Lịch sử Đảng

Ôn tập tổng hợp

Nghiên cứu, học tập lịch sử Đảng, nắm vững những sự kiện, cột mốc lịch sử, thấu hiểu những vấn đề phong phú trong quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cách mạng xã hội chủ nghĩa, từ đó vận dụng, phát triển trong thời kỳ đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế

Table of Contents
expand_more expand_less

Chương 1: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 - 1945)

I. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và cương lĩnh chính trị đầu tiên

1. Bối cảnh lịch sử

2. Chính sách cai trị

3. Thay đổi sâu sắc trong XH VN – cuối XIX đầu XX

4. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản

5. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện để thành lập đảng

6. Thành lập ĐCS VN

7. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng - Cương lĩnh tháng 2/1930

8. Ý nghĩa thành lập ĐCSVN

II. Đấu tranh giành chính quyền 1930 - 1945

1. Giai đoạn 1930 - 1931

2. Giai đoạn 1931 - 1935

3. Giai đoạn 1936 - 1939

4. Giai đoạn 1939 - 1945

5. Tính chất, nguyên nhân & kinh nghiệm CMT8

Chương 2: HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG NGOẠI XÂM, HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

I. Kháng chiến chống TD Pháp xâm lược (9 năm - 1945 đến 1954)

1. Giai đoạn 1945 – 1946

2. Giai đoạn 1946 – 1950

3. Đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi 1951 - 1954

II. Xây dựng CNXH ở miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ xâm lược, thống nhất Đất nước (1954 – 1975)

1. Sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng 2 miền (1954 – 1965)

2. Lãnh đạo cách mạng cả nước 1965 – 1975

3. Ý nghĩa, nguyên nhân, kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng 1954 - 1975

Chương 3: ĐẢNG LÃNH ĐẠO CẢ NƯỚC QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ TIẾN HÀNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI

A. Xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc (1975 – 1986)

I. Xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc 1975 – 1981

1. Hoàn cảnh

2. Đảng trước Đại hội IV

3. Đại hội IV (12/1976)

4. Đảng sau Đại hội IV

5. Kết quả

II. Đại hội V và các bước đổi mới tiếp theo 1982 – 1986

1. Đại hội V (3/1982)

2. Đảng sau Đại hội V

3. Kết quả 10 năm 1975 – 1986

B. Công cuộc đổi mới, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1986 – 2018)

I. Đưa VN khỏi khủng hoảng kinh tế (1986 – 1996)

1. Đại hội VI (12/1986)

2. Sau đại hội VI

3. Đại hội VII (6/1991)

4. Sau đại hội VII

II. Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (1996 – 2018)

1. Đại hội VIII (7/1996)

2. Sau đại hội VIII

3. Đại hội IX (2001)

4. Sau đại hội IX

5. Đại hội X (4/2006)

6. Sau đại hội X

7. Đại hội XI (1/2011)

8. Đại hội XII (2016)

C. Thành tựu, kinh nghiệm

DETAILED INSTRUCTION

Chương 1: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 - 1945)

I. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và cương lĩnh chính trị đầu tiên

1. Bối cảnh lịch sử

a. Thế giới

-        CNTB phương Tây: tự do cạnh tranh độc quyền (Đế quốc chủ nghĩa - sau TK19)

+      Xâm lược, thuộc địa

+      Thuộc địa >< đế quốc gay gắt Phong trào chống CN đế quốc diễn ra nhiều nơi trên thế giới (mạnh mẽ nhất là ở châu Á)

-        CN Mác Lenin ra đời Trang bị vũ khí cho phong trào CM mới

-        Cách mạng T10 Nga (1917) & Quốc tế cộng sản (Quốc tế thứ 3 – 3/1919)

-        Đại hội II Quốc tế CS (1920) thông qua Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về dân tộc và thuộc địa (Lênin) - đăng trên báo Nhân đạo (gồm 12 luận điểm)

CMT10 & Quốc tế Cộng sản ảnh hưởng đến CM vô sản & Phong trào giải phóng dân

tộc Sự ra đời của các ĐCS

 

 

b. Việt Nam

-        1/9/1858, Pháp nổ súng xâm lược VN tại Đà Nẵng

-        Nhà Nguyễn từng bước thỏa hiệp:

+      1862: Hiệp ước Nhâm Tuất

+      1874: Hiệp ước Giáp Tuất ngu xuẩn (Đất nước gần như dâng cho Pháp)

+      1883: Hiệp ước Hắc Măng

+      1884: Hiệp ước Patơnốt: VN chính thức là thuộc địa của Pháp, nửa thuộc địa, nửa phong kiến

 

2. Chính sách cai trị

a.     Kinh tế (chính sách KT bảo thủ)

-        1897 – 1914: khai thác thuộc địa lần thứ 1

-        1919 – 1929: khai thác thuộc địa lần thứ 2

-        Độc quyền rượu, thuốc phiện; khai thác nguyên vật liệu nhưng hạn chế phát triển công nghiệp; duy trì bóc lột phong kiến

 

b. Chính trị (chế độ cai trị TRỰC TIẾP rất tàn bạo)

-        Chính sách “chia để trị”: Bắc Kỳ: nửa bảo hộ, Trung Kỳ: bảo hộ, Nam Kỳ: thuộc địa

-        Nắm các chức vụ chủ chốt trong bộ máy cai trị

 

c. Văn hóa – Xã hội (chính sách nô dịch “ngu dân” triệt để)

-        Lập nhiều nhà tù hơn trường học

-        Dùng rượu cồn và thuốc phiện để đầu độc người Việt Nam

-        Ra sức tuyên truyền tư tưởng “khai hóa văn minh” của nước “Đại Pháp”

 

3. Thay đổi sâu sắc trong XH VN – cuối XIX đầu XX

-        Thay đổi 1: XH phong kiến độc lập XH nửa thuộc địa, nửa phong kiến

-        Thay đổi 2: 2 mâu thuẫn cơ bản:

+      Dân tộc VN >< Pháp (chủ yếu)

+      Nông dân >< Địa chủ phong kiến

-        Thay đổi 3: 5 giai cấp cơ bản:

+      2 giai cấp cũ trong chế độ phong kiến

      Địa chủ - phong kiến phân hóa làm 3 hạng: đại, trung, tiểu địa chủ

      Nông dân: mâu thuẫn gay gắt với đế quốc và phong kiến. Chiếm số đông 90% trong dân cư.

+      3 giai cấp mới:

      Công nhân: chịu 3 tầng bóc lột, ra đời từ khai thác thuộc địa thứ nhất, lực lượng duy nhất lãnh đạo CM

      Tư sản: Tư sản mại bản (gắn lợi ích với Pháp), tư sản dân tộc (là bạn của CM)

      Tiểu tư sản: Nhạy bén về thời cuộc (nhất là trí thức) song hay hoang mang dao động về tư tưởng

 

4. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản

a. Khuynh hướng phong kiến (cuối XIX)

-        Phong trào Cần Vương (1885 – 1896)

+      Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi

+      Giúp vua đánh giặc giai cấp địa chủ chống thực dân

-        Phong trào nông dân Yên Thế (Bắc Giang): mang nặng “cốt cách PK”

+      Hoàng Hoa Thám

+      Cuộc khởi nghĩa ND dài nhất giai cấp nông dân chống thực dân

 

 

b. Khuynh hướng Dân chủ tư sản (đầu XX)

-        Phong trào Đông Du: (1906 – 1908) Khuynh hướng bạo động

+      Phan Bội Châu

+      Đưa thanh niên sang Nhật đào tạo để chuẩn bị lực lượng đánh Pháp. Do sự cấu kết giữa Pháp và Nhật nên Nhật đã trục xuất các nhà CM VN khỏi nước Nhật Phong trào thất bại.

-        Phong trào Duy Tân: Khuynh hướng cải cách (xin giặc rủ lòng thương)

+      Phan Châu Trinh: “bất bạo động, bạo động tắc tử”

+      Dựa vào Pháp để cải cách: Nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, cải cách dân sinh.

-        Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

+      Lương Văn Can, Nguyễn Quyền

+      Truyền bá chữ quốc ngữ, tiến hành cải cách giáo dục, cải cách XH.

-        Khởi nghĩa Yên Bái 1930 của VN Quốc dân Đảng

+      Nguyễn Thái Học: “không thành công cũng thành nhân”

Một cuộc bạo động bất đắc dĩ, một cuộc bạo động non và bị đàn áp bởi “khủng bố trắng”

 

 

5. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện để thành lập đảng

a. Lộ trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

-        5/6/1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng

-        1917, CMT10 Nga tác động mạnh mẽ tới nhận thức của NTT, đây là “cuộc CM đến nơi”.

-        1919, Nguyễn Ái Quốc Bác tham gia vào Đảng XH Pháp

-        6/1919, Bác thay mặt Hội những người An Nam yêu nước ở Pháp gửi tới hội nghị bản Yêu sách của ND An Nam (gồm 8 điểm đòi quyền tự do). Yêu sách không được đáp ứng bất cứ điều nào. Thử nghiệm đòi tự do = con đường hòa bình không được mà phải dùng bạo động

-        7/1920, Bác đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa (của Lênin) - báo Nhân Đạo. Giải đáp vấn đề cơ bản, chỉ dẫn hướng phát triển sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc, CHẤM DỨT khủng hoảng về đường lối CM

-        12/1920, tại ĐH XVIII của Đảng XH Pháp, Bác là một trong những sáng lập viên, tán thành Quốc tế III & sáng lập ĐCS Pháp

 

 

b. Về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng

-        Tư tưởng:

+      1921, Bác tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa

+      Người viết sách, báo vạch trần bản chất xâm lược, phản động của Pháp: Báo Người cùng khổ (1922), Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường Cách mệnh (1927). Phác thảo đường lối cứu nước (Cuốn sách chính trị lần đầu tiên của CMVN)

+      Tích cực truyền bá CN Mác – Lênin:

      Qua sách báo (ít phổ biến do Pháp ngăn cấm và trình độ dân trí VN còn thấp)

      Qua truyền miệng trực tiếp (mở lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu)

+      1922, thành lập Ban Nghiên cứu thuộc địa của ĐCS Pháp - Nguyễn Ái Quốc làm Trưởng Tiểu ban Nghiên cứu về Đông Dương.

-        Tổ chức:

+      1925, Quảng Châu, Bác thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông

+      6/1925, Bác lập Hội VN CM thanh niên (hạt nhân là Cộng sản Đoàn) → Tiền thân của Đảng

      Hệ thống gồm 5 cấp: trung ương, kỳ bộ, tỉnh bộ/thành bộ, huyện bộ và chi bộ

      Trụ sở tại Quảng Châu

+       6/1925, Bác lập Báo thanh niên ra đời báo chí CM VN Phương tiện tuyên truyền sống

      21/6/1925 ra số đầu tiên

      Đến 4/1927 ra được 88 số

-        Chính trị:

+      HCM: con đường CM của các dân tộc bị áp bức: giải phóng giai cấp và dân tộc Chỉ có thể là sự nghiệp của CN cộng sản

+      29/9/1928: Phong trào “Vô sản hóa” do Kỳ bộ Bắc Kỳ hội VN CM thanh niên phát động → truyền bá tư tưởng vô sản (đưa các hội viên vào hầm mỏ, xí nghiệp tiếp xúc với công nhân).

 

 

6. Thành lập ĐCS VN

a. Các tổ chức cộng sản

-        Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở VN - 3/1929 - 5D Hàm Long

-        Đông Dương CS Đảng (17/6/1929) - Bắc Kỳ - 312 Khâm Thiên

+      thông qua Tuyên Ngôn, Điều lệ

+      Đảng Kỳ: cờ đỏ búa liềm

+      Cơ quan ngôn luận: báo Búa liềm

-        An Nam CS Đảng (11/1929) - Nam Kỳ (xuất bản tạp chí Bonsevich)

-        Hội VN CM thanh niên (6/1925) → Tân Việt → Đông Dương CS Liên đoàn (9/1929) - Trung Kỳ Phát triển về chất NHƯNG phân tán về lực lượng và thiếu thống nhất Cần hợp nhất

 

 

b. Hội nghị thành lập ĐCSVN

-        Thời gian: 6/1 - 7/2/1930

-        Địa điểm Cửu Long (Hồng Kông)

-        Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị - hợp nhất các tổ chức CS thành 1 chính đảng duy nhất

-        Tham dự hội nghị: Đông Dương CS Đảng, An Nam CS Đảng (Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đình Cảnh) + (Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu)

-        5 điểm lớn cần thảo luận và thống nhất

+      Bỏ thành kiến, xung đột cũ, thành thật hợp tác để hợp nhất

+      Định tên Đảng là ĐCSVN

+      Thảo chính cương và điều lệ sơ lược

+      Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nước

+      Cử một ban trung ương lâm thời

-        Xác định tôn chỉ mục đích của Đảng: “ĐCSVN tổ chức ra để lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản”

-        Quy định người vào Đảng: “tin theo CNCS, chương trình đảng và QTCS, hăng hái tranh đấu và dám hy sinh phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận đảng”

Hội nghị thành lập ĐCSVN có giá trị như 1 Đại hội Đảng

-        24/2/1930, việc thống nhất 3 ĐCS thành 1 chính đảng hoàn thành

 

 

7. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng - Cương lĩnh tháng 2/1930

-        2 văn kiện:

+      Chánh cương vắn tắt của Đảng

+      Sách lược vắn tắt của Đảng

-        6 nội dung:

+      Nhiệm vụ: chống đế quốc (ưu tiên hàng đầu) và phong kiến, “Làm tư sản dân quyền CM và thổ địa CM để đi tới XH cộng sản"

+      Mục tiêu: Phương diện XH, KT

      XH: Dân tự do tổ chức; Nam nữ bình quyền; Phổ thông GD theo công nông hoá

      KT: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; thâu hết sản nghiệp lớn của TB CNĐQ Pháp giao cho Chính Phủ công nông binh quản lý; thâu hết ruộng đất của CNĐQ làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang CN và NN; thi hành luật ngày làm 8 giờ

      Lực lượng: Tất cả các giai cấp tầng lớp – đoàn kết công-nông dân (lực lượng cơ bản)

“phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình”, “phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày,… hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông… để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập”.

+      Phương pháp: Bạo lực CM

+      Quan hệ quốc tế: Nêu cao CN quốc tế và mang bản chất quốc tế của giai cấp công nhân

+      Lãnh đạo: Đảng

“Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”.

“Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản gồm một số lớn của giai cấp công nhân và làm cho họ có đủ năng lực lãnh đạo quần chúng”

 

 

8. Ý nghĩa thành lập ĐCSVN

-        Chấm dứt sự khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước, CM Việt Nam trở thành một bộ phận của CM TG

-        3 yếu tố thành lập Đảng: CN Mác Lênin & Phong trào công nhân (quy luật chung); Phong trào yêu nước (riêng VN)

-        Con đường giải phóng dân tộc: con đường CM vô sản.

-        ĐCS VN ra đời là nhân tố hàng đầu đưa CMVN tới thắng lợi.

 

 

II. Đấu tranh giành chính quyền 1930 - 1945

1. Giai đoạn 1930 - 1931

-        Khủng hoảng kinh tế TG 1929 - 1933, bắt đầu ở các nước TBCN ảnh hưởng lớn đến nước thuộc địa → hoạt động sản xuất đình đốn.

-        T5/1930 - kỷ niệm Quốc tế Lao động:

+      16 cuộc bãi công của CN

+      34 cuộc biểu tình của nông dân

+      4 cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân thành thị

-        6/1930 đến 8/1930: 121 cuộc đấu tranh

+      cuộc tổng bãi công của công nhân KCN Bến Thủy-Vinh (8/1930) → đánh dấu “một thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến”.

-        Đỉnh cao: phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh - ra đời ở Nghệ An, Hà Tĩnh.

+      Cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên (12/9/1930) → Như lửa đổ thêm dầu, phong trào cách mạng bùng lên dữ dội.

-        Cuối 1930, TD Pháp - thủ đoạn chính trị: cưỡng bức dân cày ra đầu thú, tổ chức rước cờ vàng, nhận thẻ quy thuận…

⇨ Ý nghĩa CM 1930 - 1931: “khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô sản mà đại biểu là Đảng ta; ở chỗ nó đem lại cho nông dân niềm tin vững chắc vào giai cấp vô sản, đồng thời đem lại cho đông đảo quần chúng công nông lòng tự tin ở sức lực cách mạng vĩ đại của mình… Đó là bước thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ tiến trình phát triển về sau của cách mạng”

     Hội nghị TW 1 (10/1930) – Hương Cảng, Trung Quốc

-        Thời gian: 14 - 31/10/1930

-        Trần Phú – tổng bí thư 1st của VN chủ trì

-        Đổi tên Việt Nam CS Đảng → Đông Dương CS Đảng

-        Bầu BCH TW chính thức

-        Thông qua Luận cương mới - Luận cương T10 - do Trần Phú soạn

    Luận cương chính trị T10/1930

-        Phương hướng: “CMTS dân quyền”, “có tính chất thổ địa và phản đế”“phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường XHCN”

-        Nhiệm vụ: Ruộng đất (ưu tiên) và Chống đế quốc. → nhiệm vụ “Phản phong kiến”: Đánh địa chủ phong kiến giành ruộng đất cho nông dân.

-        Lực lượng: Vô sản (chủ yếu) và Nông dân – 2 lực lượng chính

-        Phương pháp: Võ trang bạo động

-        Quan hệ quốc tế: Là 1 bộ phận của quốc tế, đoàn kết với vô sản Pháp, liên hệ mật thiết với phong trào CM ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa

-        Lãnh đạo: ĐCS

⇨ Hạn chế: Về cơ bản, thống nhất với cương lĩnh chính trị T2/1930 NHƯNG

+      Không nêu rõ mâu thuẫn chủ yếu của XH VN, không nhấn mạnh giải phóng DT, mà nặng về đấu tranh giai cấp và CM ruộng đất

+      Không đề ra được một chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi

+      Chưa đánh giá đúng vai trò của các giai cấp khác: Tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ

⇨ Luận cương được đánh giá là bước lùi của Đảng trong thời kỳ này

-        18/11/1930, Hội phản đế đồng minh - tổ chức mặt trận 1st tập hợp, đoàn kết DT

 

 

2. Giai đoạn 1931 - 1935

-        1/1931, Ban Thường vụ TW Đảng - Thông cáo về việc đế quốc Pháp buộc dân cày ra đầu thú - vạch rõ thủ đoạn của kẻ thù và đề ra các biện pháp hướng dẫn quần chúng đấu tranh.

-        “thanh trừ trí, phú, địa, hào, đào tận gốc trốc tận rễ”

-        Trước lúc hy sinh, TBT Trần Phú: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”

+      Bị bắt 18/4/1931 - SG

+      Hy sinh 6/9/1931 - SG

-        Trước lúc hi sinh, Lý Tự Trọng: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường CM”

-        Nhà tù Hỏa Lò - báo “Đuốc đưa đường” và báo “Con đường chính”

-        Nhà tù Côn Đảo - báo “Người tù đỏ” và tạp chí “Ý kiến chung”

-        6/1932, Lê Hồng Phong - Chương trình hành động của ĐCS Đông Dương

+      Nhiệm vụ trước mắt: khôi phục hoạt động Đảng và Phong trào CM

+      “gây dựng một đoàn thể bí mật, có kỷ luật nghiêm ngặt, cứng như sắt, vững như đồng, tức Đảng Cộng sản để hướng đạo quần chúng trên con đường giai cấp chiến đấu”

-        1933, Hà Huy Tập xuất bản Sơ thảo lịch sử phong trào CS Đông Dương

    ĐH đại biểu I (3/1935) - Ma Cao, TQ

-        Tổng bí thư: Lê Hồng Phong

-        3 nhiệm vụ: Phát triển Đảng; Thu phục ND, chống đế quốc; ủng hộ Liên Xô

-        CM phản đế và CM điền địa phải đi với nhau, không ưu tiên CM phản đế

→ Chính sách ĐH Ma Cao không sát với CM TG

⇨ ĐH đánh dấu sự khôi phục của tổ chức Đảng và phong trào CM sau thời kì thoái trào

 

 

3. Giai đoạn 1936 - 1939

-        Phong trào vận động dân chủ

a. Hoàn cảnh: CN phát xít là CN chủ trương dùng bạo lực đàn áp các phong trào đấu tranh trong nước và chuẩn bị phát động chiến tranh TG để chia lại TT.

-        CN phát xít ra đời

-        ĐH 7 QTCS (1935 - Matxcơva):

+      Kẻ thù: CN phát xít

+      Nhiệm vụ trước mắt: chống CN phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ và hòa bình

+      PP: giai cấp công nhân trên TG phải thống nhất hàng ngũ, lập mặt trận nhân dân rộng rãi.

-        Ở Pháp: Mặt trận ND lên nắm quyền

-        CM VN dần hồi phục

 

 

b. Chủ trương mới

-        7/1936, Hội nghị BCH TW Đảng, Thượng Hải (TQ); Lê Hồng Phong: “sửa chữa sai lầm”, “định lại chính sách mới”:

+      Kẻ thù: phát xít, đế quốc

+      Nhiệm vụ: chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình

+      Phương pháp: Bí mật, không hợp pháp + Công khai, nửa công khai; Hợp pháp, nửa hợp pháp

+      Lực lượng: toàn Dân tộc

-        Gửi các tổ chức của Đảng (26/7/1936) - “ở một xứ thuộc địa như Đông Dương, trong hoàn cảnh hiện tại, nếu chỉ quan tâm đến sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp, có thể sẽ nảy sinh những khó khăn để mở rộng phong trào dân tộc”

-        Văn kiện Chung quanh vấn đề chính sách mới 10/1936, Đảng thẳng thắn phê phán và khắc phục hạn chế trong Luận cương chính trị T10/1930 và đưa vấn đề đánh đế quốc lên hàng đầu

+      “Cuộc dân tộc giải phóng không nhất thiết phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa. Nghĩa là không thể nói rằng: muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa thì cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng”

+      “Nói tóm lại, nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng”

Nhận thức mới, phù hợp với tinh thần trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.

-        Cuộc vận động dân chủ kết thúc: Chiến tranh thế giới 2 bùng nổ (9/1939), TD Pháp đàn áp cách mạng. Đảng hoạt động bí mật.

-        Ý nghĩa phong trào giai đoạn 1936 -1939: tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm mới

+      Về chỉ đạo chiến lược: giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu trước mắt;

+      Về xây dựng một mặt trận thống nhất rộng rãi phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù nguy hiểm nhất;

+      Về kết hợp các hình thức: tổ chức và đấu tranh

⇨ Là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của CMT8 sau này.

 

 

4. Giai đoạn 1939 - 1945

a. Hoàn cảnh

-        Quốc tế: Chiến tranh thế giới thứ 2 (9/1939)

→ Đảng hoạt động bí mật; đưa nhiệm vụ giải phóng DT lên hàng đầu

→ CM Pháp bị đàn áp; Pháp phát xít hóa

-        VN: 9/1940 - Nhật Pháp thống trị Đông Dương – một cổ hai tròng

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment