Thẩm định dự án đầu tư

Ôn tập tổng hợp

Tổng hợp các lý thuyết, kiến thức trọng tâm của môn thẩm định dự án đầu tư

Table of Contents
expand_more expand_less

Chương I: Tổng quan về đầu tư phát triển và dự án đầu tư

1.      Đầu tư phát triển

1.1. Khái niệm đầu tư

1.2. Đầu tư phát triển

1.3. Đặc điểm của đầu tư phát triển

2.      Dự án đầu tư

2.1. Khái niệm

2.2. Phân loại

2.2.1.      Theo nguồn vốn đầu tư

2.2.2.      Theo mức độ quan trọng và quy mô của dự án

2.2.3.      Theo tính chất đầu tư

2.3.4.      Theo lĩnh vực đầu tư

2.3.5.      Theo vùng lãnh thổ

3.      Đặc trưng của dự án đầu tư

4.      Chu kỳ

Chương II: Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư

1.      Khái niệm

2.      Vai trò của thẩm định dự án đầu tư

2.1.    Đối với Nhà nước

2.2.    Đối với các tổ chức tài chính

2.3.    Yêu cầu đối với hoạt động thẩm định

Chương III: Công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư

1.      Căn cứ thẩm định dự án

1.1. Hồ sơ dự án

1.2. Căn cứ pháp lý

1.3. Căn cứ vào thông tin điều tra thực tế và kinh nghiệm thực tiễn

2.      Hình thức tổ chức thẩm định dự án đầu tư

2.1.    Hội đồng thẩm định dự án

2.2.    Cơ quan chuyên trách thẩm định dự án

2.3.    Tư vấn thẩm định

3. Quy trình thẩm định

3.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư công

3.1.1 Quy trình thẩm định dự án quan trọng quốc gia

3.1.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng

3.1.3 Quy trình thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng

3.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư khác

3.2.1. Quy trình thẩm định thông qua quyết định của chủ trường đầu tư của UBND cấp tỉnh

3.2.2 Quy trình thẩm định thông qua quyết định của chủ trường đầu tư của Thủ tướng chính phủ

3.2.3 Quy trình thẩm định thông qua quyết định của chủ trường đầu tư của Quốc hội

3.2.4. Thủ tục thẩm định xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

4.      Hồ sơ dự án trình thẩm định

4.1. Hồ sơ dự án trình thẩm định đối với các dự án đầu tư công

4.2. Hồ sơ dự án trình thẩm định đối với các dự án khác

5.      Thời gian thẩm định dự án

5.1. Thời gian thẩm định dự án đầu tư công

5.2. Thời gian thẩm định dự án đầu tư khác

5.3. Thời gian tham gia ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan và thời gian thẩm định thiết kế cơ sở

6.      Thời gian thẩm định dự án

Chương IV: Thẩm định nhà đầu tư của dự án và tài sản đảm bảo

1.      Thẩm định nhà đầu tư

1.1. Thẩm định tư cách pháp lý của nhà đầu tư

1.2. Thẩm định năng lực của nhà đầu tư

1.2.1. Thẩm định năng lực kinh doanh và quản lý điều hành của nhà đầu tư

1.2.2.  Thẩm định năng lực tài chính của nhà đầu tư

1.2.3. Thẩm định tài sản bảo đảm của dự án

Chương V: Thẩm định điều kiện pháp lý và thị trường của dự án

1.      Thẩm định điều kiện pháp lý

2.      Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án

Chương VI: Thẩm định khía cạnh kỹ thuật và tổ chức

1.      Thẩm định khía cạnh kỹ thuật

2.      Thẩm định khía cạnh tổ chức quản lý của dự án

Đánh giá nguồn nhân lực của dự án

Chương VII: Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án

1.      Mục đích: thẩm tra tính khả thi về mặt tài chính và đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án.

2.      Căn cứ:

3.      Nội dung

3.1. Thẩm tra tổng mức vốn đầu tư của dự án

3.2. Thẩm tra nguồn huy động vốn cho dự án

3.3. Kiểm tra tính chính xác của việc tính toán các khoản chi phí sx hàng năm của dự án

3.4. Kiểm tra tính hợp lý trong việc xác định giá bán sp và doanh thu hàng năm của dự án

3.5. Kiểm tra tính chính xác của tỷ suất r

3.6. Thẩm định dòng tiền của dự án

3.7. Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án

3.8. Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án

3.9. Kiểm tra độ an toàn trong thanh toán nghĩa vụ tài chính

3.10. Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay

Chương VIII: Thẩm định khía cạnh KTXH của dự án đầu tư

1.      Mục đích và yêu cầu của thẩm định khía cạnh kinh tế - xã hội dự án đầu tư

1.1. Khái niệm

1.2. Mục đích

1.3. Yêu cầu

2.      Các căn cứ và tiêu chuẩn chủ yếu trong thẩm định kinh tế xã hội dự án đầu tư

2.1. Các căn cứ thẩm định kinh tế xã hội dự án đầu tư

2.2. Các tiêu chuẩn thẩm định kinh tế xã hội dự án đầu tư

3.      Nội dung thẩm định khía cạnh xã hội dự án đầu tư

Chương IX: Phương pháp thẩm định dự án

1.      Phương pháp thẩm định theo trình tự

1.1. Thẩm định tổng quát

1.2. Thẩm định chi tiết

2.      Phương pháp so sánh, đối chiếu

3.   Phương pháp phân tích độ nhạy

4.      Phương pháp dự báo

5.      Phương pháp triệt tiêu rủi ro

6.      Phương pháp chuyên gia

DETAILED INSTRUCTION

Chương I: Tổng quan về đầu tư phát triển và dự án đầu tư

1.      Đầu tư phát triển

 

1.1. Khái niệm đầu tư

Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

 

1.2. Đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển là việc sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm duy trì tiềm lực hiện có hoặc tạo ra tài sản mới, năng lực sx mới trong nền kinh tế.

 

1.3. Đặc điểm của đầu tư phát triển

-          Nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển thường rất lớn và nằm ứ đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư

-          Thời gian thực hiện hoạt động đầu tư và thời gian thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra thường diễn ra trong một thời gian dài.

-          Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển chịu ảnh hưởng của các yếu tố không ổn định theo thời gian của tự nhiên, KTXH,..

-          Thành quả của hoạt động đầu tư phát triển nếu là những công trình xây dựng sẽ chịu ảnh hưởng của các điều kiện địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, phong tục tập quán,… ở nơi tạo dựng và khai thác.

-          Thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài

 

2.      Dự án đầu tư

 

2.1. Khái niệm

Theo Luật Đầu tư năm 2014: “Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”.

 

2.2. Phân loại

2.2.1.      Theo nguồn vốn đầu tư

-          Dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công

-          Dự án đầu tư bằng nguồn vốn khác

 

2.2.2.      Theo mức độ quan trọng và quy mô của dự án

-          Dự án quan trọng quốc gia

-          Dự án nhóm A

-          Dự án nhóm B

-          Dự án nhóm C

 

2.2.3.      Theo tính chất đầu tư

-          Dự án đầu tư có cấu phần xây dựng

-          Dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng

 

2.3.4.      Theo lĩnh vực đầu tư

-          Dự án đầu tư vào lĩnh vực giao thông

-          Dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp

-          Dự án đầu tư vào lĩnh vực xây dựng

 

2.3.5.      Theo vùng lãnh thổ

-          Theo tỉnh, thành phố

-          Theo vùng lãnh thổ

 

3.      Đặc trưng của dự án đầu tư

 

       Có mục đích, mục tiêu rõ ràng

       Có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn

       Có sự tham gia của nhiều bên: nhà đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, nhà tài trợ vốn

       SP của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo

       Môi trường hoạt động của dự án là “va chạm” và có sự tương tác phức tạp

       Có tính chất bất định và độ rủi ro cao.

 

4.      Chu kỳ

a.     Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

        Soạn thảo dự án/Lập dự án

        Đánh giá và quyết định lựa chọn dự án/ Thẩm định dự án

 

b.     Giai đoạn thực hiện đầu tư

        Hoàn tất các thủ tục để triển khai thực hiện dự án

        Tổ chức tuyển chọn tư vấn và nhà thầu

        Thi công xây dựng công trình, lắp đặt máy móc thiết bị

        Nghiệm thu, chạy thử và đưa vào sử dụng

 

c.      Giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư

        Sử dụng chưa hết công suất

        Công suất dự án ở mức cao nhất

        Công suất giảm dần và đi đến thanh lý ở cuối đời dự án

 

Chương II: Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư

 

 1.      Khái niệm

       KN: Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án từ đó ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn.

       Các chủ thể thẩm định dự án:

        Nhà nước

        Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng

        Nhà đầu tư

        Các đối tác liên quan

 

2.      Vai trò của thẩm định dự án đầu tư

 

2.1.    Đối với Nhà nước

 

        Các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Kế hoạch và đầu tư; Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng; các Bộ quản lý chuyên ngành; UBND cấp tỉnh – thành phố trực thuộc là các cơ quan được Chính phủ uỷ quyền thẩm định để quyết định đầu tư, cho phép đầu tư.

        Với chức năng là cơ quan quản lý, điều phối và giám sát các hoạt động đầu tư trong nền kinh tế nên việc thẩm định dự án có một vai trò rất quan trọng đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể, vai trò của thẩm định dự án đầu tư đối với Nhà nước như sau:

 

     Giúp Nhà nước kiểm tra, kiểm soát sự tuân thủ theo pháp luật của dự án

     Giúp Nhà nước đánh giá được tính hợp lý, khả thi và hiệu quả của dự án trên góc độ toàn bộ nền kinh tế xã hội.

     Giúp Nhà nước xác định rõ những mặt lợi, mặt hại của dự án để có biện pháp khai thác, khống chế, đảm bảo lợi ích quốc gia, pháp luật và quy ước quốc tế.

          Tất cả những vai trò trên của việc thẩm định dự án đối với Nhà nước sẽ giúp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra quyết định cuối cùng về việc đầu tư vào dự án, chấp thuận sử dụng vốn đầu tư của nhà nước đối với dự án hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án.

 

2.2.    Đối với các tổ chức tài chính

       Các tổ chức tài chính là những tổ chức có thể cung cấp và hỗ trợ vốn đầu tư cho dự án. Việc cung cấp và hỗ trợ vốn này có thể vì mục tiêu phát triển xã hội nhưng cũng có khi đơn thuần vì mục tiêu kinh tế. Việc cung cấp và hỗ trợ vốn đầu tư cho dự án của các tổ chức tài chính này cũng chính là để đầu tư sinh lời. Do vậy, việc thẩm định dự án trước khi cung cấp vốn cho dự án là rất quan trọng, bởi:

    Thẩm định dự án là cơ sở để các tổ chức tài chính xác định số tiền vay, thời gian cho vay và mức thu nợ hợp lý.

   Thẩm định dự án giúp cho các tổ chức tài chính đạt được các chỉ tiêu về an toàn và hiệu quả trong sử dụng vốn, giảm thiểu nợ quá hạn, nợ khó đòi và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

 

2.3.    Yêu cầu đối với hoạt động thẩm định

               Đảm bảo tính khách quan

               Đảm bảo tính khoa học

               Đảm bảo tính toàn diện

               Đảm bảo tính kịp thời

         Đảm bảo tính pháp lý

 

Chương III: Công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư

 

1.      Căn cứ thẩm định dự án

 

1.1. Hồ sơ dự án

 

        KN: Hồ sơ dự án là tài liệu không thể thiếu để thực hiện hoạt động thẩm định dự án.

        Thành phần:

     Dự án đầu tư/báo cáo nghiên cứu khả thi: thuyết minh dự án, thuyết minh thiết kế cơ sở.

     Hồ sơ về nhà đầu tư

     Khả năng huy động vốn và cân đối nguồn vốn đầu tư công và các nguồn khác để thực hiện dự án.

 

1.2. Căn cứ pháp lý

        Chiến lược và kế hoạch phát triển KTXH của quốc gia, của địa phương thực hiện dự án.

        Quy hoạch phát triển KTXH của quốc gia, của địa phương và quy hoạch phát triển ngành đầu tư của dự án.

        Chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

        Hệ thống văn bản pháp lý có liên quan đến hoạt động đầu tư của dự án

        Các tiêu chuẩn, quy phạm và các định mức trong từng lĩnh vực kinh tế kỹ thuật

        Các quy ước và thông lệ quốc tế đã được ký kết giữa các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ hoặc giữa các quốc gia.

 

1.3. Căn cứ vào thông tin điều tra thực tế và kinh nghiệm thực tiễn

 

2.      Hình thức tổ chức thẩm định dự án đầu tư

 

2.1.    Hội đồng thẩm định dự án

        Đặc điểm: tổ chức thẩm định mà người đứng đầu các cơ quan tổ chức có thẩm quyền quyết định đầu tư tiến hành thành lập Hội đồng thẩm định dự án.

        Hội đồng thẩm định dự án được thành lập có thể ở cấp Trung ương (Hội đồng thẩm định nhà nước), ở cấp địa phương (Hội đồng thẩm định cấp tỉnh) hoặc Hội đồng thẩm định do các cơ quan, tổ chức thành lập.

        Ưu điểm:

     Tập hợp được các chuyên gia có kiến thức chuyên môn, am hiểu về dự án.

     Các nội dung của dự án được đánh giá đầy đủ chi tiết và toàn diện.

     Nhược điểm:

     Thời gian thẩm định lâu

     Chi phí thẩm định lớn

     Phát sinh nhiều mâu thuẫn trong quá trình thẩm định.

     Ứng dụng: các dự án có quy mô vốn lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp và những dự án ảnh hưởng lớn tới môi trường xã hội.

 

2.2.    Cơ quan chuyên trách thẩm định dự án

        Đặc điểm: tổ chức thẩm định mà người có thẩm quyền quyết định đầu tư sẽ sử dụng ngay cơ quan chuyên môn có chức năng thẩm định đầu tư hoặc cơ quan quản lý hoạt động đầu tư của đơn vị mình tiến hành thẩm định trước khi ra quyết định đầu tư.

        Ưu điểm:

         Hoạt động thẩm định được chuyên môn hoá

         Được triển khai nhanh khi có dự án cần thẩm định

        Nhược điểm: kết luận thẩm định có thể bị áp lực và chi phối bởi cơ quan quản lý cấp trên.

        Ứng dụng: thẩm định các nhóm dự án đặc biệt là các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

 

2.3.    Tư vấn thẩm định

     Đặc điểm: người có thẩm quyền quyết định đầu tư sẽ tiến hành lựa chọn các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp am hiểu về lĩnh vực đầu tư của dự án để ký hợp đồng thẩm định.

     Ưu điểm:

   Hoạt động thẩm định được chuyên môn hóa cao.

   Kết quả thẩm định có độ chính xác tương đối cao so được lựa chọn nhà tư vấn am hiểu về lĩnh vực đầu tư.

   Chi phí thẩm định hợp lý do được lựa chọn nhà tư vấn có mức giá phù hợp.

     Nhược điểm: trong trường hợp lựa chọn tổ chức tư vấn không phù hợp có thể dẫn đến kết quả thẩm định không xác đáng.

     Ứng dụng: Thẩm định các nhóm dự án hoặc một nội dung nào đó của dự án

3. Quy trình thẩm định

 

3.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư công

 

3.1.1 Quy trình thẩm định dự án quan trọng quốc gia





3.1.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng

 

3.1.3 Quy trình thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng

a. Sử dụng vốn ngân sách nhà nước

b. Sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng nguồn vốn khác

 

 

3.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư khác

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment