Chủ nghĩa xã hội khoa học

Ôn tập tổng hợp

Đề cương tổng hợp lý thuyết môn Chủ nghĩa xã hội  giúp sinh viên hiểu rõ khái niệm, nguồn gốc, lịch sử phát triển của Chủ nghĩa xã hội. Nắm vững bản chất, phân biệt Chủ nghĩa xã hội với các hình thái kinh tế - xã hội khác.

DETAILED INSTRUCTION

 

CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

      I.          Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học

1.1. Điều kiện kinh tế xã hội

- Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ tạo nên nền đại công nghiệp.

=> Sự ra đời hai giai cấp cơ bản, đối lập về lợi ích: giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. => các phong trào đấu tranh của công nhân

=> Lần đầu tiên, giai cấp công nhân đã xuất hiện như một lực lượng chính trị độc lập, đòi hỏi một cách bức thiết phải có một hệ thống lý luận soi đường và một cương lĩnh chính trị làm kim chỉ nam cho hành động.

1.2. Tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận

a. Tiền đề khoa học tự nhiên

- Học thuyết Tiến hóa của Charles Robert Darwin; Định luật Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Mikhail Vasilyevich Lomonosov; Học thuyết tế bào của Matthias Jakob Schleiden.

=> Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

 

b. Tiền đề tư tưởng lý luận

- Khoa học xã hội cũng có những thành tựu lớn, trong đó có triết học cổ điển Đức: Ph.Hêghen (1770 -1831) và L. Phoiơbắc (1804 - 1872); kinh tế chính trị học cổ điển Anh với A.Smith (1723-1790) và D.Ricardo (1772-1823); chủ nghĩa không tưởng phê phán mà đại biểu là Xanh Ximông (1760-1825), S.Phuriê (1772- 1837) và R.O-oen (1771-1858).

- Những tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp đã có những giá trị nhất định:

+ Thể hiện tinh thần phê phán, lên án chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ tư bản chủ nghĩa

+ Đã đưa ra nhiều luận điểm có giá trị về xã hội tương lai

+ Tư tưởng có tính phê phán đã thức tỉnh giai cấp công nhân và người lao động trong cuộc đấu tranh chống chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ tư bản chủ nghĩa.

=> Hạn chế:

+ Không phát hiện ra được quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người nói chung

+ không phát hiện ra lực lượng xã hội tiên phong có thể thực hiện cuộc chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, giai cấp công nhân

+ không chỉ ra được những biện pháp hiện thực cải tạo xã hội áp bức, bất công đương thời, xây dựng xã hội mới tốt đẹp.

 

2. Vai trò của Các Mác và Ăngghen

2.1. Sự chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị

- Với C.Mác, từ cuối năm 1843 đến 4/1844, thông qua tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen - Lời nói đầu (1844)”

=> chuyển biến từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật, từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa.

 

- Đối với Ph.Ăngghen, từ năm 1843 với tác phẩm ‘Tình cảnh nước Anh"; “Lược

khảo khoa kinh tế - chính trị”

=> chuyển biến từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật, từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa.

- Từ 1843 -1848, C.Mác và Ph.Ăngghen đã thể hiện quá trình chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị và từng bước củng cố, kiên định, nhất quán và vững chắc lập trường đó.

    II.          Giai đoạn phát triển cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học

1. Đối tượng nghiên cứu của Chủ nghĩa xã hội khoa học

Đối tượng của chủ nghĩa xã hội khoa học: là những quy luật, tính quy luật chính trị- xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội; những nguyên tắc cơ bản, những điều kiện, những con đường và hình thức, phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm hiện thực hóa sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

2. Phương pháp nghiên cứu của Chủ nghĩa xã hội khoa học

Chủ nghĩa xã hội khoa học sử dụng phương pháp luận chung nhất chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin

Phương pháp:

- Phương pháp kết hợp logic và lịch sử

- Phương pháp khảo sát và phân tích

- Phương pháp so sánh

- Các phương pháp có tính liên ngành

- Phương pháp tổng kết thực tiễn

3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Chủ nghĩa xã hội khoa học

3.1. Về mặt lý luận

- Nghiên cứu, học tập và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học, về mặt lý luận, có ý nghĩa quan trọng trang bị những nhận thức chính trị - xã hội và phương pháp luận khoa học

- Nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học góp phần định hướng chính trị-xã hội cho hoạt động thực tiễn của Đảng Cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

- Nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học giúp chúng ta có căn cứ nhận thức khoa học để đấu tranh chống lại những nhận thức sai lệch, những tuyên truyền chống phá của chủ nghĩa đế quốc

3.2. Về mặt thực tiễn

- Củng cố bản lĩnh kiên định, tự tin tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo định hướng xã hội chủ nghĩa

- Là cơ sở để khẳng định việc sự cần thiết của việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống mọi biểu hiện cơ hội chủ nghĩa

- Góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và mở rộng hợp tác quốc tế

- Chủ nghĩa xã hội khoa học góp phần quan trọng trong việc giáo dục niềm tin khoa học cho nhân dân vào mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

 III.          Đối tượng, phương pháp, ý nghĩa của việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học

1. C. Mác và Ph. Ăngghen phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học

1.1. Thời kì từ 1848 đến Công xã Pari (1871)

- Đây là thời kì của những sự kiện của cách mạng dân chủ tư sản ở các nước Tây  u (1848 – 1852): Quốc tế I thành lập (1864); tập I bộ Tư bản của C. Mác được xuất bản (1867).

- V.I.Lênin đã khẳng định: “từ khi bộ “Tư bản” ra đời... quan niệm duy vật

lịch sử không còn là một giả thuyết nữa, mà là một nguyên lý đã được chứng minh một cách khoa học".

- C.Mác và Ph.Ăngghen tiếp tục phát triển thêm nhiều nội dung của chủ nghĩa xã hội khoa học:

+ Tư tưởng về đập tan bộ máy nhà nước tư sản, thiết lập chuyên chính vô sản;

+ Kết hợp giữa đấu tranh của giai cấp vô sản với phong trào đấu tranh của giai cấp nông dân

+ Xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân

1.2. Thời kỳ sau Công xã Pari đến 1895

Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm Công xã Pari, C.Mác và Ph.Ăngghen phát triển toàn diện chủ nghĩa xã hội khoa: luận chứng sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học:

 

- Luận chứng sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học và đánh giá công lao của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Anh, Pháp.

- Nêu ra nhiệm vụ nghiên cứu của CNXHKH: làm cho giai cấp công nhân hiểu rõ được những điều kiện và bản chất của sự nghiệp của chính họ.

 

2. V.I. Lênin vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học trong điều kiện mới

Công lao của V.I.Lênin là đã biến chủ nghĩa xã hội từ khoa học từ lý luận thành hiện thực, được đánh dấu bằng sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới - Nhà nước Xô viết, năm 1917.

 

2.1. Thời kỳ trước Cách mạng Tháng Mười Nga

V.I.Lênin đã bảo vệ, vận dụng và phát triển sáng tạo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học trên một số khía cạnh sau: kì

- Đấu tranh chống các trào lưu phi mác xít

- Xây dựng lý luận về đảng cách mạng kiểu mới của giai cấp công nhân

- Hoàn chỉnh lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản

- Phát triển quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về khả năng thắng lợi của cách mạng XHCN

- Luận giải về chuyên chính vô sản

- VI Lênin trực tiếp lãnh đạo Đảng của giai cấp công nhân Nga

 

2.2. Thời kỳ sau Cách mạng Tháng Mười Nga

Ngay sau khi cách mạng thắng lợi, V.I.Lênin đã viết nhiều tác phẩm quan trọng bàn về những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học trong thời kỳ mới, tiêu biểu là những luận điểm:

- Chuyên chính vô sản, theo V.I.Lênin, là một hình thức nhà nước mới - nhà nước dân chủ, dân chủ đối với những người vô sản và nói chung những người không có cửa và chuyên chính đối với giai cấp tư sản.

- Phê phán các quan điểm của kẻ thù xuyên tạc về bản chất của chuyên chính vô sản chung quy chỉ là bạo lực

- Khẳng định không có dân chủ thuần tuý hay dân chủ nói chung

- Về cải cách hành chính bộ máy nhà nước: V.I.Lênin cho rằng, cần phải có một đội ngũ những người cộng sản cách mạng đã được tôi luyện, phải có bộ máy nhà nước phải tinh, gọn, không hành chính, quan liêu.

- Về cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga: Cần có những bước quá độ nhỏ trong thời kỳ quá độ nói chung lên chủ nghĩa xã hội; giữ vững chính quyền Xô viết thực hiện điện khí hóa toàn quốc; xã hội hóa những tư liệu sản xuất cơ bản theo hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền công nghiệp hiện đại; điện khí hóa nền kinh tế quốc dân;...

- Đặc biệt coi trọng vấn đề dân tộc trong hoàn cảnh đất nước có rất nhiều sắc tộc.

 

CHƯƠNG 2: SỨ MỆNH LỊCH SỬ GIAI CẤP CÔNG NHÂN

 

      I.          Nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử

1, Nội dung

-         Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhânnhiệm vụ mà giai cấp công nhân cần phải thực hiện với tư cách là giai cp tiên phong, lực lượng đi đầu trong công cuộc xây dựng hình thái kinh tế - xã hội mới.

-         Theo Các Mác: “Thực hiện giải phóng thế giới – đó là sứ mệnh của giai cấp vô sản hiện đại”.

-         Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thể hiện qua 3 nội dung

       Nội dung kinh tế:

+ Giai cấp công nhân là nhân tố quan trọng, hàng đầu của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hiện đại, đáp ứng nhu cầu của cải ngày càng tăng của xã hội.

        Tạo tiền đề vật chất quan trọng xây dựng hình thái kinh tế xã hội mới.

+ Giai cấp công nhân đại biểu cho lợi ích chung của xã hội.

        Do tích chất xã hội hóa cao, đòi hỏi QHSX phù hợp với chế độ công hữu về TLSX nên lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích đại đa số nhân dân lao động và trái với lợi ích GCTS, tiêu biểu cho lợi lợi ích toàn xã hội.

       Nội dung Chính trị-Xã hội:

+ GCCN và NDLĐ dưới sự lãnh đạo của ĐCS tiến hành cách mạch lật độ GCTT, giành quyền lực về nhân dân, thiết lập nhà nước kiểu mới, xây dựng dân chủ Xã hội chủ nghĩa, làm chủ tuyệt đại đa số nhân dân

+ GCCN và NDLĐ cải tạo xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới, phát triển kinh tế xã hội, tổ chức đời sống xã hội phục vụ lợi ích nhân dân, thực hiện dân chủ, tiến bộ, công bằng xã hội.

       Nội dung Văn hóa-Tư tưởng:

+ Tập trung xây dựng hệ giá trị mới: lao động, công bằng, dân chủ, bình đẳng, tự do
+ Thực hiện cách mạng về tư tưởng, xây dựng hệ tư tưởng mới về lối sống, tâm lí, xã hội,…, cải tạo cái cũ, lỗi thời, lạc hậu

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment