Quản trị tài chính

Ôn tập tổng hợp

Tổng hợp lý thuyết môn Quản trị tài chính, gồm 7 chương

Table of Contents
expand_more expand_less

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1. Doanh nghiệp

2. Tài chính doanh nghiệp

CHƯƠNG II: BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1. Khái niệm Báo cáo tài chính

2. Báo cáo kết quả kinh doanh

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Báo cáo ngân quỹ):

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1. Phân tích tài chính doanh nghiệp

2. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

3. Nội dung phân tích tài chính

CHƯƠNG IV: ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU, CỔ PHIẾU

1. Trái phiếu

1.1. Đặc điểm của trái phiếu

1.2 . Định giá trái phiếu

1.4. Tính tỷ lệ lợi nhuận yêu cầu đối với trái phiếu (YTM), sử dụng

2. Cổ phiếu

2.1. Định giá cổ phiếu ưu đãi

2.2 . Định giá cổ phiếu thường

CHƯƠNG V: QUẢN LÝ ĐẦU TƯ DÀI HẠN TRONG DOANH NGHIỆP

1. Đầu tư và đầu tư dự án

2. Các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án

2.1. Giá trị hiện tại ròng (Net present value - NPV)

2.2. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ / Tỷ lệ nội hoàn (Internal rate of return – IRR)

2.3. Thời gian hoàn vốn giản đơn (Payback period – PP)

3. Xác định dòng tiền của dự án

3.1. Các dòng tiền của dự án

3.2. Phương pháp xác định dòng tiền

3.3. Một số trường hợp đặc biệt

4. Phân tích và đánh giá dự án

4.1. Đánh giá dự tính về NPV

4.2. Phân tích tình huống

4.3. Phân tích độ nhạy

4.4. Phân tích hòa vốn

5. Đầu tư chứng khoán

5.1. Đặc điểm của đầu tư chứng khoán

5.2. Vai trò của hoạt động đầu tư chứng khoán

5.3. Phân loại đầu tư chứng khoán

5.4. Phân tích, ra quyết định đầu tư chứng khoán

CHƯƠNG VI: QUẢN LÝ NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

1. Tổng quan về vốn của doanh nghiệp

1.1. Khái niệm

1.2. Vai trò

1.3. Phân loại

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nguồn vốn

2. Các phương thức huy động vốn chủ sở hữu

2.1. Vốn góp ban đầu

2.2. Lợi nhuận không chia

2.3. Phát hành cổ phiếu mới

3. Các phương thức huy động nợ

3.1. Tín dụng ngân hàng

3.2. Tín dụng thương mại

3.3. Trái phiếu doanh nghiệp

3.4. Ưu điểm và nhược điểm của nợ nói chung

4. Chi phí

CHƯƠNG VII: QUẢN LÝ TÀI SẢN TRONG DOANH NGHIỆP

1. Quản lý tài sản ngắn hạn

2. Quản lý tài sản cố định và quỹ khấu hao

DETAILED INSTRUCTION

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1. Doanh nghiệp

• Khái niệm doanh nghiệp: là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

• Phân loại doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp tư nhân:

• Do một cá nhân làm chủ

• Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp • Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động nói chung của doanh nghiệp • Không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn

- Doanh nghiệp hợp danh:

• Có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung, ngoài ra có thể có thành viên góp vốn • Thành viên hợp danh phải là cá nhân

• Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty

• Các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã đóng góp

• Các thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty, tiến hành các hoạt động kinh doanh

• Các thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại điều lệ công ty nhưng không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty.

Không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn.

- Công ty cổ phần:

• Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần

• Vốn chủ sở hữu được tạo lập và huy động tăng thêm thông qua phát hành cổ phiếu. • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

• Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã đóng góp.

• Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.

• Có thể phát hành các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) để huy động vốn.

• Việc phân phối lợi nhuận sau thuế thuộc quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông. - Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên:

• Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu

• Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

• Tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty.

• Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc.

Không được phép phát hành cổ phiếu.

 

- Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên:

• Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi.

• Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.

• Thành viên của công ty có quyền biểu quyết tương ứng với phần vốn góp.

• Lợi nhuận sau thuế thuộc về các thành viên của công ty, được phân phối theo quyết định của các thành viên, tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty.

Không được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

 

Môi trường hoạt động của doanh nghiệp:

- Yếu tố công nghệ

- Sự quản lý của Nhà nước

- Rủi ro, đặc biệt là rủi ro tài chính 

- Quan hệ với các đối tác

- Các doanh nghiệp phải làm chủ và dự đoán trước được sự thay đổi của môi trường để sẵn sàng thích nghi với nó.

 

2. Tài chính doanh nghiệp

• Khái niệm tài chính doanh nghiệp: là tổng hòa các mối quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế.

- Quan hệ doanh nghiệp - Nhà nước:

• Mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước: Thuế, phí, lệ phí, ...

• Đối với các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp công ích, Nhà nước thường là người đầu tư vốn ban đầu hoặc cấp vốn bổ sung

- Quan hệ doanh nghiệp - thị trường tài chính:

• Doanh nghiệp có thể tìm kiếm các nguồn tài trợ: vay ngắn hạn, vay dài hạn, phát hành trái phiếu, cổ phiếu

• Doanh nghiệp có thể gửi các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi vào ngân hàng, có thể tham gia đầu tư trái phiếu, cổ phiếu

- Quan hệ doanh nghiệp - các thị trường khác:

• Thông qua các thị trường khác, doanh nghiệp có thể mua sắm nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, tìm kiếm lao động, xác định nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cần thiết cung ứng, hoạch định ngân sách đầu tư kế hoạch sản xuất, tiêu thụ nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường

• Sự hình thành của các dòng vật chất và dòng tiền đối trọng

- Quan hệ nội bộ doanh nghiệp

                                                                          • Cơ sở của tài chính doanh nghiệp:

Cơ sở nền tảng: Dòng, dự trữ và quan hệ giữa chúng

Dòng: Sự dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ (dòng vật chất) hoặc tiền (dòng tiền)

- Phân loại dòng tiền:

• Dòng tiền đối trọng trực tiếp

• Dòng tiền đối trọng có kỳ hạn

• Dòng tiền đối trọng đa dạng

 • Dòng tiền độc lập

• Nội dung của quản trị tài chính doanh nghiệp: Quản trị tài chính được hiểu là sự tác động có chủ đích của nhà quản lý tới các quan hệ tài chính của doanh nghiệp. Có 3 vấn đề cơ bản:

- Chiến lược đầu tư dài hạn:

• Đầu tư dài hạn vào đâu & với quy mô bao nhiêu?

• Tìm kiếm cơ hội đầu tư

• Xây dựng dự án sản xuất kinh doanh

• Thẩm định, phê duyệt dự án

• Thực hiện dự án

• Đánh giá, tổng kết

- Quyết định huy động vốn dài hạn:

• Các nguồn huy động vốn: Huy động vốn từ đâu, dưới hình thức nào? Nợ hay VCSH hay hỗn hợp của nợ và VCSH?

• Quy mô và tỷ trọng các loại vốn: Quy mô của mỗi loại vốn bằng bao nhiêu, chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng vốn mà doanh nghiệp huy động? (Vấn đề về cơ cấu vốn)

- Quản lý tài chính ngắn hạn:

• Quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận

• Quản lý dòng tiền (ngân quỹ)

• Lựa chọn chính sách tài chính - kế toán phù hợp

• Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp

- Quan điểm cũ: Tối đa hóa lợi nhuận:

Tuy nhiên có 3 yếu tố khiến cho mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận không còn là mục tiêu chính của doanh nghiệp theo quan điểm hiện đại:

• Yếu tố thời gian của lợi nhuận

• Yếu tố dòng tiền của cổ đông

 

• Rủi ro

 

- Quan điểm hiện đại: Tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu Tối đa hóa dòng tiền tự do và tối đa hóa thị giá cổ phiếu.

• Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp:

- Quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, đặc biệt trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế

- Nội dung chủ yếu của cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp:

• Cơ chế quản lý tài sản

• Cơ chế huy động vốn, cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận

• Cơ chế kiểm soát tài chính của doanh nghiệp

- Cân bằng lợi ích giữa các đối tượng hữu quan của doanh nghiệp

- Liên hệ chặt chẽ với mọi hoạt động khác của doanh nghiệp, khắc phục được những khiếm khuyết trong trong các lĩnh vực khác

- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính quốc gia

Các nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp:

- Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận:

• Rủi ro: Khả năng xảy ra những biến cố khiến lợi nhuận thực tế sai khác với lợi nhuận kỳ vọng.

• Lợi nhuận của mỗi khoản đầu tư = Thu nhập do chính bản thân khoản đầu tư mang lại (vd cổ tức, trái tức, …) + Lãi / Lỗ về vốn đầu tư (nếu có).

• Với mỗi khoản đầu tư, rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng (dự kiến) càng lớn. 

• Nguyên nhân: Do xu hướng sợ rủi ro của các nhà đầu tư và sự vận động của cung cầu trên thị trường đầu tư khiến cho các khoản đầu tư có mức độ rủi ro cao hơn cũng phải có mức bù đắp rủi ro cao hơn. 

• Áp dụng: Nhà đầu tư lựa chọn các khoản đầu tư dựa vào mức độ lợi nhuận kỳ vọng mà họ mong muốn hoặc mức độ rủi ro mà họ chấp nhận. 

- Nguyên tắc giá trị thời gian của tiền:

• Nội dung: Tiền ở những thời điểm khác nhau có giá trị khác nhau.

• Nguyên nhân: Lạm phát & chi phí cơ hội đầu tư.

• Áp dụng: Khi so sánh các dòng tiền ở những thời điểm khác nhau, cần quy đổi chúng về cùng một thời điểm, sử dụng một tỷ lệ chiết khấu thích hợp. Đây cũng được xem là tỷ lệ tái đầu tư dòng tiền.

- Nguyên tắc thị trường hiệu quả:

• Trong thị trường hiệu quả, thị giá cổ phiếu phản ánh đầy đủ và chính xác tất cả những thông tin về giá trị của doanh nghiệp. Do đó, tối đa hóa giá trị tài sản đồng nghĩa với tối đa hóa thị giá cổ phiếu.

• Áp dụng: Khi ra các quyết định tài chính, cần cân nhắc tác động của các quyết định đó tới thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp.

- Nguyên tắc gắn kết lợi ích người quản lý với lợi ích cổ đông:

• Nội dung: Trong quản trị TCDN, cần có sự gắn kết lợi ích giữa nhà quản lý DN với các cổ đông.

• Nguyên nhân: Sự tồn tại của mâu thuẫn lợi ích tiềm tàng giữa nhà quản lý với cổ đông có thể gây tổn hại tới lợi ích của cổ đông, đi ngược lại mục tiêu hoạt động của DN và quản trị TCDN.

• Giải pháp:

- Đưa người bên phía chủ sở hữu vào bộ máy quản lý DN.

- Áp đặt cơ chế thưởng phạt, đề bạt và sa thải với nhà quản lý dựa trên lợi ích nhà quản lý tạo ra cho cổ đông. 

- Nguyên tắc chi trả:

• Nội dung: Trong hoạt động kinh doanh, DN cần đảm bảo mức ngân quỹ tối thiểu để thực hiện chi trả.

• Áp dụng: DN cần thường xuyên quan tâm tới quản lý ngân quỹ, quản lý các dòng tiền nhập quỹ, xuất quỹ, dòng tiền tăng thêm, v.v…

- Nguyên tắc sinh lợi:

• DN cần tìm kiếm các dự án đầu tư có lợi nhuận ròng dương, dựa trên cơ sở các dòng tiền mà dự án đó phát sinh.

• Doanh nghiệp cần giảm sự cạnh tranh trực tiếp trên thị trường bằng cách tạo ra các sản phẩm khác biệt, giảm thiểu chi phí, v.v…

- Nguyên tắc tác động của thuế:

• Khi ra các quyết định tài chính mà đặc biệt là quyết định huy động vốn và quyết định đầu tư, DN cần cân nhắc sự tác động của các chính sách thuế để đưa ra sự lựa chọn tối ưu nhất.

VD: 

- Về huy động vốn: Vốn huy động từ nợ có thể tạo ra khoản tiết kiệm thuế nhưng VCSH thì không.

- Về đầu tư: Thu nhập từ cổ tức thường có thể được miễn thuế 1 phần, nhưng thu nhập từ trái tức, lãi vay, … thì không.

• Bộ máy quản lý tài chính:

- Nhà lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp (tổng GĐ, phó tổng GĐ hoặc giám đốc tài chính) - Uỷ ban tài chính

- Phòng, ban tài chính

 

CHƯƠNG II: BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1. Khái niệm Báo cáo tài chính

• Khái niệm Báo cáo tài chính: là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hoặc thời kỳ nhất định.

• Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm: 

- Bảng cân đối kế toán:

• Khái niệm: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định

• Các khoản mục cơ bản:

TÀI SẢN (tính thanh khoản giảm dần)

NGUỒN VỐN (tính thanh toán giảm dần)

I. Tài sản ngắn hạn

 I. Nợ phải trả

• Tiền & tương đương tiền

 • Nợ ngắn hạn:

• Các khoản thu ngắn hạn

- Nợ nhà cung cấp

• Đầu tư tài chính ngắn hạn

- Nợ ngân sách Nhà nước

• Tồn kho

- Vay ngân hàng, tổ chức tín dụng

• Các khoản ứng trước

- Doanh thu chưa thực hiện

II. Tài sản dài hạn

• Nợ dài hạn:

 

 

Downloaded by Nhi Ph?m (pnhi10023@gmail.com)

lOMoARcPSD|35821555

• Tài sản cố định hữu hình

- Vay ngân hàng, tổ chức tín dụng

• Tài sản cố định vô hình

- Phát hành trái phiếu

• Tài sản thuê tài chính

II. Vốn chủ sở hữu

• Đầu tư tài chính dài hạn

 • Vốn góp ban đầu

 

• Lợi nhuận giữ lại

 

• Phát hành thêm cổ phiếu

Tổng tài sản

 Tổng nguồn vốn

 

• Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán:

- Tuân thủ các nguyên tắc chung về lập Báo cáo tài chính

- Tài sản: Trật tự tính thanh khoản giảm dần từ trên xuống dưới

- Nguồn vốn: Trật tự ưu tiên trong thanh toán

- Tổng tài sản = tổng nguồn vốn

• Ý nghĩa Bảng cân đối kế toán

- Mô tả tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm

- Cho biết cách thức doanh nghiệp giải quyết 2 vấn đề cơ bản của tài chính doanh nghiệp: chiến lược đầu tư dài hạn và quyết định huy động vốn

 

2. Báo cáo kết quả kinh doanh

• Khái niệm: là báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định  

• Các khoản mục cơ bản trên Báo cáo kết quả kinh doanh:

- Các khoản mục doanh thu:

• Khái niệm: Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế thuộc về doanh nghiệp, phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ kế toán, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

• Phân loại:

- Doanh thu từ hoạt động sản xuất - kinh doanh:

• Phát sinh từ các hoạt động sản xuất và bán hàng thông thường.

• Công thức: S = ∑ (Qi × Pi)

Trong đó: S: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ

Qi, Pi: Lần lượt là số lượng sản phẩm bán ra và giá bán đơn vị sản phẩm của loại sản phẩm i

• Một số yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 

- Khối lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ mà doanh nghiệp có thể cung ứng ra thị trường (Năng lực tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp).

- Chất lượng của các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

- Quan hệ cung cầu trên thị trường về các loại sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

- Phương thức phân phối, tiêu thụ sản phẩm, phương thức thanh toán tiền hàng mà doanh nghiệp đề nghị cho khách hàng.

- Uy tín doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm.

- Doanh thu từ hoạt động tài chính:

 

• Phát sinh từ các hoạt động tài chính trong kỳ.

• Bao gồm:

- Trái tức, cổ tức được hưởng, lợi nhuận được chia.

- Lãi thu được từ nhượng bán chứng khoán đầu tư.

- Lãi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Lãi cho vay được nhận

- Lãi từ kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ, v.v…

- Doanh thu từ các hoạt động bất thường khác:

• Phát sinh từ các hoạt động bất thường, không thường xuyên của doanh nghiệp

VD: Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; Tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ...

• Kế toán xác định doanh thu:

- Thời điểm ghi nhận: Khách hàng chấp nhận thanh toán: đã chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá hoặc xuất hoá đơn bán hàng

- Giá trị ghi nhận: Giá trị hợp lý của hàng hoá được chuyển giao, không bao gồm các khoản thu  cho bên thứ ba

VD: Thuế Giá trị gia tăng

Phân biệt doanh thu và thực thu:

Tổng số tiền bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ được khách hàng chấp nhận thanh toán (ghi nhận trên hoá đơn bán hàng)

- Thuộc doanh nghiệp: Doanh thu

- Thuộc bên thứ ba: Thuế gián thu

- Đã thanh toán: Thu

- Chưa thanh toán: Phải thu

- Các khoản mục chi phí:

• Khái niệm: Chi phí là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí về vật chất và lao động sống mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tổ chức và thực hiện các hoạt động trong kỳ.

• Phân loại:

- Phân loại theo hoạt động và mục đích sử dụng

- Phân loại thành chi phí cố định & chi phí biến đổi

- Phân loại thành chi phí trực tiếp & chi phí gián tiếp

• Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:

- Khái niệm: Là biểu hiện bằng tiền của tất cả các hao phí về vật chất và lao động sống mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường trong kỳ của mình

- Chú ý phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản xuất. 

- Phân loại chi phí sản xuất & tiêu thụ sản phẩm:

• Theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh:

 

5

- Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí sản xuất chung

- Chi phí bán hàng

- Chi phí quản lý doanh nghiệp

• Theo bản chất kinh tế:

- Chi phí lương

- Chi phí nguyên vật liệu, vật tư

- Chi phí khấu hao

- Chi phí dịch vụ mua ngoài

 

- Chi phí SX-KD bằng tiền khác (chi phí xuất quỹ khác của hoạt động SX-KD) • Chi phí tài chính

- Phát sinh từ các hoạt động huy động vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động mang tính chất tài chính khác.

VD: • Lãi vay vốn phải trả cho ngân hàng

• Trái tức phải trả cho trái chủ

• Tiền lãi thuê tài chính phải trả

• Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán; v.v…

• Chi phí khác

- Phát sinh từ các hoạt động không thường xuyên, có tính chất bất thường.

VD: • Chi phí liên quan đến hoạt động nhượng bán, thanh lý tài sản cố định

• Chi phí khắc phục tổn thất do gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh (bão lụt, hỏa hoạn, cháy, nổ…)

• Tiền nộp phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, v.v…

• Kế toán xác định chi phí:

- Thời điểm ghi nhận: DN chấp nhận thanh toán - đã nhận quyền sở hữu hàng hoá hoặc hoá đơn mua hàng

- Giá trị ghi nhận:

• Giá trị hợp lý của các hao phí để có được một lượng hàng hoá, dịch vụ nhất định, không bao gồm các khoản trả cho bên thứ ba

VD: VAT, ...

• Tương ứng với doanh thu trong kỳ

• Là hao phí bằng tiền hoặc mang tính trích lập quỹ như KH TSCĐ

• Phân biệt chi phí và thực chi:

Tổng số tiền mua sản phẩm, dịch vụ được DN chấp nhận thanh toán (ghi nhận trên hoá đơn mua hàng)

- Giá trị hợp lý của sản phẩm, dịch vụ: Chi phí

- Các khoản trả cho bên thứ 3: Thuế gián thu

- Đã thanh toán: Chi

- Chưa thanh toán: Phải trả

- Các khoản mục lợi nhuận:

• Khái niệm: Là phần chênh lệch giữa doanh thu trong kỳ với tổng chi phí mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra để đạt được lượng doanh thu đó. 

• Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí tạo ra doanh thu

• Phân loại:

- Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Lợi nhuận của hoạt động tài chính.

- Lợi nhuận của hoạt động khác.

• Một số chỉ tiêu lợi nhuận thường gặp:

- Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán

- Lợi nhuận hoạt động / Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) = Lợi nhuận gộp - Chi phí bán hàng & quản lý

- Lợi nhuận trước thuế (EBT) = Lợi nhuận hoạt động - Chi phí tài chính

- Lợi nhuận sau thuế (EAT) = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN

VD: Một doanh nghiệp X trong năm N bán được số lượng sản phẩm là 300,000 với giá gốc là 10$. Trong đó, có 40,000 sản phẩm bán ra với chiết khấu thương mại là 50%. Biết giá vốn hàng bán của doanh nghiệp X bằng 40% doanh thu thuần. Xác định lợi nhuận gộp của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm N

Giải

LNG = Doanh Thu - Khoản giảm trừ doanh thu - Giá vốn hàng bán

= 3.000.000 - 200.000 – (2.800.000 x 0.4) 

= 1.680.000$

• Ý nghĩa của lợi nhuận đối với doanh nghiệp:

- Là tiền đề quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

- Là nhân tố quan trọng để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nguồn lao động.

- Là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh hiệu quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nào đó của doanh nghiệp.

• Phân phối lợi nhuận: Quy trình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp: Lợi nhuận trước thuế:

- (1) Bù đắp các khoản nợ từ năm trước theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

- (2) Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước

- (3) Bù đắp các khoản nợ từ năm trước đã hết hạn bù lỗ theo quy định

- (4) Trích lập các quỹ của doanh nghiệp theo quy định

- (5) Chia cổ tức cho các cổ đông, chia lợi nhuận cho các bên góp vốn

- Thuế:

 

• Thuế Giá trị gia tăng (VAT):

 

- Khái niệm: là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

- Văn bản pháp luật về VAT:

• Luật Thuế GTGT số 02/1997/QH 9

• Luật Thuế GTGT số 07/2003/QH 11

• Nghị định số 158/2003/NĐ-CP

• Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH 12

• Nghị định số 123/2008/NĐ - CP

- Phạm vi áp dụng:

• Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng: Hàng hoá, dịch vụ (kể cả dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân nước ngoài) dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

• Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng: Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam hoặc nhập khẩu từ nước ngoài các hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng

- Giá tính thuế giá trị gia tăng:

• Đối với hàng hóa không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và có nguyên vật liệu được lưu chuyển trong nước (không nhập khẩu từ nước ngoài): Giá bán chưa có VAT

• Đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và có nguyên vật liệu được lưu chuyển trong nước (không nhập khẩu từ nước ngoài): Giá bán có thuế Tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa bao gồm VAT

• Đối với hàng nhập khẩu: Giá nhập tại cửa khẩu + Thuế Nhập khẩu (nếu có) + Thuế Tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

- Các mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đang áp dụng tại Việt Nam:

• Thuế suất 0%: áp dụng với hàng hóa xuất khẩu

• Thuế suất 5%: áp dụng với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng • Thuế suất 10%: áp dụng với những hàng hóa, dịch vụ còn lại

- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng:

• Phương pháp trực tiếp

• Phương pháp khấu trừ:

 

- Doanh nghiệp đóng vai trò trung gian trong quá trình thu và nộp thuế GTGT cho Nhà nước - Khâu bán (Đầu ra): VAT đầu ra = VAT thu hộ Nhà nước

- Khâu mua (Đầu vào): VAT đầu vào = VAT nộp hộ người tiêu dùng

→ VAT còn phải nộp = VAT đầu ra – VAT đầu vào

- Chú ý:

• Về lý thuyết, VAT không ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp

• VAT là thuế đánh vào người tiêu dùng cuối cùng

• VAT tính theo phương pháp khấu trừ là thuế gián thu

• Thuế tiêu thụ đặc biệt:

- Khái niệm: Là sắc thuế đánh vào một số hàng hoá, dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục Nhà nước quy định, chủ yếu là những hàng hóa có giá trị tích lũy lớn và những hàng hóa bị xem là gây ra hệ quả tiêu cực cho xã hội.

- Các văn bản quy phạm pháp luật về thuế Tiêu thụ đặc biệt:

• Luật Thuế TTĐB số 05/1998/QH 10

• Luật Thuế TTĐB số 08/2003/QH 11

• Nghị định số 149/2003/NĐ-CP

• Luật Thuế TTĐB số 27/2008/QH 12

• Nghị định số 29/2009/NĐ - CP

- Phạm vi áp dụng

• Đối tượng chịu thuế: Những hàng hóa, dịch vụ có tích lũy lớn và cần phải hạn chế sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hoặc tiêu dùng

VD: Hàng hóa dịch vụ cao cấp: Tàu bay, du thuyền, ...

Hàng hóa dịch vụ tiêu dùng nhiều sẽ gây hại: Rượu, bia, thuốc lá, ...

...

• Đối tượng nộp thuế: Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, nhập khẩu các hàng hóa, dịch vụ nói trên.

- Cơ sở tính thuế tiêu thụ đặc biệt:

• Giá bán chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt và VAT

• Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu

- Công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt:

Thuế tiêu thụ đặc biệt cpn

 =

 Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng xuất kho tiêu thụ trong kỳ

 -

 Số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu mua nguyên vật liệu tương ứng với số hàng xuất kho tiêu thụ trong kỳ

 

 

 

• Thuế tiêu thụ đặc biệt đầu ra = Doanh thu x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

 

• Thuế thu nhập doanh nghiệp:

- Khái niệm: Là sắc thuế tính trên thu nhập trước thuế (thu nhập chịu thuế) của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.

- Người nộp thuế: Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.

- Đối tượng chịu thuế: Thu nhập chịu thuế phát sinh trong kỳ tính thuế của doanh nghiệp. - Công thức:

• Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí hợp lý, hợp lệ + Thu nhập khác

• Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất thuế TNDN

- Đặc điểm:

• Thuế trực thu phụ thuộc kết quả kinh doanh của người nộp thuế

• Là thuế được khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân.

• Một số loại thuế khác:

- Thuế môn bài: lệ phí thu hằng năm mà các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế

- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

- Thuế tài nguyên

• Kết cấu của Báo cáo kết quả kinh doanh:

Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

 ...

Các khoản giảm trừ

 ...

Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

 ...

Giá vốn hàng bán

 ...

Lợi nhuận gộp

 ...

Doanh thu tài chính

 ...

Chi phí tài chính

 ...

Chi phí bán hàng

 ...

Chi phí quản lý doanh nghiệp

 ...

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

 ...

Thu nhập khác

 ...

Chi phí khác

 ...

Phần lỗ trong liên doanh

 ...

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

 ...

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

 ...

Lợi ích / chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

 ...

Lợi nhuận sau thuế

 ...

 

 

VD: Báo cáo kết quả kinh doanh

 

2018

 2017

TỔNG DOANH THU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

 391.888

 39.259

Các khoản giảm trừ doanh thu

 0

 0

Doanh thu thuần

 391.888

 39.259

Giá vốn bán hàng

 284.568

 24.156

Lợi nhuận gộp

 107.319

 15.103

Doanh thu hoạt động tài chính

 12

 3

Chi phí tài chính

 23

 0

Trong đó: Chi phí lãi vay

 0

 0

Lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết

 0

 0

Chi phí bán hàng

 147

 147

Chi phí quản lý doanh nghiệp

 2.687

 3.306

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

 104.475

 11.653

Thu nhập khác

 689

 0

Chi phí khác

 6

 33

Lợi nhuận khác

 683

 -33

Lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết (trước 2015)

 0

 0

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

 105.158

 11.620

Chi phí thuế TNDN

 243

 121

Chi phí thuế TNDN hiện hành

 243

 121

Chi phí thuế TNDN hoãn lại

 0

 0

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

 104.915

 14.499

Lợi ích của cổ đông thiểu số

 2.093

 211

Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ

 102.822

 11.288

Lãi cơ bản trên cổ phiếu

 0

 0

 

 

• Ý nghĩa của Báo cáo kết quả kinh doanh:

- Là cơ sở đánh giá tình hình kinh doanh, kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ. - Phản ánh khả năng quản lý chi phí của doanh nghiệp

- Là cơ sở để ra quyết định kinh tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp

 

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Báo cáo ngân quỹ):

• Khái niệm: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính phản ánh sự vận động của các dòng tiền trong một thời kỳ (tháng, quý, năm…)

• Phân loại dòng tiền của doanh nghiệp theo các hoạt động phát sinh ra chúng:

- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất – kinh doanh

- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư

- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính

• Phương pháp lập Báo cáo ngân quỹ:

- Phương pháp trực tiếp: Phân tích và tổng hợp trực tiếp các dòng tiền nhập quỹ (vào) và xuất quỹ (ra) theo từng nội dung, nghiệp vụ từ các sổ sách kế toán của doanh nghiệp. (xem mẫu ở slide kế tiếp)

- Phương pháp gián tiếp: Điều chỉnh lợi nhuận sau thuế thành lưu chuyển tiền thuần của hoạt động kinh doanh bằng cách loại bỏ tác động của những khoản mục không phải bằng tiền, lãi/lỗ từ hoạt động đầu tư và tài chính, sự thay đổi của các khoản mục tài sản ngắn hạn không phải tiền và tương đương tiền và nợ ngắn hạn trong kỳ kinh doanh.

• Kết cấu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Khoản mục

 Tháng ...

 Tháng ...

 Tháng ...

 Dư cuối kỳ

I. Nhập quỹ (Dòng tiền vào)

 

 

 

 

Tiền bán hàng

 

 

 

 Phải thu

Thu nợ

 

 

 

 

...

 

 

 

 

Tổng thu

 

 

 

 

II. Xuất quỹ (Dòng tiền ra)

 

 

 

 

Mua vật tư

 

 

 

 Phải trả

Trả lương

 

 

 

 

Nộp thuế

 

 

 

 Phải nộp

...

 

 

 

 

Tổng chi

 

 

 

 

III. Xử lý ngân quỹ

 

 

 

 

Dư đầu kỳ

 

 

 

 

Chênh lệch thu - chi

 

 

 

 

Dư cuối kỳ

 

 

 

 

 

• Ý nghĩa:

- Phản ánh sự vận động của các dòng tiền trong một thời kỳ (tháng, quý, năm…)

- Cùng với báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh hiệu quả quản lý hoạt động tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp

- Là cơ sở để quản lý ngân quỹ doanh nghiệp

- Thuyết minh báo cáo tài chính:

• Mục đích: Tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin, số liệu đã được trình bày trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán.

• Nguyên tắc lập và trình bày:

- Đưa ra thông tin về cơ sở lập Báo cáo tài chính và chính sách kế toán áp dụng.

- Trình bày các thông tin theo quy định của chuẩn mực kế toán mà chưa được trình bày trong các BCTC khác.

- Cung cấp các thông tin bổ sung cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý.

- Trình bày một cách hệ thống. Các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong thuyết minh Báo cáo tài chính.

• Nội dung:

- Đặc điểm hoạt động, kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ. 

- Tuyên bố về việc tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán.

- Giải trình cơ sở đánh giá và chính sách kế toán được áp dụng.

- Thông tin bổ sung cho mỗi khoản mục trên mỗi Báo cáo tài chính.

- Biến động vốn chủ sở hữu.

- Những nghĩa vụ tiềm tàng, những khoản cam kết và thông tin tài chính khác, các thông tin phi tài chính.

 

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1. Phân tích tài chính doanh nghiệp

• Khái niệm phân tích Tài chính doanh nghiệp:

Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ để thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.

• Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp:

- Đối với nhà quản trị:

• Tạo thành chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, đánh giá khả năng thanh toán, khả năng sinh lời cũng như các rủi ro của doanh nghiệp.

• Làm cơ sở cho các dự báo tài chính như lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch ngân quỹ...

• Cung cấp thông tin cho các quyết định của giám đốc tài chính cũng như ban giám đốc, đồng thời là công cụ kiểm soát các hoạt động quản lý.

- Đối với nhà đầu tư:

• Đánh giá khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của các khoản đầu tư vào doanh nghiệp,  • Đánh giá biến động của giá trị cổ phiếu của DN, …

- Đối với người cho vay:

• Vay ngắn hạn: Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp

• Vay dài hạn: Khả năng sinh lợi quyết định khả năng hoàn trả vốn và lãi vay.

• Là cơ sở để ra quyết định cho vay.

• Thu thập thông tin trong phân tích tài chính doanh nghiệp:

- Thông tin định lượng và định tính

- Thông tin tài chính và phi tài chính

- Thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp …

- Trong đó, nguồn cung cấp thông tin quan trọng nhất chính là các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

 

2. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

• Phương pháp phân tích theo chiều ngang (phân tích xu hướng).

- So sánh số liệu trên các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp ở những thời điểm hoặc thời kỳ khác nhau.  - Đánh giá xu hướng vận động của các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính.

- Yêu cầu thu thập số liệu của nhiều kỳ liên tiếp (thường lấy 5 kỳ).

2018 2017

• Phương pháp phân tích theo chiều dọc (phân tích báo cáo chuẩn tỷ trọng hay báo cáo đồng quy mô).

- Phân tích tỷ trọng và sự thay đổi tỷ trọng của các khoản mục trên Báo cáo tài chính so với khoản mục cơ sở. 

- Thể hiện được cơ cấu của các khoản mục trên Báo cáo tài chính.

- Có thể áp dụng để so sánh những doanh nghiệp có quy mô khác nhau

 

 

• Diễn giải ý nghĩa của các tỷ số

- Các mốc so sánh thường sử dụng:

• Mức trung bình ngành

• Các doanh nghiệp đầu ngành 

• Mức kế hoạch 

• Số liệu kỳ trước

• Phương pháp tách đoạn (Du Pont):

 

- Được áp dụng đầu tiên bởi công ty DuPont (Mỹ) và ngày nay được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia.

- Bản chất là tách một chỉ tiêu phân tích tài chính thành tích của các chỉ tiêu phân tích có mối quan hệ tương hỗ với nó, dựa vào đó để đánh giá sự tác động của các chỉ tiêu phân tích thành phần lên chỉ tiêu phân tích ban đầu, đồng thời truy xét sự thay đổi của chỉ tiêu phân tích ban đầu là do yếu tố nào gây ra. 

• Các phương pháp phân tích khác

 

3. Nội dung phân tích tài chính

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment