Quản trị tác nghiệp (Quản trị vận hành)

Ôn tập tổng hợp

Tổng hợp những lý thuyết cơ bản về học phần Quản trị tác nghiệp.

Table of Contents
expand_more expand_less

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP

1. Bản chất Quản trị sản xuất và tác nghiệp

2. Mục tiêu của QTSX

3. Xu hướng phát triển và phương hướng hoàn thiện (tại VN)

4. Vai trò và mối quan hệ giữa quản trị sản xuất với các chức năng quản trị khác

CHƯƠNG 2: DỰ BÁO CẦU

1. Khái niệm dự báo

2. Các loại dự báo

3. Quy trình

4. Vai trò của dự báo

5. Phân biệt đặc điểm phương pháp định tính và phương pháp định lượng:

6. Điều kiện bảo độ chính xác khi dự báo

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ SẢN PHẨM VÀ LỰA CHỌN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

1. Đặc điểm, ưu nhược điểm quá trình sản xuất hàng loạt

2. Đặc điểm, ưu nhược điểm của quá trình sản xuất liên tục

CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÔNG SUẤT

1. Các loại quá trình sản xuất

1.1. Sự cần thiết và các nhân tố ảnh hưởng

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng

1.3. Các loại quá trình sản xuất

2.1. Khái niệm

2.2. Tầm quan trọng

3. Các loại công suất

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công suất

5. Lưu ý khi lựa chọn các phản ánh công suất

6. Lựa chọn công suất

6.1. Lý thuyết quyết định

6.2. Phân tích hòa vốn

CHƯƠNG 5:  ĐỊNH VỊ DOANH NGHIỆP

1. Thực chất định vị doanh nghiệp

1.1. Khái niệm

1.2. Các hình thức định vị doanh nghiệp

1.3. Nguyên nhân của thay đổi định vị doanh nghiệp

1.4. Vai trò của định vị doanh nghiệp

1.5. Các bước tiến hành chọn địa điểm

2. Mục tiêu của định vị doanh nghiệp

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới lựa chọn địa điểm bố trí doanh nghiệp

3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn vùng

3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn địa điểm

4. Quy trình tổ chức định vị

5. Xu hướng định vị hiện nay

6. Các phương pháp đánh giá định vị

6.1. Phương pháp phân tích chi phí theo vùng

6.2. Phương pháp tọa độ trung tâm

6.3. Phương pháp trọng số giản đơn

6.4. Bài toán vận tải

CHƯƠNG 6: BỐ TRÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP

1. Khái quát về bố trí mặt bằng

1.1. Khái niệm về bố trí mặt bằng

1.2. Ý nghĩa

1.3. Các nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất

2. Các loại hình bố trí sản xuất chủ yếu

2.1. Bố trí mặt bằng theo sản phẩm

2.2 Thiết kế bố trí theo quá trình:

2.3 Bố trí cố định vị trí

2.4. Bố trí mặt bằng cửa hàng

2.5. Bố trí mặt bằng kho hàng

2.6. Bố trí mặt bằng văn phòng

CHƯƠNG 7:  HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP

1. Thực chất và nhiệm vụ

2. Những chiến lược trong hoạch định tổng hợp

2.1. Chiến lược thay đổi mức dự trữ

2.2. Chiến lược thuê mướn thêm nhân công hay sa thải nhân công theo mức cầu

2.3. Chiến lược tổ chức làm vượt giờ hoặc khắc phục thời gian nhàn rỗi

2.4. Chiến lược thuê gia công ngoài hoặc làm gia công bên ngoài ( hợp đồng phụ)

2.5. Chiến lược sử dụng nhân công làm việc bán thời gian

2.6. Chiến lược tác động đến cầu thông qua quảng cáo tiếp thị, giảm giá

2.7. Chiến lược đặt cọc trước

2.8. Chiến lược sản xuất sản phẩm hỗn hợp theo mùa

CHƯƠNG 8: ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP

1. Điều độ sản xuất

1.1. Thực chất và vai trò của điều độ sản xuất (ĐĐSX)

1.2. Các hoạt động điều độ sản xuất

1.3. Yêu cầu của điều độ sản xuất

1.4. Đặc điểm của ĐĐSX trong hệ thống SX khác nhau

1.5. Lập lịch trình SX

2. Phân giao CV trên 1 máy  trong hệ thống SX bố trí theo quá trình

2.1. Các nguyên tắc ưu tiên

2.2 Nguyên tắc dùng chỉ số tới hạn

CHƯƠNG 9: QUẢN TRỊ DỰ ÁN SẢN XUẤT

1. Quan niệm về quản trị dự án

2. Đặc điểm của dự án

3. Các chỉ tiêu đánh giá một dự án

CHƯƠNG 10: QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ

1. Dự trữ và quản trị dự trữ

2. Lý do tồn tại hàng dự trữ

3. Nhược điểm của dự trữ

4. Phân loại hàng dự trữ

5. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị hàng dự trữ:

6. Các chi phí liên quan đến hàng dự trữ

7. Các mô hình dự trữ

DETAILED INSTRUCTION

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP

1. Bản chất Quản trị sản xuất và tác nghiệp

-        Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn nhu cầu thị trường và thu về cho mình một khoản lợi nhuận nhất định

-        Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường bên ngoài và và có cấu trúc bên trong gồm nhiều phân hệ khác nhau -> doanh nghiệp phải tổ chức tốt các bộ phận cấu thành

-        QT Sản xuất là một trong 3 chức năng cơ bản của một tổ chức, một phân hệ chính có ý nghĩa quyết định đến hệ thống sản xuất sản phẩm, dịch vụ, là chức năng, nhiệm vụ cơ bản của doanh nghiệp

-        Quản trị  sản xuất là một phần chi phí của một tổ chức

-        Quản trị sản xuất chính là quá trình thiết kế, hoạch định, tổ chức điều hành và kiểm tra theo dõi hệ thống sản xuất của doanh nghiệp mà trong đó yếu tố trung tâm là quản trị quá trình biến đổi nhằm chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra đáp ứng nhu cầu khách hàng

-        Hệ thống sản xuất bao gồm nhiều yếu tố cấu thành có mối quan hệ chặt chẽ

+      Yếu tố trung tâm: quá trình trình biến đổi. Đó là quá trình chế biến, chuyển hoá các yếu tố đầu vào thành hàng hoá và dịch mong muốn, đáp ứng nhu cầu của XH. Kq hoạt động của DN phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kế, tổ chức và quản lý quá trình biến đổi này.

+      Các yếu tố đầu vào: đa dạng (nguồn TNTN, con người, công nghệ, khả năng quản lý, và nguồn tin) -> đk cần thiết -> phải tổ chức, khai thác sd hợp lý và tiết kiệm nhất để quá trình SXKD của DN đạt hiệu quả nhất

+      Đầu ra: SP và DV.

+      Thông tin phản hồi: là những thông tin ngược cho biết tình hình thực hiện KHSX trong thực tế của DN

+      Các đột biến ngẫu nhiên làm rối loạn hoạt động của toàn bộ hệ thống SX dẫn đến ko thực hiện được những mục tiêu dự kiến ban đầu.

-        Nhiệm vụ: thiết kế và thức hệ thống SX nhằm biến đổi đầu vào thành các yếu tố đầu ra sau mỗi quá trình biến đổi nhưng với 1 lượng lớn hơn slg đtư bđ. GTGT là yếu tố quan trọng nhất, là động cơ hoạt động.

 

2. Mục tiêu của QTSX

-        Mục tiêu chung: đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng trên cơ sở sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực đồng thời mang lại giá trị tăng thêm ngày càng cao.

+      Mục tiêu cụ thể:

      Mục tiêu về chất lượng: sản phẩm, dịch vụ đưa ra phải đáp ứng, phù hợp với nhu cầu khách hàng.

      Mục tiêu về chi phí: chi phí/ đơn vị đầu ra thấp, với điều kiện chất lượng không đổi (tìm cách tiết kiệm chi phí, tăng năng suất)

      Mục tiêu về thời gian: hàng hóa được đưa ra phải đúng lúc.

      Mục tiêu hệ thống: đảm bảo tính linh hoạt, dễ điều chỉnh.

      Phải luôn tìm tòi nghiên cứu đưa vào áp dụng phương pháp mới vào quá trình sản xuất.

🡪 khi vận dụng trong thực tế không nên xem nhẹ vấn đề nào mà phải xác định trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên mục tiêu.

 

3. Xu hướng phát triển và phương hướng hoàn thiện (tại VN)

-        Điều kiện môi trường kinh doanh hiện nay:

+      Xu hướng hội nhập, tự do hóa kinh doanh, liên kết xảy ra mang tính toàn cầu

+      Khoa học kỹ thuật  phát triển nhanh tác động vào nhu cầu đa dạng, phong phú, chu kỳ sống của sản phẩm rút ngắn tác động vào khả năng sản xuất.

+      Cạnh tranh với cường độ khốc liệt, phạm vi rộng, yếu tố cạnh tranh thay đổi

+      Môi trường và trách nhiệm xã hội

+      Sự thay đổi vị trí, lĩnh vực trong cơ cấu kinh tế

-        Nội dung:

+      Phải quan tâm nhiều hơn đến những cái cụ thể (quản trị tác nghiệp, quản trị thay đổi, thường xuyên kiểm tra, giám sát…)

+      Phải thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu đưa vào áp dụng những phương pháp quản trị mới.

+      Phải luôn tìm biện pháp thích hợp để thu hút người lao động tự giác làm việc

+      Có các hoạt động hỗ trợ trước, trong và sau quá trình cung cấp dịch vụ.

+      Phải quan tâm đến tiến độ giao hàng, thực hiện công việc

-        Hoàn thiện cán bộ qtsx: để thực hiện tốt vai trò của nhà quản trị sản xuất thì nhà qtsx phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

+      Phải có năng lực kỹ thuật, chuyên môn: phải am hiểu tường tận công việc mình phụ trách.

+      Phải có năng lực hành vi

+      Phải có năng lực, kỹ năng ra quyết định

+      Phải có năng lực tổ chức thực hiện, xây dựng hệ thống trên cơ chế điều hành

 

4. Vai trò và mối quan hệ giữa quản trị sản xuất với các chức năng quản trị khác

-        Quản trị sản xuất là khâu quyết định tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ, làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp, là nguồn gốc của mọi SP và DV được tạo ra trong DN

+      Sự phát triển của QTSX và DV là cơ sở làm tăng GTGT cho DN, tăng trưởng kinh tế cho nền KTQD tạo ra CSVC thúc đẩy XH phát triển

+      Tiết kiệm được các nguồn lực trong sản xuất

+      Giảm giá thành, tăng năng suất và hiệu quả cho DN

+      Chất lượng SX và DV do khâu SX và DV tạo ra -> Hoàn thiện QTSX tạo tiềm năng to lớn cho nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các DN

-        Các chức năng quá trình được hình thành nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định và có quan hệ chặt chẽ với nhau. QTSX có mqh ràng buộc hữu cơ với các chức năng chính như QTTC và QT mar và với chức năng hỗ trợ khác trong DN. Mối quan hệ này vừa thống nhất: thực hiện mục tiêu tổng quát của DN, vừa tạo đk thuận lợi thúc đẩy nhau cùng phát triển lại vừa mâu thuẫn nhau

-        Quản trị marketing:

+      Cung cấp thông tin thị trường cho hoạch định SX và Tác Nghiệp

+      Đáp ứng các yêu cầu của thị trường với chi phí thấp

-        Quản trị tài chính:

+      Đảm bảo đầy đủ kịp thời tài chính cần thiết

+       Phân tích đánh giá các phương án kinh doanh

+      Cung cấp các số liệu về chi phí

-> Đối lập: các yêu cầu đòi hỏi của QTSX thường không được cung cấp kịp thời như chi phí mua nguyên vật liệu, máy móc công nghệ

 

CHƯƠNG 2: DỰ BÁO CẦU

1. Khái niệm dự báo

-        Sự cần thiết:

+      Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi.

+      Nhà quản trị phải đưa ra nhiều quyết định:

      Đặt hàng bao nhiêu.

      Mua bao nhiêu nguyên vật liệu.

      Chọn công nghệ nào.

+      Dự báo là vũ khí quan trọng trong quyết định chiến lược, chiến thuật

-        Dự báo là một khoa học.

-        Không một dự báo nào là vượt trội, tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, điều kiện, hoàn cảnh.

-        Phân biệt dự báo và kế hoạch: muốn lập KH phải có dự báo, dự báo là cơ sở để lập KH

KN: Dự báo là khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai

-        Tính KH: căn cứ vào những số liệu, tình hình trong QK và hiện tại có tính đến yếu tố tương lai để tiên đoán 1 sự việc

-        Tính NT: các số liệu quá ít, chưa có căn cứ, cơ sở để dự báo hoặc số liệu ko còn hữu ích nên đòi hỏi kinh nghiệm hay tài phán đoán của nhà quản trị

-        Nguyên nhân dự báo kém:

+      Sự biến động của thị trường, sự thay đổi của CS

+      Năng lực dự báo kém: con người, ko có các chuyên gia am hiểu, pp dự báo ko đúng hoặc ko nhất quán

+      Số liệu ko đầy đủ, ko liên tục và chưa đủ lớn

+      Dự báo ko có kiểm định

-        Các nhân tố ảnh hưởng:

+      Chủ quan:

      Chất lượng thiết kế sản phẩm

      Cách thức phục vụ khách hàng

      Chất lượng sản phẩm

      Giá bán

+      Khách quan:

      Cảm tình của người tiêu dùng

      Quy mô dân cư

      Sự cạnh tranh

      Luật pháp

      Thực trạng kinh tế

      Chu kỳ kinh doanh

 

2. Các loại dự báo

-        Theo thời gian

+      Ngắn hạn: Mua hàng, điều độ công việc, cân bằng nhân lực

+      Trung hạn: Bán hàng, dự thảo ngân sách, huy động các nguồn lực

+      Dài hạn: Sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ mới, định vị mở rộng doanh nghiệp.

Đặc điểm:

-        Dài hạn, trung hạn giải quyết vấn đề hoạch định kế hoạch sản xuất, công nghệ

-        Dài hạn, trung hạn sử dụng ít phương pháp định lượng

-        Ngắn hạn có khuynh hướng chính xác

-        Dự báo theo chu kỳ sống của sản phẩm

-        Theo nội dung công việc cần dự báo:

+      Dự báo kinh tế: Tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức tăng dân số…

+      Dự báo khoa học công nghệ - kỹ thuật: Tiên đoán những thay đổi về công nghệ, tiên đoán doanh thu về những sản phẩm mới…

+      Dự báo nhu cầu: Dự báo về doanh số, sản lượng của sản phẩm hiện có của doanh nghiệp

 

3. Quy trình

-        XĐ đối tượng, mục tiêu dự báo

-         Lựa chọn SP cần dự báo

-        XĐ thời gian dự báo: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để lựa chọn pp dự báo hợp lý

-         Lựa chọn mô hình, pp dự báo

-        Thu thập dữ liệu, số liệu dự báo

-        Tiến hành dự báo

-        Kiểm định dự báo

-        Ứng dụng

 

4. Vai trò của dự báo

-        Vai trò chung: Dự báo là cơ sở lập chương trình, kế hoạch sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng các chương trình kế hoạch

+      Kết quả dự báo cho phép DN chủ động trong kế hoạch đáp ứng nhu cầu, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh

+      DN chủ động trong việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực

+      Cung cấp dịch vụ, cơ sở phối kết hợp các bộ phận liên quan

-        Vai trò riêng của dự báo ngắn hạn và dài hạn:

+      Dự báo ngắn hạn: căn cứ để xây dựng kế hoạch mua hàng, điều độ công việc, cân bằng nhân lực, phân công công việc.

+      Dự báo trung hạn: cần thiết cho lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng, dự thảo ngân sách, kế hoạch tiền mặt, huy động nguồn lực và tổ chức hoạt động doanh nghiệp.

+      Dự báo dài hạn: có ý nghĩa lớn trong việc lập kế hoạch sản xuất sản phẩm mới, kế hoạch nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, định vị doanh nghiệp hay mở rộng doanh nghiệp

+      Dự báo trung và dài hạn giải quyết những vấn đề có tính toàn diện yểm trợ cho các quyết định quản lý thuộc về hoạch định kế hoạch sản xuất và quá trình công nghệ.

 

5. Phân biệt đặc điểm phương pháp định tính và phương pháp định lượng:

a. P2 định tính: dựa vào kinh nghiệm hoặc ý kiến chủ quan, kết quả dự báo phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm của người dự đoán.

-        P2 1: Dự báo bằng cách lấy ý kiến ban lãnh đạo, điều, hành.

Hạn chế: Tầm nhìn, tầm dự báo không dài, phạm vi nhỏ

-        P2 2: dự báo bằng cách lấy ý kiến của người bán hàng

Hạn chế: Có thể có sự trùng lặp, thường đưa ra dự báo thấp hơn so với thực tế

-        P2 3:  P2 chuyên gia: dựa vào ý kiến chuyên gia

Hạn chế: Phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ chuyên gia, tốn kém,tốn thời gian

-        P2 4: dự báo bằng cách phân tích thị trường người tiêu dùng->Phải phân nhóm khách hàng

b.P2 định lượng: dựa vào các mô hình toán học, công thức toán học để đưa ra các dự báo

 

6. Điều kiện bảo độ chính xác khi dự báo

-        Lựa chọn phương pháp dự báo phù hợp

-        Thu thập và xử lý dữ liệu: đảm bảo độ chính xác, cập nhật liên tục…

-        Giám sát dự báo: DN phải tự mình xác định và lựa chọn giới hạn kiểm soát dự báo cho phù hợp

-        Lựa chọn nhân lực làm dự báo: am hiểu kĩ thuật, kĩ năng tốt…

 

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ SẢN PHẨM VÀ LỰA CHỌN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

1. Đặc điểm, ưu nhược điểm quá trình sản xuất hàng loạt

Đặc điểm:

-        Tập trung ở chủng loại sản phẩm có số lượng lớn, sản phẩm đồng nhất, được cung cấp cho thị trường với số lượng lớn và nhu cầu về sản phẩm bình ổn

-        Thường đi kèm với dòng sản xuất hay dây chuyền lắp ráp

Ưu điểm

-        Tính hiệu quả cao (thời gian nhàn rỗi ít)

-        Giá đơn vị sản phẩm thấp

-        Dễ sản xuất và kiểm soát

Nhược điểm

-        Giá đầu tư thiết bị cao

-        Hiệu suất sử dụng nhân lực thấp

-        Khó khăn trong việc thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của khách hàng của công nghệ và của việc thiết kế sản phẩm

-        Không đáp ứng được những yêu cầu riêng lẻ của khách hàng

 

2. Đặc điểm, ưu nhược điểm của quá trình sản xuất liên tục

Đặc điểm

-        Sử dụng cho các loại sản phẩm dân dụng có nhu cầu rất lớn và rất đồng nhất

-        Hệ thống sản xuất có tính tự động cao, thường hoạt động liên tục 24h trong ngày

Ưu điểm

-        Hiệu quả cao

-        Dễ kiểm soát và đạt một năng suất rất cao

Nhược điểm

-        Đầu tư rất cao cho nhà máy và thiết bị

-        Không có khả năng thích ứng với sự thay đổi của sản lượng hay chủng loại sản phẩm

-        Phí tổn rất cao cho việc khắc phục sự cố trong sản xuất

-        Khó để giữ sự thích nghi với sự thay đổi công nghệ

 

CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÔNG SUẤT

1. Các loại quá trình sản xuất

1.1. Sự cần thiết và các nhân tố ảnh hưởng

-        Trước khi tiến hành sản xuất doanh nghiệp cần phân tích đặc điểm sản phẩm và khả năng sản xuất của doanh nghiệp để xđ xem nên tiến hành SX hay đặt hàng gia công bên ngoài

-> tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá là CPSX/ĐVSP có chất lượng thời gian tự nhau được KH chấp nhận

-> tiến hành lựa chọn quá trình SX phù hợp

 

 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng

-         Trình độ chuyên môn hoá, tiêu chuẩn hoá và thống nhất hoá trong DN

-        Đặc điểm và kết cấu sản phẩm

-        Quy mô và KLSP của doanh nghiệp từng gđ

-        Phương pháp công nghệ và máy móc thiết bị

-        Yêu cầu về tổ chức sản xuất và công nghệ

1.3. Các loại quá trình sản xuất

-        Phân loại theo số lượng sản phẩm sản xuất và tính chất lặp lại:

+       Sản xuất đơn chiếc: SP SX theo đơn hàng, theo từng SP riêng biệt. KL tạo ra nhỏ nhưng chủng loại đa dạng

+      Sản xuất hàng khối: KL tạo ra lớn nhưng ít chúng loại đa dạng. VD: sắt, thép,..

+      Sản xuất hàng loạt: KL lớn, tuỳ thuốc đặc điểm của SP -> SX theo dây chuyền, năng suất cao, Z nhỏ

-        Phân loại theo hình thức tổ chức sản xuất

Quá trình sản xuất liên tục. ~ SX hàng khối

+      KLSX lớn, chủng loại ít, mang tính CMH SP cao

+       MMTB được bố trí theo dây chuyền, lao động CMH cao

+      NSLĐ cao, CPSX/ĐVSP thấp; khả năng tự động hoá cv cao, ít phải chỉ dẫn cv, quá trình điều hành đơn giản, dễ kiểm soát chất lượng và hàng dự trữ.

+      Tính linh hoạt kém, khó thích nghi với sự thay đổi trên tỷ trọng

+      Phải đảm bảo sự cân đối năng lực SX giữa các BP trong dây chuyền ->công tác thiết kế và KH hoá

 Quá trình sản xuất gián đoạn ~ SX hàng loạt

+      KLSX nhỏ (đơn chiếc), chủng loại SP nhiều, đa dạng, nơi LV thực hiện nhiều bước CV khác nhau; MMTB đa năng

+      Hệ thống SX khá linh hoạt, có khả năng thích ứng cao

+      Điều hành phức tạp, khó kiểm soát chất lượng và  cân bằng nhiệm vụ SX, CPSX/ĐVSP cao

Sản xuất theo dự án ~ SX đơn chiếc

+      Dự án SX là tập hợp các cv trong 1 thể thống nhất bị giới hạn về tài chính và thời gian thực hiện nhằm vào những mục tiêu nhất định

+      Loại hình SX SP mang tính đơn chiếc, quá trình SX ko lặp lại, ko ổn định cả về mặt kg và thời gian, cơ cấu TC bị xáo trộn -> đòi hỏi tính linh hoạt cao trong TCSX

-        Phân loại theo mối quan hệ với khách hàng

+      Sản xuất để dự trữ (Sản xuất theo nhu cầu)

+      Sản xuất khi có yêu cầu (theo đơn đặt hàng)

-        Phân loại theo kết cấu sản phẩm

+      Quá trình hội tụ (quá trình lắp ráp): vật tư, thiết bị, các CTBP được k/h với nhau để tạo thành SP. Tính đa dạng của SP nhỏ nhưng các cụm chi tiết cần sd rất nhiều và phụ thuộc chặt chẽ vào kết cấu SP

+       Quá trình sản xuất phân kỳ (Quá trình chế biến): quá trình SX bắt đầu từ nguyên liệu được phân chia, chế biến thành nhiều loại SP khác nhau. Giá Trị nguyên liệu lớn, cấu tạo phức tạp, có thể khác, sd để SX những SP khác nhau

 

2. Quyết định về công suất

2.1. Khái niệm

-        Công suất (năng lực SX) là khả năng SX và cung ứng dịch vụ của MMTB, dây chuyền công nghệ và các BP của 1 DN trong đv thời gian nhất định ( tháng, quý, năm..) trong đk SX

-        Công suất có thể tính cho 1 pxg, 1 công đoạn SX, 1 dây chuyền hay toàn bộ hệ thống

-        Đơn vị đo lường công suất khá đa dạng: tuỳ theo chủng loại SP mà quy đổi đơn vị có t/c cố định, ít thay đổi

-        Năng lực SX được xđ ở khâu yếu nhất trong toàn bộ hệ thống

-        Năng lực SX là đại lượng động, có thể thay đổi theo thời gian và đk SX

-        PB:

+      công suất: đo số lượng đầu ra

+      năng suất: hiệu quả của yếu tố đầu và tạo ra yếu tố đầu ra

 

2.2. Tầm quan trọng

-        QĐ về công suất vừa mang tính clc dài hạn vừa mang tính tác nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng duy trì hoạt động và pp phát triển của thời gian Dn

-        Hoạch định CS có ảnh hưởng tiềm ẩn tới khả năng đáp ứng của DN đv nhu cầu về SP/DV: dự tính trước khả năng có thể xảy ra để có phản ánh lựa chọn hợp lý

-        Khai thác, huy động CS để SX cấp kịp thời nhu cầu là bp quá trình làm giảm những thiệt hại và lệ phí do CS quá nhỏ hoặc quá lớn đem lại

-        Đảm bảo nguồn lực lâu dài cho DN

 

3. Các loại công suất

a. Công suất lý thuyết ( thiết kế)

-        Là công suất tối đa có thể đạt được trong các điều kiện lý thuyết (thiết kế) máy móc thiết bị hoạt động trong suất 24h/ngày và 365 ngày/ năm.

-        Công suất này chỉ tính giới hạn  tối đa thường không thể đạt được.

+      MMTB hoạt động bth ko bị gián đoạn

+      Đầu vào được đảm bảo đầy đủ

+      TG làm việc phù với với chế độ quy định trước

 

                  b. Công suất mong đợi – Còn gọi là công suất hiệu quả

-        Là công suất mà doanh nghiệp mong muốn đạt được khi tuân thủ các tiêu chuẩn, quy trình công nghệ, khả năng điều hành sản xuất, kế hoạch duy trì, bảo dưỡng cân đối các hoạt động

-        Công suất hiệu quả thường lấy tối đa bằng 90% vì thường máy móc vẫn bị tác nhân bên ngoài tác động.

Mức  độ sử dụng công suất có hiệu quả

=

Công suất mong đợi

/

Công suất thiết kế

      c. Công suất thực tế

-        Là công suất mà chúng ta đạt được trong điều kiện thực tế phản ánh trình độ quản lý SC Công Suất của DN

Hiệu năng

=

Sản lượng thực tế đạt được

/

Sản lượng ứng với công suất mong đợi

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công suất

-        Nhu cầu của sản phẩm

-        Tính chất của sản phẩm

-        Trình độ công nghệ/ Năng lực máy móc

-        Yếu tố về con người

-        Sự quản lý, sự phối hợp giữa các BP

-        Mặt bằng sản xuất

-        Những yếu tố bên ngoài: Những quy chuẩn, quy định về thời gian lao động, tiêu chuẩn ngành, chính quyền địa phương, an toàn lao động, khả năng và mức độ cạnh tranh

 

5. Lưu ý khi lựa chọn các phản ánh công suất

-        Đảm bảo tính linh hoạt của DN khi thiết kế công suất: phản ánh công suất đáp ứng được nhu cầu trước mắt mà ko bỏ lỡ cơ hội KD khi nhu cầu tăng lên với CP hợp lý nhất

-        Tập trung nâng cao chất lượng công tác dự báo nhu cầu, k/h dự báo dài hạn và ngắn hạn

-        Phải có cách nhìn tổng hợp khi hoạch định công suất: đảm bảo sự cân đối giữa các BP SX

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment