẩm: cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn cả trong và ngoài nước với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện sâu hơn, rộng hơn.

          Doanh nghiệp: đối mặt với nguy cơ rủi ro kinh tế, tình trạng phá sản doanh nghiệp luôn hiện hữu và trở nên rất tiềm tàng.

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment