Kiểm toán căn bản

Ôn tập tổng hợp

Tổng hợp lý thuyết, kiến thức cơ bản về học phần Kiểm toán căn bản, gồm 10 chương.

Table of Contents
expand_more expand_less

CHƯƠNG 1: KIỂM TRA KIỂM SOÁT TRONG QUẢN LÝ

1. Khái niệm

2. Các giai đoạn của quản lý

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm tra, kiểm soát

4. Kiểm tra kế toán trong hoạt động tài chính

5. Lịch sử phát triển của kiểm tra tài chính

CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN

1. Bản chất của kiểm toán

1.1. Quan điểm thứ nhất – Cơ chế thị trường

1.2. Quan điểm thứ hai – Cơ chế kế hoạch hóa tập trung

1.3. Quan điểm thứ ba – hiện đại

2. Chức năng của kiểm toán

2.1. Chức năng xác minh:

2.2. Chức năng bày tỏ ý kiến

3. Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán trong quản lý

CHƯƠNG 3: PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN

1. Khái quát các cách phân loại kiểm toán

2. Phân loại kiểm toán theo đối tượng cụ thể

2.1. Kiểm toán (báo cáo) tài chính (Audit of financial statements)

2.2. Kiểm toán hoạt động (Operational Audit)

2.3. Kiểm toán liên kết (Intergrated Audit)

3. Phân loại kiểm toán theo hệ thống bộ máy tổ chức

3.1. Kiểm toán độc lập

3.2. Kiểm toán nhà nước

3.3. Kiểm toán nội bộ

CHƯƠNG 4: ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN

1. Khái quát về đối tượng kiểm toán và khách thể kiểm toán

2. Thực trạng của hoạt động tài chính

3. Tài liệu kế toán

4. Thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính

5. Từng hoạt động với mục tiêu 3Es Đối tượng cụ thể của kiểm toán:

CHƯƠNG 5: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN THUỘC NỘI DUNG KIỂM TOÁN

1. Khái niệm về gian lận và sai sót

1.1. Gian lận

1.2. Sai sót

1.3. Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót Gian lận và sai sót xảy ra ở đơn vị được kiểm toán

2. Trọng yếu và rủi ro

2.1. Trọng yếu

2.2. Rủi ro (AR)

3. Chứng từ kế toán

4. Cơ sở dữ liệu

4.1. Khái niệm

4.2. Phân loại cơ sở dẫn liệu theo phương pháp tuân thủ

4.3. Phân loại cơ sở dẫn liệu theo phương pháp cơ bản

5. Bằng chứng kiểm toán

5.1. Khái niệm

5.2. Phân loại

5.3. Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán

6. Hồ sơ kiểm toán

6.1. Hồ sơ kiểm toán

7. Xét đoán và hoài nghi nghề nghiệp

CHƯƠNG 6: HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN

1. Cơ sở hình thành phương pháp kiểm toán

2. Hệ thống phương pháp kiểm chứng chứng từ

2.1. Kiểm toán cân đối

2.2. Đối chiếu trực tiếp

2.3. Đối chiếu Logic

3. Hệ thống phương pháp kiểm toán chứng từ

3.1. Kiểm kê

3.2. Thực nghiệm

3.3. Điều tra

CHƯƠNG 7: CHỌN MẪU KIỂM TOÁN

1. Khái niệm

2. Các hình thức chọn mẫu

3. Phương pháp chọn

3.1. Chọn mẫu xác suất theo đơn vị hiện vật

3.2. Chọn mẫu ngẫu nhiên theo hệ thống

CHƯƠNG 8: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN

1. Mục tiêu

2. Chuẩn bị kiểm toán

3. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

4. Kết thúc kiểm toán

CHƯƠNG 9: TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN

1. Nguyên tắc và nhiệm vụ tổ chức bộ máy kiểm toán

2. Tổ chức các bộ máy kiểm toán

2.1. Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập

2.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán Nhà nước

2.3. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ

CHƯƠNG 10:  CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN

1. Khái quát chung về chuẩn mực kế toán

2. Những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến

3. Xây dựng chuẩn mực kiểm toán

 

DETAILED INSTRUCTION

 

CHƯƠNG 1: KIỂM TRA KIỂM SOÁT TRONG QUẢN LÝ

1. Khái niệm

-     Quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các hướng đã định trên cơ sở những nguồn lực xác định nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

 

2. Các giai đoạn của quản lý

-     Kết luận: Kiểm tra, kiểm soát không phải là một giai đoạn hay một pha của quản lý mà nó được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình này. Do đó, cần quan niệm rằng kiểm tra, kiểm soát là một chức năng của quản lý.

 

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm tra, kiểm soát

-     Cấp quản lý

+    Vĩ mô: nhà nước

+    Trực tiếp: thanh tra (kiểm tra, kết luận, xử lý)

+    Gián tiếp: sử dụng kết quả của các cơ quan khác

+    Vi mô: đơn vị cơ sở

+    Ngoại kiểm: cơ quan kiểm tra, kiểm soát cấp trên thực hiện

+    Nội kiểm: tự đơn vị thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ

-     Loại hình sở hữu

+    Nhà nước: chịu sự kiểm tra, kiểm soát nội bộ của cơ quan nhà nước

+    Tư nhân: chịu sự kiểm tra, kiểm soát về tài chính theo quy định của pháp luật

-     Loại hình hoạt động

+    Sản xuất kinh doanh: lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu kiểm tra kiểm soát hướng tới hiệu quả của vốn, lao động và tài nguyên

+    Hành chính sự nghiệp: Việc hoàn thành nhiệm vụ cụ thể được đặt lên hàng đầu  kiểm tra hướng tới tính hiệu năng của quản lý thay cho hiệu quả kinh doanh

-     Truyền thống văn hóa và điều kiện KT – XH: Trình độ kinh tế, chính trị, dân trí, quản lý, tính kỷ cương ảnh hưởng tới kiểm tra

=> Kết luận:

-     Kiểm tra gắn liền với quản lý, đồng thời gắn liền với mọi hoạt động. Ở đâu có quản lý thì ở đó có kiểm tra.

-     Hoạt động về kiểm tra, kiểm soát được thực hiện khác nhau đối với các đơn vị tuỳ thuộc vào nguồn ngân sách, quan hệ pháp lý và truyền thống văn hoá, điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước.

-     Kiểm tra, kiểm soát có quá trình phát triển theo nhu cầu quản lý:

+    Quy mô của quản lý càng lớn thì tổ chức kiểm tra, kiểm soát phải càng khoa học.

+    Tính chất của hoạt động quản lý càng phức tạp thì tổ chức kiểm tra, kiểm soát càng phải chặt chẽ hơn.

 

4. Kiểm tra kế toán trong hoạt động tài chính

-     Hoạt động tài chính: dùng tiền giải quyết mối quan hệ kinh tế nhằm đạt được mục đích kinh tế nhất định

-     Kế toán có 2 chức năng: thông tin và kiểm tra.

-     Phương pháp tự kiểm tra của kế toán dù có ưu việt song cũng chỉ tạo được niềm tin cho một giới hạn nhất định của người quan tâm đến tình hình tài chính ở một phạm vi xác định.

-     Do vậy, việc kiểm tra ngoài kế toán là một yêu cầu tất yếu của quản lý, đặc biệt trong điều kiện đa phương hoá sở hữu và đa dạng hoá các loại hình đơn vị kinh doanh và công cộng

-      

5. Lịch sử phát triển của kiểm tra tài chính

-     Thời kỳ cổ đại

-     Thời kỳ trung đại

-     Từ những năm 30 của thế kỷ XX

-      

 

CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN

1. Bản chất của kiểm toán

1.1. Quan điểm thứ nhất – Cơ chế thị trường

-     Chức năng của kiểm toán: xác minh và bày tỏ ý kiến (hoặc nghiên cứu và kiểm tra)

-     Đối tượng trực tiếp của kiểm toán: các bảng khai tài chính của các tổ chức hay 1 thực thể kinh tế (bảng cân đối, bảng kết quả, bảng lưu chuyển tiền tệ, …)

-     Khách thể của kiểm toán: thực thể kinh tế hoặc 1 tổ chức được kiểm toán

-     Chủ thể (người thực hiện hoạt động) kiểm toán: kiểm toán viên độc lập (thái độ độc lập, tính độc lập về nghiệp vụ), có nghiệp vụ (có trình độ)

-     Cơ sở thực hiện kiểm toán: những luật định, tiêu chuẩn, chuẩn mực chung

⟶ Các định nghĩa của quan điểm thứ nhất nêu khá đầy đủ các mặt đặc trưng cơ bản của kiểm toán, tuy nhiên, các quan điểm này chủ yếu phù hợp với kiểm toán tài chính với đối tượng là các báo cáo tài chính, do kiểm toán viên độc lập (được bổ nhiệm) tiến hành trên cơ sở các chuẩn mực chung

 

1.2. Quan điểm thứ hai – Cơ chế kế hoạch hóa tập trung

-     Kiểm toán đồng nghĩa với việc kiểm tra kế toán, 1 chức năng của kế toán: rà soát thông tin từ chứng từ kế toán đến tổng hợp cân đối kế toán

 

1.3. Quan điểm thứ ba – hiện đại

-   Kiểm toán thông tin (Information audit)

-   Kiểm toán tính quy tắc (Regularity audit)

-   Kiểm toán hiệu quả (Efficiency audit)

-   Kiểm toán hiệu năng (Effectiveness audit)

⟶ Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý hiệu lực

 

2. Chức năng của kiểm toán

Chức năng cơ bản: xác minh và bày tỏ ý kiến

2.1. Chức năng xác minh:

-     Khẳng định mức độ trung thực của số liệu, tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bảng khai tài chính

-     Kiểm toán các hoạt động: đánh giá các mục tiêu:

+    Hiệu lực quản trị nội bộ: sự hoạt động liên tục của các quy chế kiểm soát 1 cách hữu hiệu

+    Hiệu quả hoạt động (effiency): mối tương quan giữa đầu ra hàng hóa và dịch vụ của hoạt động với đầu vào là các yếu tố nguồn lực khan hiếm

+    Hiệu năng quản lý (effectiveness): mối quan hệ giữa mức độ thực hiện với mức độ dự kiến của các mục tiêu

-     Kiểm toán các bảng khai tài chính: thực, hợp lý và hợp pháp

 

2.2. Chức năng bày tỏ ý kiến

-     Chức năng bày tỏ ý kiến được hiểu là việc đưa ra kết luận về chất lượng thông tin và cả pháp lý, tư vấn qua xác minh. Tuỳ theo từng lĩnh vực, chức năng bày tỏ ý kiến được thể hiện khác nhau:

+    Ở khu vực công (kiểm toán nhà nước), thể hiện dưới 2 hình thức: Bày tỏ ý kiến dưới hình thức phán xử như một quan toà. (áp dụng ở một số nước: Pháp, tây âu) Bày tỏ ý kiến dưới hình thức tư vấn. (được áp dụng rộng rãi)

+    Ở khu vực kinh doanh và các dự án ngoài ngân sách nhà nước (kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập): Bày tỏ ý kiến chủ yếu dưới hình thức tư vấn.

 

3. Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán trong quản lý

-     Tạo niềm tin cho người quan tâm (cơ quan nhà nước, các nhà đầu tư, nhà quản lý, khách hàng, người lao động, … -> yếu tố quyết định sự ra đời và phát triển của kiểm toán với tư cách là hoạt động độc lập

-     Các cơ quan nhà nước: điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng hệ thống pháp luật/ chính sách kinh tế nói chung: nhất là các khoản thu chi ngân sách

-     Các nhà đầu tư: có hướng đầu tư đúng đắn, điều hành sử dụng vốn đầu tư, ăn chia phân phối kết quả đầu tư

-     Các nhà quản trị DN và các nhà quản lý khác: cần thông tin trung thực trên các bảng khai tài chính, thông tin cụ thể về tài chính, hiệu quả và hiệu năng của mỗi bộ phận để có quyết định trong mọi giai đoạn quản lý

-     Người lao động: cần thông tin cậy về kết quả kinh doanh, về ăn chia phân phối, về thực hiện chính sách tiền lương, bảo hiểm

-     Khách hàng, nhà cung cấp và những người quan tâm khác: số lượng, chất lượng sản phẩm hàng hóa, cơ cấu tài sản, khả năng thanh toán, hiệu năng và hiệu quả các bộ phận cung ứng, tiêu thụ hoặc sản xuất ở đơn vị được kiểm toán

-     Hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nền nếp hoạt động tài chính nói riêng và hoạt động kiểm toán nói chung

-     Nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý: kiểm toán không chỉ xác minh rõ độ tin cậy của thông tin mà còn tư vấn về quản lý

Kiểm toán có ý nghĩa nhiều mặt: quan tòa công minh của quá khứ, người dẫn dắt của hiện tại và người cố vấn sáng suốt cho tương lai

 

 

CHƯƠNG 3: PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN

1. Khái quát các cách phân loại kiểm toán

-     Theo đối tượng cụ thể:

+    Kiểm toán (báo cáo) tài chính

+    Kiểm toán hoạt động

+    Kiểm toán liên kết

-     Theo lĩnh vực cụ thể:

+    Kiểm toán thông tin

+    Kiểm toán quy tắc

+    Kiểm toán hiệu năng

+    Kiểm toán hiệu quả

-     Theo phương pháp áp dụng trong kiểm toán:

+    Kiểm toán chứng từ: loại hình kiểm toán đối với chứng từ kế toán và các chứng từ có liên quan, sử dụng các phương pháp kiểm toán chứng từ. Là phương pháp kiểm toán dựa vào thông tin kế toán, trên cơ sở phương pháp luận và phương pháp kỹ thuật để xây dựng phương pháp riêng như: kiểm tra các cân đối, hoặc đối chiếu

+    Kiểm toán ngoài chứng từ: phương pháp mà kiểm toán viên chưa có đủ các cơ sở dẫn liệu nếu chỉ dựa đơn thuần vào thông tin kế toán và thông tin có liên quan khác do khách thể kiểm toán cung cấp. Sử dụng các pp thích hợp như kiểm kê, thực nghiệm và điều tra

-     Theo quan hệ giữa chủ thể và khách thể:

+    Nội kiểm: là hình thức kiểm toán do đơn vị tự thực hiện các hoạt động kiểm tra, kiểm soát với mục đích quản trị nội bộ

+    Ngoại kiểm: là hình thức kiểm toán do chủ thể kiểm toán ở bên ngoài đơn vị được kiểm toán thực hiện. Đặc điểm: chủ thể kiểm toán có thể không biết rõ khách thể kiểm toán (nhất là trường hợp kiểm toán năm đầu tiên)

-     Theo phạm vi tiến hành kiểm toán:

+    Kiểm toán toàn diện:

    Trong phạm vi của 1 tổ chức: hướng đến việc kiểm tra, rà soát tất cả các hoạt động theo các yếu tố của kiểm soát nội bộ hoặc mục tiêu của tổ chức

    Trong phạm vi đối tượng kiểm toán: toàn bộ các chứng từ, nghiệp vụ thuộc đối tượng kiểm toán sẽ được chọn để áp dụng

+    Kiểm toán chọn điểm (điển hình)

    Trong phạm vi 1 tổ chức, chỉ tập trung vào những yếu tố cơ bản, những mặt cụ thể, trọng yếu của từng loại hoạt động được thực hiện trong 1 đơn vị để nhà quản lý có thể nắm bắt và điều chỉnh kịp thời

    Trong phạm vi đối tượng kiểm toán, bằng phán đoán và kinh nghiệm nghề nghiệp, kiểm toán viên chỉ quan tâm đến những phần tử trong tổng thể lớn có những đặc trưng của tổng thể hay các phần tử có quy mô lớn, có khả năng sai phạm nhất

-     Theo tính chu kỳ của kiểm toán:

+    Kiểm toán thường kỳ: hướng đến mục đích thường xuyên củng cố, tăng cường và lành mạnh hóa nề nếp các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tài chính

+    Kiểm toán bất thường: hướng đến việc phát hiện sai sót, gian lận, vi phạm các quy định, thủ tục,… mà thời gian thực hiện các cuộc kiểm toán không được báo trước

+    Kiểm toán định kỳ: gắn liền với các kế hoạch, các lịch trình kiểm toán mà khách thể kiểm toán đã được biết trước, chủ động lên chương trình để thực hiện

-     Theo quan hệ về thời điểm kiểm toán với thời điểm thực hiện kiểm toán:

+    Kiểm toán trước

+    Kiểm toán trong

+    Kiểm toán sau

-     Theo tổ chức bộ máy kiểm toán:

+    Kiểm toán Nhà nước

+    Kiểm toán độc lập

+    Kiểm toán nội bộ

-     Theo quan hệ pháp lý của kiểm toán:

+    Kiểm toán bắt buộc

+    Kiểm toán tự nguyện

-     Theo tính chất và phạm vi của kiểm toán: kiểm toán ngân sách và tài sản công, kiểm toán dự án các công trình, kiểm toán các đơn vị dự toán, …

 

2. Phân loại kiểm toán theo đối tượng cụ thể

2.1. Kiểm toán (báo cáo) tài chính (Audit of financial statements)

-     Theo Hiệp hội kế toán Mỹ AAA: Kiểm toán BCTC là 1 quá trình mang tính hệ thống thu thập và đánh giá bằng chứng theo các cơ sở dẫn liệu về những hoạt động kinh tế và những sự kiện nhằm xác nhận chắc chắn về sự phù hợp giữa những cơ sở dẫn liệu, những đặc tính xác định và cung cấp kết quả cho người sử dụng

-     Các đặc trưng cơ bản:

+    Đối tượng: bảng khai tài chính (báo cáo tài chính, bảng kê khai khác)

    Báo cáo tài chính bao gồm: báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo VCSH, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính

    Báo cáo tài chính khác bao gồm: BC quyết toán công trình XDCB hoàn thành, BC quyết toán ngân sách, Bảng kê khai TS cá nhân, Bảng kê khai TS đặc biệt, …

+    Mục tiêu: xác minh tính trung thực, hợp lý của các thông tin trình bày trên bảng khai tài chính

+    Chủ thể:

    Kiểm toán nhà nước: những DN, tổ chức, các cá nhân sử dụng vốn NSNN

    Kiểm toán độc lập: các DN còn lại

    Kiểm toán nội bộ: nội bộ DN

+    Cơ sở tiến hành: dựa trên hệ thống pháp lý đang có hiệu lực: các chế độ, nguyên tắc, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán hiện hành.

+    Kết quả của kiểm toán: báo cáo kiểm toán: đưa ra ý kiến kiểm toán, thư quản lý (nếu có nhu cầu): nêu đề xuất của kiểm toán giúp đơn vị cải thiện công tác quản lý.

 

2.2. Kiểm toán hoạt động (Operational Audit)

-     Khái niệm: Kiểm toán hoạt động là 1 loại hình kiểm toán hướng vào việc đánh giá hiệu quả, hiệu lực và tính kinh tế của các hoạt động trong đơn vị cũng như tìm giải pháp cải thiện ảnh hưởng tiêu cực

-     Các đặc trưng cơ bản:

+    Đối tượng kiểm toán: hiệu lực của các hệ thống thông tin và quản trị nội bộ, hiệu quả của hoạt động và hiệu năng của quản lý. Các đối tượng rất đa dạng: tất cả các đối tượng cần thực hiện tại đơn vị đều có thể trở thành đối tượng: cơ cấu tổ chức, nghiệp vụ sử dụng máy tính, phương pháp sản xuất, marketing….

+    Mục tiêu kiểm toán: củng cố nề nếp tài chính kế toán, nâng cao hiệu lực của hệ thống thông tin, hiệu năng và hiệu quả của hoạt động quản lý.

+    Chủ thể kiểm toán: kiểm toán viên (nhà nước, độc lập, nội bộ)

+    Cơ sở tiến hành: chưa có nguyên tắc và chuẩn mực thống nhất, riêng ⟶ tiêu chuẩn đánh giá tùy theo đối tượng cụ thể kiểm toán viên phải tự xây dựng nên những thước đo đối với đối tượng kiểm toán ⟶ ý kiến chủ quan của kiểm toán viên ⟶ mang tính định tính

+    Kết quả kiểm toán: báo cáo kiểm toán, biên bản kiểm toán trong đó sẽ đưa ra tư vấn, kiến nghị, gợi ý cải thiện cho công tác quản lý của đối tượng được kiểm toán

 

2.3. Kiểm toán liên kết (Intergrated Audit)

-     Khái niệm: Kiểm toán liên kết là sự sáp nhập giữa kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt động và thường được thực hiện trong các đơn vị công.

-     Các đặc điểm chính:

+    Đối tượng kiểm toán: bao gồm đối tượng của kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt động

+    Bản chất của kiểm toán liên kết: nhằm thẩm định và soát xét công việc quản lý các nguồn tài chính, nhân lực, vật lực đã ủy quyền cho người sử dụng theo các mục tiêu đã đặt ra

+    Mục tiêu của kiểm toán liên kết:

    Một là, xác minh tính trung thực và hợp lý của các thông tin tài chính. Khía cạnh này gắn liền với bản chất của kiểm toán tài chính;

    Hai là, đánh giá thành tích và hiệu quả của khách thể kiểm toán, trong đó tập trung vào việc xem xét hệ thống thông tin và điều hành, thẩm định tính hiệu quả và hiệu năng trên cơ sở tối ưu hóa nguồn lực sử dụng. Khía cạnh này gắn liền với bản chất của kiểm toán hoạt động.

 

3. Phân loại kiểm toán theo hệ thống bộ máy tổ chức

3.1. Kiểm toán độc lập

-     Khái niệm: Kiểm toán độc lập là các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và tư vấn theo yêu cầu của khách hàng.

-     Các đặc trưng cơ bản:

+    Chủ thể kiểm toán: Kiểm toán viên độc lập ( có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực khách quan, tốt nghiệp đại học chuyên ngành có bằng kế toán viên (CPA), có kinh nghiệp 36 tháng hoạt động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, đăng ký hành nghề với Bộ Tài chính phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến kiểm toán mình đưa ra, kiểm toán viên không có mối quan hệ kinh tế, họ hàng với khách thể, đưa ra ý kiến độc lập khách quan) chứng chỉ CPA của quốc gia nào chỉ có hiệu lực trên quốc gia đó, chứng chỉ ACCA là chứng chỉ quốc tế có hiệu lực trên toàn thế giới.

+    Mô hình tổ chức: Tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán, tư vấn: văn phòng kiểm toán tư và công ty kiểm toán

+    Văn phòng kiểm toán tư: hình thành bởi một vài kiểm toán viên độc lập để kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan. Giới hạn dịch vụ ít, địa bàn hoạt động nhỏ phát triển phổ biến ở Pháp, Tây Âu

+    Công ty kiểm toán: là bộ máy tổ chức kiểm toán với số lượng lớn các kiểm toán viên độc lập. Các công ty này thực hiện nhiều loại dịch vụ trên địa bàn rộng lớn. Ở Việt Nam công ty kiểm toán bắt đầu thành lập từ 1991 (VACO và AASC). Ở Việt Nam hiện nay có 4 công ty kiểm toán quốc tế (big4) chiếm phần lớn doanh thu kiểm toán.

+    Khách thể kiểm toán: bắt buộc (các tổ chức đơn vị theo quy định của pháp luật bắt buộc phải kiểm toán độc lập) và tự nguyện (các đơn vị không bị bắt buộc theo quy định của pháp luật nhưng có nhu cầu kiểm toán)

+    Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu: chủ yếu thực hiện kiểm toán tài chính, ngoài ra còn cung cấp thêm những dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng.

+    Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể: ngoại kiểm

+     Tính chất: thỏa thuận qua hợp đồng, có thu phí

+    Giá trị pháp lý của báo cáo: báo cáo có độ tin cậy cao, là cơ sở để những người sử dụng thông tin ( các nhà đầu tư, nhà quản lý...) ra quyết định sử dụng vốn, ra quyết định đầu tư.

 

3.2. Kiểm toán nhà nước

-     Khái niệm: Kiểm toán Nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên môn của Nhà nước thực hiện các chức năng kiểm toán ngân sách và tài sản công

Pháp: Tòa thẩm kế

Mỹ, canada: Văn phòng Tổng kế toán (GAO – general acounting office)

Việt Nam: cơ quan Kiểm toán nhà nước Các đặc trưng cơ bản

 

-     Chủ thể kiểm toán: kiểm toán viên nhà nước (các công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch kiểm toán để thực hiện việc kiểm toán ngân sách và tài sản công) (đáp ứng yêu cầu (việt nam): có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực khách quan, tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán, ngân hàng; có kinh nghiệm hoạt động 5 năm trở lên trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán hoặc có kinh nghiệm hoạt động 3 năm trở lên trong cơ quan Kiểm toán nhà nước; có bằng kiểm toán viên; vượt qua kỳ thi công chức để vào ngạch kiểm toán viên ⟶ kiểm toán viên chính ⟶ kiểm toán viên cao cấp)

-     Mô hình tổ chức: hệ thống bộ máy chuyên môn của nhà nước:

+    Trực thuộc cơ quan lập pháp: ở mỹ, canada (văn phòng tổng kế toán), Anh, Nga, Việt Nam (cơ quan kiểm toán nhà nước)(2006)…

+    Trực thuộc cơ quan hành pháp: Trung Quốc, Nhật Bản, Indonexia…

+    Độc lập với cơ quan lập pháp và hành pháp: Cộng hòa liên bang Đức, Pháp (tòa thẩm kế)…

-     Khách thể kiểm toán: các đơn vị thuộc quyền sở hữu của nhà nước, sử dụng ngân sách nhà nước để hoạt động: dự án công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, cá nhân sử dụng ngân sách nhà nước….

-     Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu: kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động

-     Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể: ngoại kiểm: chủ thể độc lập với khách thể, chủ thể hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

-     Tính chất của cuộc kiểm toán: bắt buộc theo kế hoạch hàng năm, không thu phí kiểm toán

-     Giá trị pháp lý của báo cáo: có giá trị pháp lý cao, là căn cứ để xử lý vi phạm nếu có, là căn cứ để nhà nước ra quyết định về việc sử dụng ngân sách, phê chuẩn quyết toán, căn cứ để giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước.

⟶ Kiểm toán nhà nước có vai trò quan trọng góp phần điều chỉnh công tác quản lý, sử dụng ngân sách của nhà nước

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment