Thanh toán quốc tế

Ôn tập tổng hợp

Tổng hợp lý thuyết cơ bản về Thanh toán quốc tế, gồm 7 chương

Table of Contents
expand_more expand_less

TỔNG HỢP LÝ THUYẾT MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ

1. Khái niệm

2. Nội thương và ngoại thương

3. Đặc điểm

4. Vai trò

5. Văn bản pháp lý

6. Các điều kiện trong thanh toán quốc tế

CHƯƠNG 2: HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

1. Khái niệm

2. Đặc điểm

3. Điều kiện pháp lý

4. Nguyên tắc ký kết hợp đồng ngoại thương (HĐNT)

5. Kết cấu nội dung của HĐNT

CHƯƠNG 3: CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI

1. Chứng từ vận tải

1.1. Vận đơn đường biển B/L

1.2. Biên lai gửi hàng đường biển (Seaway Bill)

1.3.Vận đơn hàng không (Airway bill)

1.4. Chứng từ vận tải đa phương thức (Multi-modal transportation vouchers)

1.5. Đường sắt- Đường bộ- Đường thủy nội địa

2. Chứng từ hàng hóa

3. Giấy chứng nhận xuất xứ C/O

4. Chứng từ bảo hiểm

CHƯƠNG 4: CHỨNG TỪ TÀI CHÍNH

1. Hối phiếu

1.1. Khái niệm

1.2. Đặc điểm

1.3. Phân loại

1.4. Mẫu hối phiếu

1.5. Hối phiếu nhận nợ

2. SÉC

3. Thẻ thanh toán

CHƯƠNG 5: INCOTERMS 2010 VÀ 2020

1. Điều Kiện EXW_Ex Works- Giao hàng tại xưởng

2. Nhóm F

2.1. Điều kiện FCA_ Free Carrier – Giao hàng cho người chuyên chở

2.2. Điều kiện FAS_ Free Alongside – Giao hàng dọc mạn tàu

2.3. Điều kiện FOB_ Free On Board – Giao hàng lên tàu

3. Nhóm C

3.1. Điều kiện CFR_ Cost and Freight – Tiền hàng và cước phí

3.2. Điều kiện CIF_ Cost Insurance and Freight – Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí

3.3.  Điều kiện CPT_ Carriage paid to – Cước phí trả tới

3.4. Điều kiện CIP_ Carriage and Insurance paid to – Cước phí và bảo hiểm trả tới

4. Nhóm D

4.1.  Điều kiện DAT_ Delivered At Terminal – Giao hàng tại bến

4.2. Điều kiện DAP_ Delivered At Place – Giao hàng tại nơi đến

4.3. Điều kiện DDP_ Delivered Duty Paid – Giao hàng đã thông quan nhập khẩu

CHƯƠNG 6: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ

1. Phương thức ứng trước

2. Phương thức ghi sổ

3. Phương thức chuyển tiền

4. Thanh toán ủy thác mua A/P

5. Phương thức thanh toán COD

6. Phương thức nhờ thu

7. Phương thức tín dụng chứng từ L/C

7.1. Khái niệm thư tín dụng chứng từ (L/C)

7.2. Các bên tham gia thư tín dụng chứng từ (L/C)

7.3. Bản chất thư tín dụng chứng từ (L/C)

7.4. Ưu- nhược điểm

7.5. Quy trình nghiệp vụ LC

7.6. Nội dung LC

7.7. Phân loại LC

7.8. 6 loại LC đặc biệt

CHƯƠNG 7: TÀI TRỢ NGOẠI THƯƠNG

1. FACTORING - Bao thanh toán

2. FORFAITING - Bao thanh toán tuyệt đối

DETAILED INSTRUCTION

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ

1. Khái niệm

     Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng  của các nước liên quan.

 

2. Nội thương và ngoại thương

Hoạt động ngoại thương có một số điểm khác cơ bản so với hoạt động nội thương, trong đó ngoại thương liên quan đến:

-        Người mua và người bán ở hai nước hoặc hai quốc tịch khác nhau. Hoặc Người mua và người bán ở cùng một nước và cùng một quốc tịch như nhau.

-         Đồng tiền sử dụng trong thanh toán có thể là nội tệ hay ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên. Ngày nay, thì có thể là đồng tiền chung.

-        Hàng hóa mua bán có thể hoặc không dịch chuyển qua hải quan hai nước. Ví dụ, hợp đồng mua bán trong và ngoài khu chế xuất

-        Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán và thanh toán chứa đựng yếu tố quốc tế.

-        Kiểm soát ngoại hối, tỷ giá và các chính sách hạn chế ngoại thương của chính phủ

 

3. Đặc điểm

-        Chịu sự điều chỉnh của luật pháp và tập quán quốc tế

-        Thực hiện chủ yếu qua hệ thống ngân hàng

-        Tiền mặt ít được sử dụng

-        Chịu ảnh hưởng của tỷ giá

-        Ngôn ngữ chủ yếu là tiếng anh

-        Giải quyết tranh chấp bằng luật quốc tế

 

4. Vai trò

Đối với nền kinh tế:

-        Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

-        Thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài

-        Thúc đẩy hoạt động dịch vụ

-        Tăng cường các nguồn lực tài chính

-        Thúc đẩy thị trường tài chính hội nhập quốc tế

Đối với NHTM:

-        Mở rộng thị phần kinh doanh

-        Tăng thu nhập

-        Phát triển các nghiệp vụ khác

-        Giảm thiểu rủi ro kinh doanh

-        Tăng khả năng thanh khoản

-        Tăng cường quan hệ đối ngoại

-        Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

 

5. Văn bản pháp lý

Luật và công ước quốc tế:

-        Luật thống nhất về hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ (ULB-1930)

-        Công ước Geneve về Séc quốc tế (1931)

-        Công ước Viên (LHQ) về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG- 1980)

-        Luật và công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm...

Luật quốc gia

-        Luật Dân sự

-        Luật Thương mại

-        Pháp lệnh ngoại hối

-        Luật các công cụ chuyển nhượng...

Thông lệ và tập quán quốc tế

-        The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits (UCP): UCP600

-        International Standard Banking Practice for the Examination of Documents Under Documentary Credits (ISBP)

-        Uniform Rule for Collection (URC 1996)

-         Incoterms: Incoterms 2010,..

Trình tự ưu tiên về tính pháp lý theo thứ tự giảm dần là: Công ước và Luật quốc tế, Luật quốc gia, Thông lệ và tập quán quốc tế.

 

6. Các điều kiện trong thanh toán quốc tế

a) Điều kiện về tiền tệ

Căn cứ vào phạm vi sử dụng:

-        Tiền tệ quốc gia: là đồng tiền của 1 nước do NHTW phát hành theo luật pháp của nước đó. VD: VNĐ của VN, USD của Mỹ... Đây là đồng pháp định và được gọi là đồng nội tệ của nước phát hành.

-        Tiền tệ quốc tế: được hình thành trên cơ sở các hiệp định, của một khối kinh tế. VD EUR

-        Tiền tệ thế giới: Mọi quốc gia đều công nhận là phương tiện thanh toán. VD: vàng (chức năng tự nhiên)

Căn cứ vào tính chất chuyển đổi:

-        Đồng tiền tự do chuyển đổi

Chuyển đổi từng phần: là việc chuyển đổi từ nội à ngoại tệ và ngược lại.

Chuyển đổi toàn phần: là việc chuyển đổi tự do từ nội à ngoại tệ và ngược lại. (không cần giấy phép cho người cư trú và người không cư trú)

Chuyển đổi đối nội: là việc chuyển đổi từ nội à ngoại tệ ( chỉ áp dụng cho người cư trú)

-         Đồng tiền không được tự do chuyển đổi: là đồng tiền không được chuyển đổi sang bất kỳ đồng tiền nào khác. (trên thực tế không có)

Căn cứ vào mức độ sử dụng trong dự trữ và TTQT

-        Đồng tiền mạnh: là đồng tiền được tự do chuyển đổi, được sử dụng nhiều trong thương mại và dự trữ quốc tế.

-         Đồng tiền yếu: giá trị không ổn định. Mức độ tự do chuyển đổi thấp, nền kinh tế kém phát triển.

Căn cứ vào hình thức tồn tại:

-        Tiền mặt: chiếm tỷ trọng nhỏ trong TTQT

-        Tiền điện tử: chiếm tỷ trọng lớn trong TTQT

Căn cứ vào mục đích sử dụng trong TTQT:

-        Tiền tính toán (account currency): đơn vị tiền tệ biểu hiện giá hàng hóa. VD: SDR

-        Tiền thanh toán (payment currency): sử dụng để thanh toán hợp đồng ngoại thương

Trong giao dịch ngoại thương, cần thiết phân biệt rõ ràng đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán. Theo đó, đồng tiền tính toán là đồng tiền được sử dụng làm căn cứ để tính toán giá trị hợp đồng trong khi đồng tiền thanh toán là đồng tiền sử dụng thực tế để bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu.

 

Biện pháp bảo đảm hối đoái

-        Bằng vàng

-        Theo 1 đv tiền tệ

-        Đảm bảo theo rổ tiền tệ

Biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá

-        Forward

-        Swaps

-        Options

-        Future

 

b) Điều kiện về địa điểm thanh toán

-        Nước NK, nước Xk, nước thứ 3

 

c) Điều kiện về thời gian thanh toán

Trả tiền trước:

-        Khái niệm: Là hình thức trả tiền ngay sau khi ký hợp đồng hoặc sau khi bên XK chấp nhận đơn đặt hàng của bên NK, bên NK trả một phần hay toàn bộ số tiền của hợp đồng.

-        Ý nghĩa: Tạo điều kiện cho bên XK đủ vốn cho quá trình sản xuất; đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của nhà NK.

Trả tiền ngay:

-        Sau khi người XK hoàn thành nghĩa vụ giao hàng (chưa đưa lên phương tiện vận tải, nơi giao hàng EXW, FAS, DAF, FCA)

-        Sau khi người XK hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên PTVT (thích hợp với điều kiện: FOB, CFR, CIF)

-        Sau khi người NK nhận được bộ chứng từ thanh toán từ bên XK

-        Ngay sau khi nhận xong hàng hóa tại nơi quy định hoặc cảng đến.

Trả tiền sau:

Ý nghĩa:

-        Bên bán cấp tín dụng cho bên mua

-        Tạo điều kiện cho bên mua được sử dụng hàng hóa khi chưa đủ vốn

-        Người bán giữ được thị trường, tiêu thụ được hàng hóa

 

Phân loại:

-        Sau X ngày kể từ ngày người XK hoàn thành nghĩa vụ giao hàng

-         Sau X ngày kể từ ngày người XK hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên PTVT

-        Sau X ngày kể từ ngày nhận xong hàng hóa.

 

d) Điều kiện về PTTT

Chuyển tiền, mở tài khoản, nhờ thu, tín dụng chứng từ.

 

CHƯƠNG 2: HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

1. Khái niệm

Hợp đồng ngoại thương là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán (nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu) có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó nhà xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu một lượng tài sản (gọi là hàng hóa) cho nhà nhập khẩu và nhận tiền, còn nhà nhập khẩu cso nghĩa vụ trả tiền và nhận hàng.

 

Mục đích:

-        Để làm cơ sở cho các bên thực hiện nghĩa vụ

-        Để giải quyết các tranh chấp kiện tụng

-        Để thực hiện các công việc mang tính thủ tục (khai báo hải quan,...)

 

2. Đặc điểm

-        Hầu hết hàng hóa được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia

-        Đồng tiền thanh toán có thể của nước người bán, nước người mua hoặc của nước thứ ba

-        Các bên mua bán có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau

-        Áp dụng luật quốc gia và luật quốc tế

 

3. Điều kiện pháp lý

-        Hợp đồng phải được hình thành trên cơ sở thỏa thuận một cách tự nguyện giữa các bên

-        Chủ thể: hợp pháp

+      Chủ thể Việt Nam: có năng lực pháp luật, được phép hoạt động trực tiếp với nước ngoài và người ký kết có năng lực hành vi dân sự và thẩm quyền ký kết HĐ

+      Chủ thể nước ngoài: là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó đang chịu sự điều chỉnh.

+      Đối tượng của hợp đồng: Hàng hóa không nằm trong danh mục hàng cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng XNK.

-        Hình thức của hợp đồng: phải được ký kết bằng văn bản hoặc bằng các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

-        Nội dung và mục đích: không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

 

4. Nguyên tắc ký kết hợp đồng ngoại thương (HĐNT)

-        Nguyên tắc tự nguyện

-        Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi

-        Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm vật chất

-        Không trái với pháp luật hiện hành

 

5. Kết cấu nội dung của HĐNT

Phần mở đầu

-        Tiêu đề hợp đồng: thường là “contract”, “Sale contract”

-        Số và kí hiệu hợp đồng

-        Thời gian kí kết hợp đồng

-        Phần thông tin và chủ thể hợp đồng

-        Tên đơn vị : nêu cả tên đầy đủ và tên viết tắt (nếu có)

-        Địa chỉ đơn vị  học kế toán thực hành ở đâu tốt

-        Các số máy : Fax, điện thoại, email

-        Số tài khoản và tên ngân hàng

-        Người đại diện kí hợp đồng : cần nêu rõ tên và chức vụ của người đại diện

 

Nội dung của hợp đồng

-        Article 1 : Commodity : Phần mô tả hàng hóa

-        Article 2 : Quality : Mô tả chất lượng hàng hóa

-        Article 3 : Quantity : Số lượng hoặc trọng lượng hàng hóa tùy theo đơn vị tính toán

-        Article 4 : Price : ghi rõ đơn giá theo điều kiện thương mại lựa chọn và tổng số tiền thanh toán của hợp đồng học logistics ở đâu tốt

-        Article 5 : Shipment : thời hạn và địa điểm giao hàng

-        Article 6: phương thức thanh toán quốc tế lựa chọn

-        Article 7: Packing and Marking: quy cách đóng gói bao bì và nhãn hiệu hàng hóa

-        Article 8: Warranty: Nêu nội dung bảo hành hàng hóa

-        Article 9: Penalty: Những quy định về phạt và bồi thường trong trường hợp có một bên vi phạm hợp đồng hoc ke toan truong o tphcm

-        Article 10: Insurance: Bảo hiểm hàng hóa do bên nào mua ? và mua theo điều kiện nào? Nơi khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm

-        Article 11: Force majeure: nêu các sự kiện được cho là bất khả kháng và không thể thực hiện được hợp đồng

-        Article 12: Claim: nêu các quy định cần thực hiện trong trường hợp một bên trong hơp đồng muốn khiếu nại bên kia học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất tphcm

-        Article 13: Arbitration: quy định luật và ai là người đứng ra phân xử trong trường hợp hợp đồng bị vi phạm

-        Article 14: Other terms and conditions : ghi những quy định khác ngoài những điều khoản đã kể trên.

 

Phần cuối của hợp đồng

-        Hợp đồng được lập thành bao nhiêu bản

-        Hợp đồng thuộc hình thức nào

-        Ngôn ngữ hợp đồng sử dụng

-        Hợp đồng có hiệu lực kể từ bao giờ

-        Trường hợp có sự bổ xung hay sửa đổi hợp đồng thì phải làm thế nào?

-        Chữ kí, tên, chức vụ người đại diện mỗi bên

 

CHƯƠNG 3: CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI

1. Chứng từ vận tải

1.1. Vận đơn đường biển B/L

a) Khái niệm:

Vận đơn đường biển Bill of Lading (viết tắt là B/L) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng. Đây là chứng từ quan trọng không thể thiếu trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu.

 

b) Chức năng:

-        là bằng chứng biên lai nhận hàng của hãng vận tải với chủ hàng xác nhận đã nhận hàng

-        B/L là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu những hàng hóa ghi trên vận đơn. Đối với vận đơn gốc (original bill of lading) Ai có vận đơn trong tay, người đó có quyền sở hữu hàng hóa ghi trên đó nên vận đơn này có thể mua bán.

-         B/L là bằng chứng của hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa các bên. Toàn bộ nội dung trên vận đơn là bằng chứng giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa người phát hành và người cầm giữ vận đơn.

 

c) Mục đích sử dụng:

-        là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hoá hải quan sẽ dựa vào bill để kiểm tra thông tin hàng hóa

-        là căn cứ để xác định số lượng hàng hóa bên bán giao cho người mua có đúng như thông tin đàm phán, giao dịch trong hợp đồng hay không

-        là chứng từ không thể thiếu khi làm thanh toán nhận tiền từ nhà nhập khẩu.

-        là chứng từ rất quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo hiểm, hay những người liên quan khác.

-        được mang đi cầm cố trong trường hợp các bên chưa đủ vốn nhập hàng hoặc mua đi bán lại.

 

d) Hình thức B/L

-        Thiết kế nhằm phản ánh thương hiệu hãng tàu

-        Kích thước khổ giấy A4

-        Được in sẵn nội dung gồm hai mặt

-        B/L của các hãng tàu khác nhau là không giống nhau

-        Tiêu đề không quyết định tính chất nội dung: Bill of lading, Ocean bill of lading, Marine bill of lading, Sea bill of lading,...

 

e) Phân loại vận đơn đường biển (B/L)

Có nhiều cách phân loại vận đơn và có một số cách cơ bản như sau:

-        Căn cứ tình trạng xếp dỡ , có 2 loại:

+      Vận đơn đã bốc hàng lên tàu ( Shipped on Board B/L ): là loại vận đơn do người chuyên chở hoặc đại diện người chuyên chở cấp khi hàng hóa đã xếp lên tàu.

+      Vận đơn nhận hàng để chở ( Received for Shipment B/L ): là vận đơn phát hành sau khi người chuyên chở nhận hàng và cam kết sẽ chuyên chở hàng hóa bằng chính con tàu đã ghi trên vận đơn

 

-        Căn cứ và khả năng lưu thông, có 3 loại:

+      Vận đơn theo lệnh (order B/L): là vận đơn trên đó không ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận hàng mà ghi theo lệnh của ai đó.

+      Vận đơn đích danh (straight B/L): là vận đơn mà trên đó ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận hàng.

+      Vận đơn vô danh ( Vận đơn xuất trình/ Vận đơn cho người cầm – to bearer B/L): là vận đơn trên đó không ghi tên và địa chỉ người nhận hàng và cũng không ghi theo lệnh của ai.

 

-        Căn cứ vào phê chú trên vận đơn ,có 2 loại:

+      Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): là vận đơn không có phê chú xấu của thuyền trưởng về hàng hóa cũng như tình trạng hàng hóa lúc giao.

+      Vận đơn không hoàn hảo ( Unclean B/L): là vận đơn trên đó có phê chú xấu của thuyền trưởng về hàng cũng như tình trạng hàng hóa lúc giao.

 

-        Căn cứ vào hành trình vận chuyển, có 3 loại:

+      Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): là vận đơn được phát hành khi hành trình của hàng hóa không có chuyển tải dọc đường, tức là hàng hóa được chuyên chở từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng bằng một con tàu.

+      Vận đơn chở suốt ( Through B/L): là vận đơn được phát hành khi hàng hóa có chuyển tải ở dọc đường, tức là hàng hóa được chuyên chở từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng cuối cùng bằng hai hay nhiều con tàu, của hai hay nhiều người chuyên chở.

+      Vận đơn đa phương thức (Multimodal Transport B/L / Combined Transport B/L): là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được chuyên chở từ nơi đi đến nơi đến bang hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhau.

 

-        Căn cứ vào giá trị sử dụng , có 2 loại:

+      Vận đơn gốc (Original B/L): là vận đơn trên đó có in hoặc đóng dấu chữ Original.

+      Vận đơn copy (Copy B/L): là vận đơn trên đó có in hoặc đóng dấu chữ Copy.

 

Vận đơn đường biển (B/L) là một loại giấy tờ quan trọng trong việc xuất, nhập hàng hóa nên nếu làm mất nó bạn sẽ rất khó khăn trong việc xác thực đối với hàng hóa cần nhận. Vì vậy hãy luôn cẩn thận khi làm việc, nhất là khi công việc liên quan đến cả công ty.

 

-        Căn cứ vào phương thức thuê tàu, có 2 loại:

+      Liner B/L (vận đơn tàu chợ): theo một lịch trình đã định trước

+      Vận đơn tàu chợ in sẵn điều kiện và điều khoản chuyên chở.

+      Chủ hàng cần làm thủ tục lưu cước (book shipping space) và trả cước phí

+      Voyage charter B/L (vận đơn tàu chuyến): Thuê theo chuyến theo yêu cầu của chủ hàng. Phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu

 

Một số vận đơn khác:

-        Vận đơn rút gọn (short BL): chỉ có mặt trước

-        Vận đơn hải quan ( custom’s BL): giải quyết thủ tục hải quan

-        Vận đơn của người giao nhận (Forwarder BL): đại lý

-        Vận đơn của bên thứ ba (Third party BL): LC chuyển nhượng, người gửi hàng không phải người hưởng lợi LC

-        Vận đơn container (FULL/less than container load)

-        Surrendered BL: giao hàng không xuất trình BL gốc

-        Swich BL: mua bán liên quan đến trung gian

 

1.2. Biên lai gửi hàng đường biển (Seaway Bill)

       Giấy gửi hàng đường biển (Sea Waybill/ Seaway Bill)

“Người giao hàng có thể thỏa thuận với người vận chuyển việc thay vận đơn bằng giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác và thỏa thuận về nội dung, giá trị của các chứng từ này theo tập quán hàng hải quốc tế” (Điều 90, Bộ luật HHVN 2005).  

Seaway Bill thường được sử dụng trong những trường hợp sau: Khi không cần dùng vận đơn để khống chế hàng hóa (với những lô hàng đã được thanh toán trước, trị giá nhỏ, hoặc của cùng một chủ sở hữu…, ví dụ: công ty mẹ gửi cho công ty con…); không cần chuyển nhượng vận đơn (vì không có nhu cầu mua đi bán lại…); không cần xuất trình (nộp) vận đơn khi nhận hàng tại cảng trả hàng...

 

Lý do ra đời Seaway bill

-        Tiến bộ về khoa học kỹ thuật và tổ chức luồng tàu vận chuyển trong ngành Vận tải biển đã giảm đáng kể thời gian vận chuyển hàng từ cảng bốc đến cảng dỡ nên trong nhiều trường hợp, hàng đến cảng đích mà vận đơn - B/L vẫn chưa tới làm cho việc nhận hàng gặp nhiều khó khăn.

-        B/L không thích hợp với việc áp dụng các phương tiện truyền số liệu hiện đại tự động (fax, teleax...) bởi việc sử dụng B/L trong thanh toán, nhận hàng.... đòi hỏi phải có chứng từ gốc.

-        Việc in ấn B/L đòi hỏi nhiều công sức và tốn kém bởi chữ in mặt sau của B/L thường rất nhỏ, khoảng 0,3mm để chống làm giả.

-        Sử dụng B/L gốc có thể gặp rủi ro trong việc giao nhận hàng hoá (nếu đơn vị bị mất cắp) vì B/L là chứng từ sở hữu hàng hoá....

 

1.3.Vận đơn hàng không (Airway bill)

Khái niệm:

Vận đơn hàng không ( Air waybill, thường viết tắt là AWB) là chứng từ do người chuyên chở phát hành để xác nhận việc nhận lô hàng để vận chuyển bằng máy bay.

Chức năng vận đơn hàng không - Air waybill (AWB): Vận đơn hàng không có 2 chức năng vô cùng quan trọng sau:

-        Biên lai giao hàng cho người chuyên chở,

-        Bằng chứng của hợp đồng vận chuyển.

 AWB không thể chuyển nhượng lại giống như loại vận đơn của đường biển (loại vận đơn theo lệnh) vì đây không phải là chứng từ của sở hữu. Đối với trường hợp ngoại lệ, để có thể sử dụng tín dụng thư (L/C) để thanh toán thì hai bên mua và bán sẽ cùng thỏa thuận để làm thêm một số thủ tục cần thiết (ví dụ như thư đảm bảo cam kết) và nhờ ngân hàng chấp nhận để “ký hậu” vào mặt sau của AWB sau đó lấy hàng.

 

Theo trình tự, sau khi người gửi lô hàng đã giao hàng cho đơn vị vận chuyển (carrier) và thủ tục hải quan xuất khẩu được hoàn thành thì vận đơn hàng không sẽ được đơn vị vận chuyển cấp.

 

1.4. Chứng từ vận tải đa phương thức (Multi-modal transportation vouchers)

a) Khái niệm:

Là văn bản do người kinh doanh vận tải đa phương thức phát hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết trả hàng theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã ký kết.

Tên gọi: multimodal transport, combined transport, intermodal transport,...

 

b) Đặc điểm:

-        Chứng từ vận tải đa phương thức có các chức năng giống BL thông thường

-        Giữa các chặng có chứng từ chặng (local document)

Việc chuyển nhượng chứng từ thực hiện:

-        Đối với hình thức “Xuất trình”: không cần ký hậu.

-        Đối với hình thức “Theo lệnh”: phải có ký hậu.

-        Đối với hình thức “Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc”: phải có ký hậu của người có tên trong chứng từ gốc.

 

1.5. Đường sắt- Đường bộ- Đường thủy nội địa

-        Tên gọi:

+      Đường bộ: Truck bill of lading, waybill,..

+      Đường sắt: railway bill of lading, railway consignment note

+      Đường thủy nội địa: inland bill of lading, waybill consignment note

-        Trên bề mặt chứng từ vận tải thể hiện tên người chuyên chở

-        Người chuyên chở hoặc đại lý ký vận đơn

-        Thể hiện hàng hóa đã được “nhận để chở”

-        Nếu không có ghi chú thì ngày phát hành được coi là ngày giao hàng

-        Không là chứng từ sở hữu hàng hóa

-        Chuyển tải là được phép và thường xuyên xảy ra

 

2. Chứng từ hàng hóa

a) Khái niệm:

Hóa đơn thương mại là một chứng từ thương mại được phát hành bởi người bán cho người mua để nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hay dịch vụ có nghĩa vụ phải thanh  toán cho người bán hàng theo những điều kiện cụ thể. Thông thường hóa đơn thương mại thường do nhà sản xuất phát hành.

 

b) Ý nghĩa:

Invoice hay hóa đơn thương mại là chứng từ đặc biệt quan trọng khi làm thủ tục xuất nhập khẩu, thể hiện qua các yếu tố:

-        Invoice là chứng từ không thể thiếu trong vấn đề giao hàng.

-         Hóa đơn thương mại cũng là một trong những chứng từ quan trọng để xác lập việc thanh toán với đối tác.

-        Invoice là căn cứ quan trọng để xác định giá trị hải quan của hàng hóa để tính thuế nhập khẩu.

Lưu ý: Invoice không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa, ngoại trừ khi nó có chứng từ đính kèm về việc chứng minh thanh toán hàng hóa của nhà nhập khẩu (người mua).

 

-        Số lượng bản sao của hóa đơn (cả bản chính và bản sao) cần thiết để giao hàng, phải được người nhập khẩu đồng ý.

Thông thường, hóa đơn thương mại được phát hành 1 bản gốc và 2 bản sao. Mặc dù thường pháp luật ở các nước khác nhau không hạn chế số lượng bản chính.

 

c) Nội dung cần có của một hóa đơn thương mại

-        Người mua (Buyer/Importer): Gồm các thông tin cơ bản như tên công ty, địa chỉ, email, số điện thoại, fax, người đại diện, tùy theo điều kiện thanh toán sẽ bao gồm cả thông tin tài khoản ngân hàng của người nhập khẩu

-        Người bán (Seller/Exporter): Thông tin tương tự người mua

-        Số Invoice: là tên viết tắt hợp lệ do phía xuất khẩu quy định

-        Ngày Invoice: Theo thông lệ hoạt động thương mại quốc tế, thường thì invoice được lập sau khi hợp đồng được các bên ký kết và trước ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày trên vận đơn – Bill of Lading tức ngày giao hàng cho đơn vị vận chuyển) để cho phù hợp với bộ chứng từ xuất khẩu.

-        Phương thức thanh toán (Terms of Payment): có thể điểm tên một số phương thức phổ biến như: Thanh toán chuyển tiền T/T, Thanh toán thư tín dụng chứng từ L/C và thanh toán nhờ thu chứng từ D/A, D/P.

-        Mô tả chi tiết sản phẩm: tên thông thường của sản phẩm, cấp hạng  hay  chất  lượng, và mã hiệu, số hiệu và ký hiệu của hàng hóa khi lưu thông  trên thị trường nội địa nước xuất khẩu, cùng với số mã hiệu bao gói hàng hóa.

-        Số lượng tính theo trọng lượng hoặc kích thước của nước giao hàng hoặc của Hoa Kỳ.

-        Giá của từng mặt hàng.

-        Tổng tiền (Amount): Tổng trị giá của hóa đơn, thường được ghi bằng cả số và chữ, cùng với mệnh giá đồng tiền thanh toán.

-        Loại tiền: Các chi phí liên quan ghi rõ từng khoản (nếu có) như: cước phí vận  tải quốc  tế, phí bảo hiểm, hoa hồng, chi phí  bao  bì, chi  phí  côngtenơ,  chi phí  đóng gói, và  tất  cả các chi phí và phí tổn khác (nếu chưa nằm trong các khoản trên) liên quan đến việc đưa hàng từ dọc mạn tàu tại cảng xuất khẩu đến dọc mạn tàu (FAS)  tại  cảng  đến ở Hoa Kỳ. Chi phí đóng gói, bao bì, côngtenơ    cước  phí  vận  tải nội  địa đến cảng xuất khẩu không phải liệt kê nếu như  đã nằm  trong giá hóa đơn và  được chú  thích như vậy.

-        Hóa đơn thương mại phải thể hiện rõ có sự “hỗ trợ” của người  mua  cho việc  sản xuất hàng hóa hay không.

 

d) Phân loại hóa đơn thương mại

 

Hóa đơn thương mại chiếu lệ (Proforma Invoice)

Đây là loại chứng từ có hình thức giống như hóa đơn nhưng không dùng để thanh toán. Mục đích của loại hóa đơn này là:

-        Làm chứng từ để ghi giấy phép ngoại tệ (nếu có), xin giấy phép xuất khẩu.

-        Làm chứng từ để thực hiện thủ tục nhập khẩu, khai hải quan.

-        Làm chứng từ kê khai hàng hóa nhập vào một quốc gia để trưng bày trong hội chợ, triển lãm.

-        Thay cho đơn chào hàng.

-        Làm chứng từ gửi kèm hàng hóa bán theo phương thức đại lý hoặc ở nước ngoài.

-        Hóa đơn chiếu lệ có thể thay cho đơn chào hàng

-        Hóa đơn chiếu lệ có thể thay cho đơn chào hàng

 

Hóa đơn thương mại tạm thời (Provisional Invoice)

Là hóa đơn để thanh toán bước đầu giữa người mua và bán trong khi chờ đợi lần cuối cùng. Hóa đơn này được lập khi người bán chưa rõ một số thông tin chính thức cho việc thanh toán cuối cùng như: khối lượng, giá cả, đặc điểm hàng hóa. Các trường hợp áp dụng loại hóa đơn này là:

-         Khi lô hàng được giao nhiều lần, hóa đơn tạm thời sẽ sử dụng để thanh toán cho từng lần. Lần thanh toán chính thức được thực hiện khi hoàn thành việc giao hàng cuối cùng.

-        Khi trong hợp đồng quy định thanh toán cuối cùng sẽ dựa vào trọng lượng và khối lượng xác định tại cảng đến. Tuy nhiên, người bán sau khi giao hàng muốn tạm thời thu tiền ngay.

-        Khi tỷ lệ tăng hoặc giảm, giá sẽ được xác định ở nơi đến và dựa vào sự biến đổi của đặc điểm hàng hóa hoặc khối lượng phát sinh trong quá trình vận chuyển.

-        Giá hàng hóa sẽ được xác định tại một thời điểm sau khi hoàn thành việc giao hàng.

-        Khi giá hợp đồng là tạm tính, còn giá chính thức được quyết định bởi thị trường, sở giao dịch vào thời điểm giao hàng tại nơi cuối cùng.

 

Hóa đơn thương mại chi tiết

Loại hóa đơn này được dùng để mô tả chi tiết hàng hóa nếu sản phẩm có nhiều chủng loại. Trong hóa đơn chi tiết, giá cụ thể của từng loại hàng hóa sẽ dựa vào thỏa thuận được quy định trong L/C hoặc hợp đồng.

 

Hóa đơn thương mại chính thức (Final Invoice)

Đây là hóa đơn giúp xác định tổng giá trị cuối cùng của lô hàng. Đồng thời, nó còn là cơ sở để thanh toán dứt khoát tiền hàng.

 

Hóa đơn thương mại xác nhận (Certified Invoice)

Đây là loại hóa đơn có chữ ký của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để xác nhận xuất xứ của hàng hóa. Nhiều khi hóa đơn xác nhận được dùng như một chứng từ kiêm chức năng hóa đơn và chứng nhận xuất xứ.

 

Hóa đơn thương mại lãnh sự (Consular Invoice)

Đây là hóa đơn có xác nhận của lãnh sự nước ngoài mua và đang làm việc tại nước của người bán. Hóa đơn này có tác dụng thay thế cho giấy chứng nhận xuất xứ.

 

Hóa đơn thương mại hải quan (Customs Invoice)

Là hóa đơn tính giá trị hàng hóa theo thuế và các khoản lệ phí của hải quan.

 

Hóa đơn thương mại tập trung (Neutral Invoice)

Khi sử dụng phương thức buôn bán qua trung gian, tạm nhập tái xuất hoặc xuất khẩu, người bán thực tế không muốn đứng tên trên hóa đơn. Vì vậy, họ sẽ sử dụng hóa đơn do người khác ký phát chứ không phải người bán thực tế.

 

 Lưu ý: Đọc kỹ và thuộc UCP 600 Điều 14 và 18 để làm các bài tập tình huống khi thi

 

3. Giấy chứng nhận xuất xứ C/O

Khái niệm

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of Origin (C/O): là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Nó cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào. Do nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền (Phòng Thương mại/Bộ Thương mại) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác hàng hóa.

 

Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O tại VN

-        Hiện nay cơ quan có thẩm cấp C/O là những tổ chức được Nhà nước ủy quyền cấp. Ở Việt Nam có quan có thẩm quyền cấp C/O là Bộ Công Thương, Bộ Công Thương trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam cấp C/O.

-        Đối với hàng hóa thuộc KCX-KCN thì Bộ Công Thương ủy quyền cho Bản quản lý các KCN-KCX cấp tỉnh cấp. Cơ sở pháp lý về C/O là NĐ số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006, NĐ Quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa và TT số 06/2011/TT-BTC ngày 21/3/2011 của Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp C/O hàng hóa ưu đãi.

Mục đích:

-        Xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác hàng hóa

-        Xác định mức thuế XNK

-        Mục đích chính trị xã hội

-        Mục đích thị trường

 

Phân loại:

 

Các Form C/O thường gặp:

-        Form A. Hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.

-        Form B. Hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi.

-        Form D. hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.

 

C/O nhóm các nước ASEAN:

-        Form E. hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc.

-        Form AK (ASEAN – Hàn Quốc). hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc.

-        Form AJ (ASEAN – Nhật Bản).

-        Form AI (ASEAN – Ấn Độ).

-        Form AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand).

-        Form VJ (Việt Nam – Nhật Bản). Hàng xuất khẩu sang Nhật Bản thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Nhật Bản.

 

C/O riêng Việt Nam với các nước nhập/xuất khẩu:

-        Form VC (Việt Nam – Chile).

-        Form S (Việt Nam – Lào).

-        Form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP).

-        Form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam – EU.

-        Form Mexico: (thường gọi là Anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico.

-        Form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela.

-        Form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru.

 

4. Chứng từ bảo hiểm

Khái niệm

Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm.

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment