Marketing căn bản

Ôn tập tổng hợp

Đề cương tổng hợp lý thuyết môn E Marketing căn bản chuẩn chương trình đại học cho sinh viên, người mới bắt đầu. Bài viết bao gồm những kiến thức căn bản quan trọng nhất, các bước xây dựng chiến lược Marketing và các mô hình Marketing kinh điển.

Table of Contents
expand_more expand_less

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MARKETING

I. Bản chát của Marketing

II. Vai trò và vị trí của marketing trong doanh nghiệp

III. Quản trị marketing

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ NGHIÊN CỨU MARKETING

I. Khái quát về hệ thống thông tin marketing

II. Nghiên cứu marketing

CHƯƠNG 3: MÔI TRƯỜNG MARKETING

I. Tổng quan về môi trường marketing

II. Môi trường marketing vi mô

III. Môi trường marketing vĩ mô

CHƯƠNG 4: THỊ TRƯỜNG VÀ HÀNH VI KHÁCH HÀNG

I. Hành vi (mua) người tiêu dùng

II. Hành vi mua của khách hàng tổ chức

CHƯƠNG 5: PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG, LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ

I. Khái quát về tiến trình STP

II. Phân đoạn thị trường

III. Lựa chọn thị trường mục tiêu

CHƯƠNG 6: XÁC LẬP VÀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC MARKETING

I. Khái quát về chiến lược marketing

II. Kế hoạch hóa chiến lược marketing trong quản trị marketing

2. Marketing chiến thuật

III. Những nội dung cơ bản của một bản kế hoạch chiến lược marketing

CHƯƠNG 7: CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM

1. Sản phẩm theo quan điểm marketing

2. Các quyết định liên quan tới từng đơn vị sản phẩm

3. Danh mục và chủng loại sản phẩm

4. Marketing sản phẩm mới

5. Chu kỳ sống của sản phẩm

CHƯƠNG 8: CHÍNH SÁCH GIÁ CẢ

I. Khái quát chung về giá

II. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quyết định giá

III. Tiến trình xác định mức giá cơ bản

IV. Các chính sách giá điển hình

CHƯƠNG 9: CHÍNH SÁCH KÊNH PHÂN PHỐI

I. Khái quát về kênh phân phối

II. Cấu trúc và tổ chức kênh phân phối

III. Quản trị kênh phân phối

CHƯƠNG 10: QUYẾT ĐỊNH TRUYỀN THÔNG MARKETING

1. Khái quát về xúc tiến hỗn hợp – truyền thông marketing – P

2. Quy trình xây dựng kế hoạch truyền thông marketing

3. Xác lập hỗn hợp xúc tiến và ngân sách

4. Những quyết định liên quan đến từng công cụ xúc tiến:

 

DETAILED INSTRUCTION

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MARKETING

      I.          Bản chát của Marketing

Khái niệm nền tảng

      Nhu cầu thị trường: nhu cầu tự nhiên, mong muốn, cầu thị trường

      Giá trị, chi phí và sự thỏa mãn

      Giá trị: lợi ích mà người tiêu dùng nhận được khi mua hàng hóa/dịch vụ.

      Chi phí: số tiền mà người tiêu dùng phải bỏ ra để mua hàng hóa/dịch vụ.

      Sự thỏa mãn: mức độ hài lòng của người tiêu dùng sau khi mua hàng hóa/dịch vụ.

      Trao đổi, giao dịch

      Thị trường, khách hàng

      Sản phẩm, chu kỳ sống sản phẩm

      Marketing: Hoạt động nhằm giới thiệu và bán hàng hóa/dịch vụ đến khách hàng tiềm năng. Mục tiêu: thu hút khách hàng, tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận.

      Marketing mix (4P)

      Sản phẩm (Product): quyết định về sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ cung cấp cho thị trường.

      Giá cả (Price): quyết định về giá bán của sản phẩm.

      Phân phối (Place): quyết định về cách thức đưa sản phẩm đến tay khách hàng.

      Khuyến mãi (Promotion): quyết định về các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi để thu hút khách hàng.

 

   II.          Vai trò và vị trí của marketing trong doanh nghiệp

1. Phương tiện quảng cáo:

      Marketing giúp doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng tiềm năng.

      Sử dụng nhiều kênh quảng cáo khác nhau như: truyền hình, báo chí, internet, mạng xã hội, v.v.

      Giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và nâng cao nhận thức về thương hiệu.

2. Tìm kiếm khách hàng:

      Marketing giúp doanh nghiệp xác định và tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

      Sử dụng các nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu khách hàng để hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của họ.

      Phát triển các chiến lược marketing phù hợp để thu hút khách hàng tiềm năng và chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự.

3. Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng:

      Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng.

      Tạo ra các kênh giao tiếp hiệu quả để khách hàng có thể dễ dàng liên hệ với doanh nghiệp.

      Giải quyết các khiếu nại và phản hồi của khách hàng một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.

      Giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin và sự trung thành của khách hàng.

4. Hỗ trợ xây dựng mối quan hệ:

      Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

      Tổ chức các chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng.

      Cung cấp các dịch vụ hậu mãi tốt để giữ chân khách hàng.

      Giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh thương hiệu uy tín và chuyên nghiệp.

5. Tạo kênh phân phối:

      Marketing giúp doanh nghiệp xác định và lựa chọn các kênh phân phối phù hợp để đưa sản phẩm đến tay khách hàng.

      Có thể sử dụng các kênh phân phối trực tiếp như cửa hàng bán lẻ, hoặc kênh phân phối gián tiếp như đại lý, nhà bán hàng trực tuyến.

      Đảm bảo sản phẩm được phân phối rộng rãi và dễ dàng tiếp cận khách hàng.

6. Nền tảng cho các giao dịch bán hàng:

      Marketing đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động bán hàng.

      Thu hút khách hàng tiềm năng, tạo nhu cầu mua sản phẩm.

      Khuyến khích khách hàng mua sản phẩm thông qua các chương trình khuyến mãi, quảng cáo.

      Hỗ trợ đội ngũ bán hàng trong việc chốt đơn hàng và tăng doanh số bán hàng.

7. Phương tiện phản hồi trực tiếp:

      Marketing giúp doanh nghiệp thu thập phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ.

      Qua các kênh khảo sát, ý kiến khách hàng, v.v.

      Giúp doanh nghiệp cải thiện sản phẩm, dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

 

 III.          Quản trị marketing

      Các quan điểm quản trị marketing

Sự ra đời và phát triển của lý thuyết Marketing hiện đại gắn liền với quá trình tìm kiếm các phương pháp (triết lý) quản trị doanh nghiệp hướng ra thị trường.

      Quan điểm tập trung vào sản xuất

      Quan điểm tập trung vào sản phẩm

      Quan điểm tập trung vào bán hàng

      Quan điểm marketing

      Quan điểm marketing đạo đức –xã hội

      Quá trình quản trị marketing

      Phân tích các cơ hội marketing

      Phân đoạn phân tích và lựa chọn thị trường mục tiêu

      Xây dựng chiến lược marketing

      Lập kế hoạch marketing

      Tổ cức thực hiện, kiểm tra, đánh giá

 

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ NGHIÊN CỨU MARKETING

 

      I.          Khái quát về hệ thống thông tin marketing

      Nhiệm vụ của MIS & Nghiên cứu Marketing: đầy đủ, Chính xác, cập nhật, Phân phối đúng yêu cầu, đúng đối tượng

      Các bộ phận cấu thành

      MIS bao gồm:

      Hệ thống nghiên cứu marketing

      Hệ thống phân tích dữ liệu

      Hệ thống tình báo marketing

      Hệ thống báo cáo nội bộ

      Nhà Quản trị Marketing:

      Phân tích

      Lập kế hoạch

      Tổ chức thực hiện

      Kiểm tra quá trình thực hiện

      Những quyết định truyền thông Marketing

      Môi trường marketing

      Thị trường mục tiêu

      Đối thủ cạnh tranh

      Kênh phân phối

      Công chúng

      Môi trường vi mô

 

   II.          Nghiên cứu marketing

      Nội dung nghiên cứu

      Môi trường vĩ mô:

Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp có thể tác động đến hoạt động kinh doanh của nó. Các yếu tố này thường mang tính tổng thể và khó kiểm soát, nhưng doanh nghiệp cần theo dõi và đánh giá để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Dưới đây là một số yếu tố chính trong môi trường vĩ mô:

      Các xu hướng nhân khẩu học: Tỷ lệ sinh, tử vong, cơ cấu độ tuổi dân số, Phân bố dân cư theo khu vực địa, Mức độ giáo dục và thu nhập, Thay đổi trong cấu trúc gia đình,...

      Các xu hướng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, Lãi suất, tỷ giá hối đoái…

      Các xu hướng về lối sống: Sở thích tiêu dùng, xu hướng thời trang, Sức khỏe và y tế, Môi trường và phát triển bền vững,...

      Các xu hướng về công nghệ: Phát triển công nghệ mới, đổi mới sáng tạo, Trí tuệ nhân tạo, Tự động hóa, IoT,...

      Các khuynh hướng chính trị /luật pháp: Hệ thống chính trị và thể chế, Chính sách thương mại và đầu tư, Luật pháp về lao động và môi trường,...

      Môi trường công ty:

Môi trường công ty bao gồm các yếu tố bên trong doanh nghiệp và những yếu tố có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và thành công của doanh nghiệp. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng trong môi trường công ty:

      Thông tin về khách hàng: Hiểu rõ về khách hàng là nền tảng để doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

      Nhu cầu, ước muốn, hành vi

      Các yếu tố ảnh hưởng

      Thông tin về đối tác

      Nhu cầu, ước muốn, hành vi

      Thông tin về đối thủ cạnh tranh

      Các yếu tố khác

 

      Môi trường tác nghiệp

      Thị phần và doanh số của công ty

      Các đơn đặt hàng của công ty với nhà cung cấp

      Các đơn đặt hàng của KH với công ty

      Chi phí kinh doanh của công ty

      Lợi nhuận tính trên KH, sản phẩm, khúc thị trường, kênh phân phối, quy mô đơn đặt hàng và khu vực địa lý

 

      Tiến trình nghiên cứu:

      Xác định vấn đề và hình thành mục tiêu

      Lập kế hoạch nghiên cứu

      Tổ chức nghiên cứu

      Xử lý kết quả nghiên cứu

      Trình bày kết quả nghiên cứu

 

CHƯƠNG 3: MÔI TRƯỜNG MARKETING

 

      I.          Tổng quan về môi trường marketing

      Yếu tố đánh giá trong MT emarrketing

      Khách hàng: Đặc điểm, cách sử dụng công nghệ, hành vi, nhu cầu và mong muốn

      Phân tích thị trường: Các trung gian, những người có ảnh hưởng, các đối tác tiềm năng, các yếu tố trực tuyến ảnh hưởng đến hành vi mua hàng, các cơ hội và mối đe dọa

      Đối thủ cạnh tranh: trực tiếp, gián tiếp cũng như các doanh nghiệp trong ngành và ngoài ngành

      Môi trường vĩ mô: ảnh hưởng của yếu tố xã hội, luật pháp, môi trường, chính trị và công nghệ.

      Đánh giá nội bộ : về hiệu quả của các phương pháp marketing số hiện có, điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp

 

   II.          Môi trường marketing vi mô

      Khách hàng

Để đạt được thành công, tổ chức phải đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đây là yếu tố quan trọng mang lại lợi nhuận và giá trị cho cả công ty và khách hàng.

Để làm được điều này, công ty cần phải phân tích kỹ các mong đợi của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của mình để có thể đáp ứng tốt hơn. Chú ý rằng khách hàng là yếu tố không thể thiếu và nếu không có họ thì không doanh nghiệp nào có thể tồn tại lâu dài được.

 

      Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là các đối thủ kinh doanh trong cùng lĩnh vực hoạt động. Để đối phó với sự cạnh tranh khốc liệt, công ty cần phải tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình.

Cần chú ý rằng, để tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh, công ty cần phải giám sát cẩn thận các động thái của đối thủ cạnh tranh (bao gồm cả đối thủ tiềm năng) và dự đoán các phản ứng của họ đối với các động thái của mình.

 

      Nhà cung cấp

Doanh nghiệp cần xem xét hai khả năng lợi ích giữa nhà cung cấp và chính mình:

Trường hợp 1: Duy trì mối quan hệ lâu dài, tạo sự hợp tác tốt, giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ mất đi sự tự do trong việc lựa chọn nguồn cung cấp.

Trường hợp 2: Lựa chọn hợp tác với các nhà cung cấp trong thời gian ngắn, thay đổi linh hoạt để tìm kiếm sự đa dạng và thoải mái trong lựa chọn, tuy nhiên, điều này không có lợi cho tài chính của doanh nghiệp.

 

      Đại lý và nhà phân phối

Các đối tác kênh đóng vai trò quan trọng trong định hình thành công của chiến lược tiếp thị bởi vì chính họ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, cung cấp thông tin và gợi ý về nhu cầu và mong muốn của khách hàng liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

 

      Nhà đầu tư

Nhà đầu tư trong công ty là những người sở hữu tài sản lớn và có khả năng ủng hộ cho các dự án của công ty. Một trong những mục tiêu quan trọng của công ty là thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn để có thể đầu tư vào các dự án mới.

 

 III.          Môi trường marketing vĩ mô

      Môi trường kinh tế

Các doanh nghiệp cần phải chú ý đến các yếu tố kinh tế ngắn hạn và dài hạn, cũng như sự can thiệp của chính phủ trong nền kinh tế. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ sử dụng các phân tích về các yếu tố kinh tế để đưa ra quyết định đầu tư vào các ngành và khu vực tương ứng.

 

Tình trạng của nền kinh tế: Trong mỗi chu kỳ kinh tế, doanh nghiệp sẽ phải đưa ra những quyết định phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại và điều chỉnh chiến lược kinh doanh để đạt được hiệu quả tối đa.

Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: lãi suất, lạm phát,...

Các chính sách kinh tế của chính phủ: luật tiền lương cơ bản, giảm thuế, trợ cấp,....

Có tầm nhìn xa về nền kinh tế: triển vọng nền kinh tế tăng, gia tăng mức GDP,...

 

      Môi trường công nghệ

Để thành công trong việc tiếp cận thị trường, các nhà làm marketing cần có hiểu biết sâu rộng về sự thay đổi trong môi trường kỹ thuật và khả năng của các công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Họ cần phải tăng cường sự cộng tác với các chuyên gia nghiên cứu và phát triển để khuyến khích việc nghiên cứu có sự định hướng theo thị trường.

 

      Môi trường nhân khẩu học

Nhân khẩu học, một khoa học nghiên cứu về dân số trên các khía cạnh như tỷ lệ tăng trưởng, phân bố dân cư, cơ cấu lứa tuổi, tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết, cơ cấu lao động, mức thu nhập, giáo dục và các đặc tính kinh tế - xã hội khác, có thể được sử dụng để dự đoán nhu cầu tiêu dùng sản phẩm trong tương lai.

 

      Môi trường Văn hoá - Xã hội

Các khu vực trên thế giới đều có những giá trị văn hóa và yếu tố xã hội đặc trưng riêng, điều này ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của người dân ở địa phương. Giá trị văn hóa là những điều cơ bản của một xã hội và cần được bảo vệ chặt chẽ, đặc biệt là các giá trị tinh thần.

 

Chẳng hạn, không thể ăn thịt heo ở các nước Hồi giáo.

 

Ở Việt Nam, sự pha trộn giữa các nền văn hóa rõ ràng được thể hiện thông qua việc lan rộng trào lưu văn hóa Hàn Quốc gần đây. Bằng cách quan sát xung quanh, ta dễ dàng nhận thấy những cô gái tạo kiểu tóc, trang điểm và ăn mặc theo phong cách Hàn Quốc. Tất cả những điều này bắt nguồn từ làn sóng âm nhạc và phim ảnh Hàn Quốc (Hallyu).

 

      Môi trường Chính trị - Pháp luật

Yếu tố chính trị và luật pháp có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến tất cả các ngành kinh doanh trên một vùng lãnh thổ, và có thể ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và phát triển của các ngành này:

      Chính sách thuế: Các chính sách thuế liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ và thu nhập sẽ có tác động đáng kể đến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp.

      Các đạo luật liên quan: Luật doanh nghiệp, luật lao động, luật đầu tư,...

      Chính sách: Chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế,....

 

CHƯƠNG 4: THỊ TRƯỜNG VÀ HÀNH VI KHÁCH HÀNG

      I.          Hành vi (mua) người tiêu dùng

Các nhóm khách hàng:

      Khách hàng người tiêu dùng: người mua sản phẩm

      Khách hàng tổ chức: nhà sản xuất, trung gian thương mại, cơ quan tổ chức

      Khách hàng quốc tế: người tiêu dùng, cơ quan tổ chức, nhà sản xuất, nhà phân phối

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment