Kinh tế phát triển

Ôn tập tổng hợp

Tổng hợp các lý thuyết trọng tâm môn học Kinh tế phát triển

Table of Contents
expand_more expand_less

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

1.1.  Sự xuất hiện các nước Thế giới thứ 3

1.2.  Các đặc trưng cơ bản của nước đang phát triển và sự cần thiết lựa chọn con đường phát triển

1.2.1.   Đặc trưng cơ bản các nước đang phát triển

1.2.2. Sự cần thiết lựa chọn con đường phát triển

1.3.  Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ PTKT

2.1.  Phát triển kinh tế

2.2.  Lý thuyết của W.Rostow

2.2.1.   Giai đoạn nền kinh tế truyền thống

2.2.2.   Giai đoạn chuẩn bị cất cánh

2.2.3.   Giai đoạn cất cánh

2.2.4.   Giai đoạn trưởng thành

2.2.5.   Giai đoạn xã hội tiêu dùng cao

2.3.  Lựa chọn con đường phát triển

2.3.1.   Mô hình nhấn mạnh công bằng XH trước (các nước XHCN)

2.3.2.   Mô hình tăng trưởng trước

2.3.3.   Mô hình phát triển toàn diện

2.4.  Phát triển bền vững

2.5.  Nhà nước và thị trường trong PTKT

CHƯƠNG III: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

3.1.  Khái niệm

3.2.  Các thước đo tăng trưởng kinh tế

3.2.1.   Tổng giá trị sản xuất (GO)

3.2.2.   GDP (tổng sản phẩm quốc nội) sản xuất ở lãnh thổ nào

3.2.3.   GNI (tổng thu nhập quốc dân) (ai sản xuất cuối cùng)

3.2.4.   NI (Thu nhập quốc dân sản xuất)

3.2.5.   NDI (Thu nhập quốc dân sử dụng)

3.3.  Các nhân tố tác động đến tăng trưởng

3.4.  Các mô hình tăng trưởng kinh tế

3.4.1.  Mô hình tăng trưởng D.Ricardo

3.4.2.   Mô hình tăng trưởng Harrod - Domar

3.4.3.   Mô hình Solow

3.4.4.   Các mô hình tăng trưởng nội sinh

CHƯƠNG IV: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

4.1.   Cơ cấu kinh tế:

4.2.  Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

4.2.1.   Cơ cấu ngành kinh tế

4.2.2.   Số lượng ngành

4.2.3.   Chuyển dịch cơ cấu ngành

4.3.  Những vấn đề mang tính quy luật về CDCC ngành

4.3.1.   Cơ sở lý thuyết

CHƯƠNG V: TIẾN BỘ XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

5.1.  Nâng cao mức sống dân cư

5.1.1.   Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống dân cư

5.1.2.   Các chính sách phân phối thu nhập

5.2.  Quan điểm về phát triển con người

DETAILED INSTRUCTION

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

1.1.  Sự xuất hiện các nước Thế giới thứ 3

-        Thế giới thứ nhất: kinh tế phát triển, đi theo TBCN, còn gọi là các nước phương Tây.

-        Thế giới thứ hai: kinh tế tương đối phát triển, đi theo XHCN, nước phía Đông.

-        Thế giới thứ ba: nước thuộc địa mới giành độc lập, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.

       Phân chia theo trình độ phát triển kinh tế

-  Theo góc độ thu nhập: GNI/người. WB chia làm 4 nhóm:

+ Thu nhập thấp (LIC)

+ Thu nhập trung bình thấp (LMC)

+ Thu nhập trung bình cao (UMC)

+ Thu nhập cao (HIC)

=> Việt Nam đang ở nhóm thu nhập trung bình thấp

-  Theo góc độ phát triển con người: HDI. LHQ chia làm 4 nhóm:

+ HDI thấp: 0.14 - 0.47

+ HDI trung bình: 0.47 - 0.669

+ HDI cao: 0.669 - 0.784

+ HDI rất cao

-  3 tiêu chí xác định trình độ PTKT:

+ Thu nhập bình quân (GNI/người)

+ Cơ cấu kinh tế

+ Trình độ phát triển xã hội

=> Tiêu chí thu nhập đóng vai trò nòng cốt.

- Phân chia các nước:

+ Các nước phát triển (DCs): ~40 nước (trong đó có G7)

+ Các nước đang phát triển:

    Các nước công nghiệp hóa mới (NICs): trước: 11 nước. Hiện nay: 15 nước.

    Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC): 13 nước.

    Các nước đang phát triển (LDCs): >130 nước.

 

1.2.  Các đặc trưng cơ bản của nước đang phát triển và sự cần thiết lựa chọn con đường phát triển

1.2.1.   Đặc trưng cơ bản các nước đang phát triển

-        Thu nhập thấp => mức sống thấp

-        Nền kinh tế chịu sự chi phối nhiều bởi nông nghiệp:

+ Tỷ lệ tích lũy thấp: do mức sống thấp nên việc giảm tiêu dùng là khó khăn, phần lớn số tích lũy được phải dùng để cung cấp nhà ở và trang thiết bị cần thiết khác cho số dân đang tăng lên.

+ Trình độ kỹ thuật của sản xuất thấp: ở các nước đang phát triển, hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất nhỏ, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, kỹ thuật sản xuất thủ công lạc hậu.

+ Năng suất lao động thấp: Do sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, trình độ kỹ thuật thấp kém, tỷ lệ tích lũy thấp nên năng suất lao động thấp là một đặc trưng của hầu hết các nước đang phát triển.

-        Tốc độ tăng dân số cao và khả năng bảo đảm các nhu cầu xã hội cho con người thấp:

+ Số người sống phụ thuộc cao

+ Tỷ lệ thất nghiệp lớn (áp lực giải quyết việc làm)

-        Sự phụ thuộc vào bên ngoài lớn:

+ Phụ thuộc bởi nguồn vốn đầu tư: lượng tích lũy không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư => phải hướng tới vay nợ nước ngoài và phụ thuộc nhiều vào nước chủ nợ.

+ Phụ thuộc bởi công nghệ: trình độ công nghệ kỹ thuật thấp, khả năng nghiên cứu trong nước hạn chế do thiếu vốn => thường phải sử dụng công nghệ và chuyên gia nước ngoài.

+ Phụ thuộc bởi thị trường quốc tế (nhất là thị trường hàng hóa trung gian): thường xuất khẩu sản phẩm thô nhưng phải nhập khẩu hàng hóa đầu vào của quá trình sản xuất do không có khả năng sản xuất ra các hàng hóa này.

 

1.2.2. Sự cần thiết lựa chọn con đường phát triển

-        Tại sao phải lựa chọn con đường phát triển: do còn đang trong vòng luẩn quẩn nghèo khổ.

-        Để thoát vòng luẩn quẩn:

+ Thu hút đầu tư nước ngoài

+ Đi vay vốn

=> để nâng cao KHCNKT

-        Nhược điểm:

+ Không phải nước nào cũng thu hút được đầu tư.

+ Không phải nước nào cũng bắt kịp công nghệ.

-        Tại sao VN thu hút đầu tư:

+ Điều kiện tự nhiên (nguồn tài nguyên phong phú)

+ Vị trí địa lý thuận lợi

+ Chi phí rẻ

+ Quy mô thị trường lớn

+ XH ổn định => MT đầu tư an toàn.

-        Hướng phát triển:

+ Nâng cao trình độ giáo dục, kỹ thuật…

+ Nhiều lao động nhưng trình độ không cao => phát triển ngành sử dụng nhiều lao động.

-        Các nước đang pt: Mở cửa nền kinh tế do phụ thuộc nhiều vào nước ngoài

-        Các nước phát triển: Mở cửa do muốn mở rộng thị trường, tận dụng nguồn lực…

 

1.3.  Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

-        Phân biệt KTH và KTPT:

+ KTH: nghiên cứu nguyên lý phát triển kinh tế

+ KTPT: nghiên cứu nguyên lý phát triển kinh tế trong các điều kiện kém phát triển.

-        Đối tượng nghiên cứu: nền kinh tế đang phát triển

-        Nội dung nghiên cứu:

+ Khía cạnh kinh tế và xã hội của nền kinh tế

+ Quá trình làm thế nào để nâng cao số và chất lượng cuộc sống vật chất của một quốc gia trong các điều kiện kém phát triển…

 

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ PTKT

2.1.  Phát triển kinh tế

-        Khái niệm: quá trình tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế bao gồm

+ Gia tăng thu nhập

+ Tiến bộ KT-XH

-        3 nội dung của PTKT:

+ Phát triển nền kinh tế = Phát triển lĩnh vực kinh tế + Phát triển lĩnh vực xã hội

+ Phát triển lĩnh vực kinh tế = Tăng trưởng kinh tế + CDCC KT

+ Phát triển lĩnh vực xã hội = sự tiến bộ xã hội cho con người

-        Theo quan điểm triết học: Phát triển kinh tế = thay đổi về lượng + biến đổi về chất

+ Sự biến đổi về lượng: Tăng trưởng kinh tế: điều kiện cần cho pt

+ Sự biến đổi về chất:

      CDCCKT: thể hiện mặt chất của sự pt

      Sự tiến bộ xã hội của con người: đích cuối cùng của sự pt

 

2.2.  Lý thuyết của W.Rostow

2.2.1.   Giai đoạn nền kinh tế truyền thống

-        Hoạt động sản xuất chủ yếu: nông nghiệp (80-90%)

-        NSLĐ thấp do không có khả năng áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, chủ yếu là kỹ thuật thủ công.

-        Nền kinh tế kém linh hoạt: sản xuất hàng hoá chưa phát triển, chủ yếu sản xuất mang tính tự cung, tự cấp.

-        Sản xuất nông nghiệp được mở rộng từ đó thúc đẩy TTKT:

+ Tăng diện tích đất canh tác

+ Cải tiến kỹ thuật

 

2.2.2.   Giai đoạn chuẩn bị cất cánh

-        KHKT từng bước được áp dụng vào NN & CN, có sự giải thích khoa học.

-        GD đã phát triển và cải tiến để phù hợp với những yêu cầu mới.

-        Có sự thay đổi căn bản ở các lĩnh vực như GTVT, XNK.

-        Tăng nhu cầu đầu tư => thúc đẩy phát triển của các tổ chức về vốn như ngân hàng, tài chính.

-        Phương thức sản xuất truyền thống, năng suất thấp tồn tại song song với phương thức sản xuất hiện đại đang được hình thành.

-        Cơ cấu KT: Nông nghiệp - Công nghiệp

-        Tích lũy: 5 - 10%

 

2.2.3.   Giai đoạn cất cánh

-        Tập trung vào ngành sản xuất hàng tiêu dùng (cực tăng trưởng)

-        Tất cả các lực cản của xã hội bị đẩy lùi.

-        Các lực lượng tạo ra sự tiến bộ kinh tế đã lớn mạnh, dịch vụ đã xuất hiện

-        Có sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ như thể chế huy động vốn trong và ngoài nước, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập, phát triển ngân hàng và thị trường vốn

-        Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - Nông nghiệp - dịch vụ

-        Tích lũy: có xu hướng tăng 5 - 10 %

 

2.2.4.   Giai đoạn trưởng thành

-        Ngoại thương phát triển mạnh: Các nước đã biết lợi dụng lợi thế của mình để xuất khẩu => thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu.

-        Khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.

-        Các ngành công nghiệp chủ đạo mới xuất hiện: như công nghiệp luyện kim, công nghiệp điện tử, công nghiệp hoá chất...

-        Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp

-        Tỷ lệ tích lũy: 10- 20%

 

2.2.5.   Giai đoạn xã hội tiêu dùng cao

-        Thu nhập bình quân đầu người cao, tạo ra nhu cầu tiêu dùng cao, đặc biệt là hàng tiêu dùng lâu bền và hàng cao cấp.

-        Dân cư thành thị chiếm đa số

-        Lao động có trình độ tay nghề cao và lao động có trình độ chuyên môn có xu hướng tăng nhanh.

-        Sản xuất có xu hướng đa dạng hoá nhưng đồng thời cũng có dấu hiệu giảm sút tăng trưởng.

-        Chính phủ đã có sự quan tâm đến phân phối lại thu nhập

-        Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ - Công nghiệp – (Nông nghiệp)

-        Tỷ lệ tích lũy: >20%

*Lưu ý:

   Giai đoạn cất cánh được Rostow coi là giai đoạn then chốt. Điều kiện của giai đoạn cất cánh:

+ Tỷ lệ đầu tư chiếm trong tổng thu nhập quốc dân thuần túy là 20%

+ Có ngành công nghiệp mũi nhọn tạo nên tác động dây chuyền đến sự phát triển các ngành kinh tế khác

+ Có thể chế chính trị - xã hội phù hợp đảm bảo thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế hiện đại…

   Quốc gia đang pt phải thực hiện tuần tự các giai đoạn của sự phát triển. Điều kiện để chuyển ngay sang giai đoạn cất cánh rất khó khăn:

+ Sự hạn chế nguồn vốn tích lũy nội bộ và khả năng tiếp nhận, chuyển giao nguồn vốn nước ngoài

+ Năng lực bộ máy quản lý kinh tế còn yếu kém

+ Sự tồn tại tệ nạn tham nhũng, quan liêu

+ Trình độ chuyên môn cũng như văn hóa thấp.

  Trong giai đoạn hội nhập quốc tế, các nước đang pt có thể rút ngắn thời gian thực hiện mỗi giai đoạn thông qua sự liên kết kinh tế với các nước pt và sử dụng nguồn lực kinh tế sẵn có của nước này trong quá trình trao đổi thương mại và hợp tác quốc tế.

 

2.3.  Lựa chọn con đường phát triển

2.3.1.   Mô hình nhấn mạnh công bằng XH trước (các nước XHCN)

-        Đặc trưng: bảo đảm sự CBXH nhấn mạnh từ khi tăng trưởng ở mức thấp

+ Quốc hữu hóa tài sản

 

+ Thu nhập theo LĐ

-        Giai đoạn đầu tạo khí thế mới để tăng trưởng.

-        Ưu điểm:

+ Duy trì CBXH

+ Cải thiện được các vấn đề xã hội

-        Nhược điểm:

+ Cải thiện được các vấn đề xã hội

+ Triệt tiêu động lực tăng trưởng

+ Nguồn lực dàn trải

+ Hình thành phương thức phân phối theo quyền lực => tác động đến CBXH

 

2.3.2.   Mô hình tăng trưởng trước

-        Đặc trưng: Giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng: nhấn mạnh tăng trưởng nhanh

-        Giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng: nhấn mạnh tăng trưởng nhanh

-        Ưu điểm:

+ Tăng trưởng nhanh

+ Huy động các nguồn lực tạo tăng trưởng

-        Nhược điểm:

+ Nguy cơ làm kiệt kệ tài nguyên

+ Phân hóa giàu nghèo

+ Các vấn đề xã hội không được cải thiện

 

2.3.3.   Mô hình phát triển toàn diện

-        Nội dung: Ưu tiên tăng trưởng trong chừng mực giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

-        Kết quả:

+ Tăng trưởng nhanh góp phần cải thiện mức độ công bằng

+ Không làm gia tăng bất bình đẳng

+ TH xấu nhất: BBĐ có gia tăng nhưng ở mức độ nhất định cho phép.

-        Các chính sách áp dụng:

+ Chính sách tăng trưởng nhanh

+ Chính sách lựa chọn các ngành tăng trưởng nhanh nhưng không gây bất bình đẳng

+ Các chính sách xã hội giải quyết ngay từ đầu vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng

 

2.4.  Phát triển bền vững

-        Khái niệm: sự phát triển trong thời gian lâu dài, không ảnh hưởng tới 3 yếu tố trụ cột: kinh tế, xã hội, môi trường.

-        Tăng trưởng KT bền vững:

 

+ Tốc độ tăng trưởng tối ưu, ổn định trong thời gian dài (thỏa mãn những ràng buộc về nguồn lực) 20 - 30 năm.

+ Thỏa mãn các điều kiện cần về cân đối vĩ mô.

-        Cơ cấu kinh tế bền vững:

+ Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

+ Tăng tỉ trọng các ngành.

-        Tiến bộ XH:

+ Tiến bộ con người, tác động lan tỏa tích cực

+ Có trách nhiệm với MT.

-        Trong quá trình PTKT cần duy trì bảo vệ MT:

+ Tài nguyên tái tạo được: Khai thác chậm hơn tốc độ tái tạo

+ Tài nguyên không tái tạo được: không được khai thác cạn kiệt trước khi tìm ra nguồn thay thế.

-        Tăng trưởng kinh tế: điều kiện cần để phát triển bền vững

-        Tăng trưởng KT tác động tới tiến bộ XH: điều kiện đủ

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment