Tổng hợp các lý thuyết, kiến thức trọng tâm của môn thống kê trong kinh tế và kinh doanh
Chương 1: Những vấn đề chung về thống kê học
1. Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể
2. Tiêu thức thống kê (còn được gọi là các biến)
4. Các loại thang đo trong thống kê
Chương 2: Quá trình nghiên cứu thống kê
1. Khái niệm chung về điều tra thống kê
2. Phân loại điều tra thống kê
3. Chọn thời điểm, thời kỳ và thời hạn điều tra
4. Sai số trong điều tra thống kê
Chương 3: Trình bày dữ liệu thống kê
Chương 4: Các tham số của phân phối thống kê
I. Số tuyệt đối và số tương đối trong thống kê
1.1.1. Số bình quân cộng giản đơn
1.1.2. Số bình quân cộng gia quyền
1.1.3. Số hình quân điều hòa gia quyền
1.2. Đặc điểm của số bình quân
II. Các tham số đo độ phân tán (biến thiên)
1. Khoảng biến thiên (SGT- trang 188)
2. Độ lệch tuyệt đối bình quân
I. Khái niệm điều tra chọn mẫu
III. Cách xác định số đơn vị mẫu điều tra
IV. Ước lượng kết quả điều tra
V. Kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của một tổng thể chung
1. Phương sai của thể chung đã biết
2. Phương sai của tổng thể chung chưa biết
Chương 6: HỒI QUY TƯƠNG QUAN ĐƠN
I.MLH hàm số và MLH tương quan
3. Kiểm định hệ số hồi quy (dành cho câu hỏi với mức ý nghĩa 5%, liệu X và Y có tồn tại mối quan hệ)
6. Kiểm định sự phù hợp của phương trình
Chương 7: Phân tích dãy số thời gian
I. Khái niệm về dãy số thời gian
II. Phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian (5 chỉ tiêu)
● Khái niệm: Tổng thể thống kê là hiện tượng số lớn bao gồm các đơn vị hoặc phần tử phù hợp với mục đích nghiên cứu. Mỗi phần tử đó được gọi là một đơn vị của tổng thể.
► Ví dụ: Tổng thể thống kê: Tất cả các sinh viên trong một lớp. Đơn vị tổng thể: Từng sinh viên
❖ Phân loại tổng thể thống kê
· Theo sự nhận biết các đơn vị trong tổng thể:
o Tổng thể bộc lộ. VD: Dân số Việt Nam
o Tổng thể tiềm ẩn. VD: Những người thích nhóm nhạc Blackpink
· Theo mục đích nghiên cứu:
o Tổng thể đồng chất. VD: nghiên cứu kết quả học tập của sinh viên một lớp
o Tổng thể không đồng chất. VD: nghiên cứu chiều cao, cân nặng
· Theo phạm vi nghiên cứu:
o Tổng thể chung. VD: Dân số Việt Nam.
o Tổng thể bộ phận. VD: Dân số Việt Nam từ 18 tuổi trở lên
● Tiêu thức thực thể
● Tiêu thức thuộc tính. VD: Giới tính, tôn giáo, dân tộc,..
● Tiêu thức số lượng. VD: Số nhân khẩu trong một gia đình, tiền lương tháng,..
● Đặc biệt: Tiêu thức thay phiên là tiêu thức chỉ có 2 biểu hiện không trùng nhau trên một đơn vị tổng thể (có thể là thuộc tính hoặc số lượng). VD: nam và nữ
● Tiêu thức thời gian. VD: Khách du lịch đến Việt Nam theo từng quý.
● Tiêu thức không gian. VD: GDP của các quốc gia, dân số của các quốc gia.
● Khái niệm: Chỉ tiêu thống kê phản ánh mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian, không gian cụ thể.
● Kết cấu (gồm 2 thành phần):
+ Khái niệm của chỉ tiêu: Gồm định nghĩa và giới hạn về thực thể thời gian và không gian
+ Trị số của chỉ tiêu: Là mức độ của hiện tượng, luôn gắn liền với đơn vị tính phù hợp
► Ví dụ chỉ tiêu thống kê: Doanh thu của doanh nghiệp A năm 2019 là 50 tỷ đồng
Khái niệm của chỉ tiêu Trị số của chỉ tiêu
Phân loại chỉ tiêu thống kê:
· Theo hình thức biểu hiện:
o Chỉ tiêu hiện vật. VD: Số dân (đơn vị “người”)
o Chỉ tiêu giá trị. VD: GDP, giá trị sản xuất công nghiệp
· Theo tính chất biểu hiện:
o Chỉ tiêu tuyệt đối. VD: Số sinh viên trường đại học kinh tế quốc dân
o Chỉ tiêu tương đối. VD: Mật độ dân số của Việt Nam năm 2010 là 263 người/ km2
· Theo đặc điểm về thời gian:
o Chỉ tiêu thời điểm (Không cộng được).
o Chỉ tiêu thời kỳ (Khi là chỉ tiêu tuyệt đối thì có thể cộng được với nhau.
· Theo nội dung phản ánh:
o Chỉ tiêu số lượng. VD: Số lượng bán ra của từng mặt hàng
o Chỉ tiêu chất lượng. VD: Giá bán của mặt hàng (Chỉ tiêu chất lượng chỉ có thể biểu hiện bằng số tương đối, số bình quân, không biểu hiện bằng số tuyệt đối)
(Bổ sung bảng các thang đo)
Tiêu thức số lượng |
THANG ĐO TỈ LỆ |
|||
THANG ĐO KHOẢNG |
Có gốc 0 |
|||
Tiêu thức thuộc tính |
THANG ĐO THỨ BẬC |
Có khoảng cách bằng nhau |
|
|
THANG ĐO ĐỊNH DANH |
Biểu hiện có thứ tự hơn kém |
|
||
|
Đánh số các biểu hiện cùng loại của tiêu thức |
|
||
|
|
|
|
|
Note: Cách phân biệt thang đo khoảng và thang đo tỷ lệ
● 0 = không có: Thang đo tỉ lệ
● 0 = 0 để đo: Thang đo khoảng
Ví dụ:
● Nhiệt độ không khí đo theo độ C sử dụng thang đo khoảng, điểm 00C chỉ là điểm dùng để đo, quy ước tại đó nước đóng băng.
● Số lượng nhân khẩu sử dụng thang đo tỷ lệ, vì 0 nhân khẩu tức là không tồn tại người nào.
- Điều tra thống kê là tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch thống nhất việc thu thập tài liệu về các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội.
● Theo tính liên tục của việc ghi chép tài liệu
○ Điều tra thường xuyên. VD: Chấm công lao động, điểm danh.
○ Điều tra không thường xuyên. VD: Tổng điều tra dân số được tiến hành 10 năm 1 lần
● Theo phạm vi điều tra
○ Điều tra toàn bộ. VD: Tổng điều tra dân số.
○ Điều tra không toàn bộ:
■ Điều tra trọng điểm. VD: Nghiên cứu tình hình trồng chè ở Thái Nguyên.
■ Điều tra chọn mẫu. VD: Để đánh giá chất lượng sản phẩm được sản xuất ra tại một nhà máy, người ta chỉ chọn ra một số sản phẩm nhất định trong lô sản phẩm đã được sản xuất để xem xét chất lượng của chúng.
■ Điều tra chuyên đề. VD: Phân tích các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp.
- Thời điểm điều tra là mốc thời gian được quy định thống nhất mà cuộc điều tra phải thu thập thông tin về hiện tượng tồn tại đúng thời điểm đó.
- Thời kỳ điều tra là khoảng thời gian (tuần, tháng, năm,...) được quy định để thu thập số liệu về lượng của hiện tượng được tích lũy trong cả thời kỳ đó.
- Thời hạn điều tra là khoảng thời gian dành cho việc thực hiện nhiệm vụ thu thập số liệu.
- Căn cứ vào tính chất của sai số, ta có thể phân biệt 2 loại:
● Sai số do đăng ký, ghi chép:
● Sai số ngẫu nhiên: Tình cờ, không có chủ định (cả người hỏi và trả lời).
● Sai số hệ thống: Do chủ định của người điều tra, người trả lời hoặc do hệ thống.
● Sai số do tính đại diện của đơn vị được chọn (Chỉ xảy ra trong điều tra chọn mẫu)
► Chú ý:
+ Điều tra toàn bộ chỉ có sai số do ghi chép, điều tra chọn mẫu có 2 loại sai số: sai số do tính đại diện và sai số do ghi chép.
+ Sai số ngẫu nhiên: điều tra càng nhiều, sai số chung càng nhỏ. Sai số có hệ thống: điều tra càng nhiều, sai số sẽ càng lớn
● Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó, tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (hoặc tiểu tổ) có tính chất khác nhau.
● Các bước phân tổ thống kê:
➔ B1: Xác định mục đích phân tổ.
➔ B2: Lựa chọn tiêu thức phân tổ.
➔ B3: Xác định số tổ và khoảng cách tổ (nếu có).
➔ B4: Xác định số đơn vị của từng tổ 🡪 Dãy số phân phối
● Xác định số tổ và khoảng cách tổ:
○ Tiêu thức thuộc tính
■ Ít biểu hiện: Mỗi loại hình thành một tổ.
■ Nhiều biểu hiện: Ghép các biểu hiện gần giống nhau thành 1 tổ.
○ Tiêu thức số lượng
■ Số lượng các lượng biến ít: Mỗi loại hình thành một tổ.
■ Số lượng các lượng biến nhiều 🡪 Có khoảng cách tổ
● Phân tổ có khoảng cách tổ mở:
○ Tổ mở là tổ không có giới hạn dưới hoặc giới hạn trên
○ Khoảng cách của tổ mở lấy quy ước bằng khoảng cách tổ liền kề
● Xây dựng dãy số phân phối:
○ Dãy số thuộc tính
○ Dãy số lượng biến:
● Lượng biến rời rạc
○ Chỉ có thể biểu hiện bằng số nguyên.
○ Có khoảng cách tổ hoặc không có khoảng cách tổ.
○ Giới hạn trên và dưới của tổ đứng trước so với tổ đứng sau có thể khác nhau
● Lượng biến liên tục
○ Có thể biểu hiện bằng những trị số bất kỳ (cả số nguyên và số thập phân)
○ Phải có khoảng cách tổ.
○ Giới hạn trên và dưới của tổ kế tiếp phải giống nhau.
- Nguyên tắc ký hiệu trong bảng:
● Nếu hiện tượng không có số liệu, ghi (-)
● Nếu số còn thiếu, có thể bổ sung, ghi (...)
● Nếu hiện tượng không liên quan, ghi (x)
● Bar: Thanh/ cột (Biểu diễn phân phối của dữ liệu)
● Line: Đường gấp khúc (Biểu diễn xu hướng)
● Area: Đồ thị diện tích
● Pie: Đồ thị hình tròn
● Box plot: Đồ thị hộp
● Population Pyramid: Tháp dân số (Đặc trưng dân số theo tuổi và giới tính)
● Scatter/ Dot: Đồ thị điểm (Biểu diễn mối liên hệ giữa các biến)
● Histogram: Đồ thị tần số (Biểu diễn phân phối của dữ liệu)
● Khái niệm: Số tuyệt đối trong thống kê là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể
● VD: Tổng sản phẩm trong nước của VN năm 2010 là 1980914 tỷ đồng
● Có 2 loại số tuyệt đối: Số tuyệt đối thời kỳ và số tuyệt đối thời điểm
o Số tuyệt đối thời kỳ phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu trong một độ dài thời gian nhất định
o Số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu vào một thời điểm nhất định
● Đơn vị tính: Đơn vị hiện vật, đơn vị thời gian, đơn vị giá trị.
● Khái niệm: Số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của hiện tượng
● Các loại số tương đối trong thống kê
❖ Số tương đối động thái:
Số tương đối động thái là số tương đối biểu hiện biến động về mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian. Số tương đối động thái xác định bằng công thức
➢
➢ Số tương đối kết cấu là số tương đối biểu hiện tỷ trọng của mỗi bộ phận cấu thành trong một tổng thể và được xác định bởi công thức
➢
Điều kiện áp dụng. Số liệu (đã liệu) chưa phân tố
❖ Mang tính tổng hợp, khái quát cao
❖ San bằng các chênh lệch giữa các đơn vị về trị số của tiêu thức nghiên cứu
❖ Chịu ảnh hưởng của các lượng biến đột xuất
Mốt (Mos) là biểu hiện của tiêu thức phổ biến nhất (gặp nhiều nhất) trong một tổng thể hay trong một dãy số phân phối
Charge your account to get a detailed instruction for the assignment