Tổng hợp lý thuyết môn Pháp luật kinh doanh gồm 6 chương, nghiên cứu về những vấn đề cơ bản của pháp luật kinh doanh ở Việt Nam
CHƯƠNG 1: QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
1. Kinh doanh, doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp
1.3. Pháp luật về doanh nghiệp:
2. Đăng ký thành lập doanh nghiệp
3. Đăng ký những thay đổi của doanh nghiệp
CHƯƠNG 2: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ CÔNG TY
1.3. Tổ chức quản lý và hoạt động:
1.4. Bán doanh nghiệp tư nhân:
2.2. Cổ phần, cổ phiếu và cổ đông:
2.4. Tổ chức quản lý và hoạt động:
3. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
3.3. Tổ chức quản lý và hoạt động:
4. Công ty TNHH một thành viên
4.3. Tổ chức quản lý và hoạt động
5.3. Tổ chức quản lý và hoạt động
6. Những quy định riêng đối với doanh nghiệp nhà nước.
CHƯƠNG 3: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH KHÁC
1.3. Các hình thức nhóm công ty
4.2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên tổ hợp tác
5. Cá nhân hoạt động thương mại
CHƯƠNG 4: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
1. Khái quát pháp luật hợp đồng và hợp đồng kinh doanh, thương mại
2. Một số quy định chung của Bộ luật dân sự về hợp đồng
2.3. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng:
3. Những quy định riêng về hợp đồng trong hoạt động thương mại
3.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng trong hoạt động thương mại
3.2. Phân loại hợp đồng thương mại:
4. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại
5. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
CHƯƠNG 5: PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
1. Tranh chấp kinh doanh, thương mại và các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
1.1. Khái quát chung về tranh chấp kinh doanh, thương mại:
1.2. Phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại.
2. Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án nhân dân
2.1. Thẩm quyền của Tòa án giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
2.2. Những giai đoạn cơ bản của tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
3. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng Trọng tài thương mại
3.1. Hình thức trọng tài, luật áp dụng giải quyết tranh chấp
3.2. Thẩm quyền, nguyên tắc và điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
3.4. Tổ chức trọng tài thương mại
3.5. Những giai đoạn cơ bản của tố tụng trọng tài
CHƯƠNG 6: PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN
Các chủ thể kinh doanh (đơn vị kinh doanh) trong nền kinh tế Việt Nam:
- Doanh nghiệp.
- Hợp tác xã và hộ kinh doanh
- Những người kinh doanh nhỏ.
Khái niệm: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. (Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020).
Đặc điểm pháp lý:
- Doanh nghiệp phải có tên riêng.
- Phải có tài sản.
- Phải có trụ sở chính.
- Phải thực hiện đăng ký kinh doanh.
- Mục đích thành lập là để hoạt động kinh doanh, vì mục tiêu lợi nhuận.
Phân loại: (theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ 01/01/2021):
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn
- Doanh nghiệp nhà nước
- Công ty Cổ phần
- Công ty Hợp danh
- Doanh nghiệp tư nhân
Giới hạn trách nhiệm trong kinh doanh:
Giới hạn trách nhiệm trong kinh doanh là phạm vi tài sản của nhà đầu tư đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là khi một doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.
Hai loại giới hạn trách nhiệm:
- Trách nhiệm vô hạn: thành viên hợp danh trong Công ty hợp danh và chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Trách nhiệm hữu hạn: cổ đông của Công ty cổ phần, thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên.
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Luật Đầu tư năm 2020
- Luật Quản lý và sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014
- Và các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các luật trên.
- Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các tài liệu trong Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với từng loại hình doanh nghiệp tại các Điều 19 đến Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2020. Mẫu các tài liệu này do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
- Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
- Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 27 của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.
+ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 38, 39, 40 và 42 của Luật Doanh nghiệp.
+ Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ.
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Điều 28 Luật Doanh nghiệp năm 2020 bao gồm những nội dung sau đây:
+ Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp
+ Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
+ Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
+ Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số gọi là mã số doanh nghiệp. Căn cứ Điều 29 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.
- Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có điều kiện. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
+ Ngành, nghề kinh doanh.
+ Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có). Thời hạn thông báo công khai các thông tin về doanh nghiệp là 30 ngày, kể từ ngày được công khai.
- Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 31 của Luật Doanh nghiệp 2020.
a) Ngành, nghề kinh doanh;
b) Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;
c) Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung thông tin theo nội dung thông báo thay đổi đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Điều 188 Luật doanh nghiệp năm 2020 định nghĩa: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”.
- Về chủ thể thành lập doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể là một cá nhân. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Về tài sản: Chủ doanh nghiệp tư nhân dùng tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của mình để đầu tư thành lập doanh nghiệp, trở thành chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp.
- Về giới hạn trách nhiệm: Chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (chịu trách nhiệm vô hạn).
- Về tư cách chủ thể: Ở doanh nghiệp tư nhân, không có sự tách bạch giữa tư cách của chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp với tư cách chủ doanh nghiệp, không có sự tách bạch giữa sở hữu và quản lý, là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, là nguyên đơn, bị đơn hoặc là người có quyền và lợi ích liên quan trước các cơ quan giải quyết tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp
- Trong khuôn khổ những quy định của pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp cũng có thể không trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp mà thuê người khác làm Giám đốc điều hành doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, dù trực tiếp hay gián tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp trước pháp luật, trước các bên đối tác và trước người lao động. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các bên (chủ doanh nghiệp và người được thuê để điều hành, quản lý doanh nghiệp) được quy định cụ thể trong văn bản hợp đồng giữa chủ doanh nghiệp tư nhân và người điều hành, quản lý doanh nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình. Hợp đồng cho thuê doanh nghiệp là văn bản quy định rõ quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp và người thuê doanh nghiệp. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Tuy nhiên, việc bán một doanh nghiệp là một thủ tục phức tạp vì nó có liên quan đến nhiều người khác, như các chủ nợ, các bên còn mắc nợ doanh nghiệp, những người lao động, các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.
- Đặc điểm về vốn góp và cách góp vốn: Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.
- Đặc điểm về thành viên: Thành viên của công ty cổ phần là các chủ sở hữu cổ phần, được gọi là cổ đông, là đồng chủ sở hữu của công ty. Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Số lượng cổ đông được quy định tối thiểu là 3 và không hạn chế tối đa. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình trừ một số trường hợp pháp luật quy định hạn chế chuyển nhượng.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huy động vốn từ công chúng. Khi có đủ điều kiện theo quy định của Luật Chứng khoán, công ty cổ phần có thể phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ hoặc trái phiếu để vay vốn.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Cổ phần: là phần đơn vị vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần:
- Cổ phần phổ thông: bắt buộc phải có
- Cổ phần ưu đãi: có thể có hoặc không gồm có cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định
- Cổ phiếu: Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
- Cổ đông: Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Dựa vào vai trò đối với việc thành lập công ty cổ phần và cổ phần sở hữu:
+ Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
+ Cổ đông phổ thông là chủ sở hữu của cổ phần phổ thông và là loại cổ đông bắt buộc.
+ Cổ đông ưu đãi, bao gồm cổ đông ưu đãi biểu quyết, cổ đông ưu đãi cổ tức, cổ đông ưu đãi hoàn lại...
+ Cổ đông, nhóm cổ đông (lớn) là cổ đông hoặc các cổ đông tự nguyện tập hợp thành nhóm sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định. “Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành.” (căn cứ Khoản 18 Điều 4 Luật chứng khoán 2019)
Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ Công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.
- Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
- Hoạt động: Đại hội đồng cổ đông bao gồm Đại hội đồng cổ đông thường niên (1 năm 1 lần) và Đại hội đồng cổ đông bất thường. Hình thức quyết định trong buổi họp là biểu quyết.
- Triệu tập Đại hội đồng cổ đông: Người có thẩm quyền triệu tập Đại hội đồng cổ đông theo quy định của pháp luật bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, nhóm cổ đông lớn C nhóm cổ đông lớn đồng cổ đông: Người có thẩm quyền triệu tập Đại hội đồng cổ đông theo quy định của pháp luật bao gồm Hội đồng quản trị (trong những trường hợp nhất định tại Điều 140 LDN 2020).
- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và chịu sự kiểm soát của Đại hội đồng cổ đông về toàn bộ hoạt động quản lý của mình, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Quyền và nghĩa vụ: Khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Chủ tịch Hội đồng quản trị: Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty. Quyền và nghĩa vụ: Khoản 3 Điều 156 Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Giám đốc (Tổng giám đốc): Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc áp dụng theo quy định tại Điều 64 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, quyền và nghĩa vụ theo Khoản 3 Điều 162 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bầu bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát. Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, việc miễn nhiệm, bãi nhiệm và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên được thực hiện tương ứng theo quy định tại các điều Trường hợp Kiểm soát viên có cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ . Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, việc miễn nhiệm, bãi nhiệm và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên được thực hiện tương ứng theo quy định tại cá điều 106,168, 169,170, 171, 172, 173 và 174 của Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Điều 46 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật Doanh nghiệp năm 2020”.
- Số lượng thành viên: Thành viên của công ty TNHH hai thành viên có tối thiểu là 02 và tối đa không quá 50 thành viên.
- Tư cách thành viên: Thành viên của công ty TNHH hai thành viên là cá nhân, tổ chức có thể có quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài. Tuy nhiên cá nhân, tổ chức này không thuộc các trường hợp cấm thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp quy định tại điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
- Về vốn: Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
- Về tư cách pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân.
- Về giới hạn trách nhiệm: Với tư cách là một pháp nhân kinh tế, công ty trách nhiệm hữu hạn là loại doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn.
- Về chuyển nhượng phần vốn góp: Khác với ở công ty cổ phần, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn không thể tự do chào bán phần vốn góp của mình trên thị trường mà chỉ có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo những quy định nhất định.
- Về tham gia thị trường chứng khoán: Công ty trách nhiệm hữu hạn không được phát hành cổ phần để huy động thêm vốn điều lệ nhưng được phép phát hành trái phiếu và các loại chứng khoán khác để huy động vốn theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
- Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn gồm tất cả thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả những vấn đề quan trọng nhất của công ty theo Khoản 2 Điều 55 Luật Doanh nghiệp năm 2020 .
- Chủ tịch Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên được quy định tại Khoản 2 Điều 56 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
- Giám đốc (Tổng giám đốc): Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc, Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc áp dụng theo quy định tại Điều 64 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, quyền và nghĩa vụ theo Khoản 3 Điều 162Điều 63 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
- Ban kiểm soát: Công ty TNHH có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn mười một thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Công ty trách nhi phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn mười một thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Bathành lập Ban kiểm soát; các trường hợp khác do công ty quyết định.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. (Khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp năm 2020)
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, trước hết cũng là một công ty trách nhiệm hữu hạn nên có những đặc điểm cơ bản như công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
- Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu;
- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty;
- Có tư cách pháp nhân;
- Không được quyền phát hành cổ phần trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
- Đặc điểm hạn chế đối với quyền của chủ sở hữu: Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định không cho phép chủ sở hữu công ty trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty. Khi cần sử dụng phần vốn đã đầu tư vào công ty chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Quy định không cho phép chủ sở hữu công ty trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp vào công ty. Khi cần sử dụng phần vốn đã đầu tư vào công ty chủ sở hữu công ty chỉ được qu khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn nói chung, được quy định tại Điều 21 Luật doanh nghiệp năm 2020.
Tổ chức quản lý và hoạt động: Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về cơ chế tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn có chủ sở hữu là một tổ chức khác với công ty có chủ sở hữu là một cá nhân.
- Mô hình tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu:
+ Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên: Áp dụng cho trường hợp chỉ có 1 người đại diện chủ sở hữu.
+ Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên: Áp dụng cho trường hợp có hơn 1 người đại diện chủ sở hữu.
● Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
● Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Mô hình tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là Chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
- Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty (trách nhiệm vô hạn).
- Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty (trách nhiệm hữu hạn).
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào (Khoản 3 Điều 177 Luật Doanh nghiệp năm 2020).
- Về thành viên: đây là đặc điểm quan trọng nhất ở công ty hợp danh. Công ty hợp danh phải có tối thiểu 02 thành viên là chủ sở hữu chung công ty gọi là thành viên hợp danh. Ngoài ra có thể có thành viên góp vốn.
- Về hoạt động đại diện cho công ty trong các giao dịch pháp lý: Mọi thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty, đều có quyền nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty đại diện cho công ty, đều có quyền sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty, Đại diện cho công ty với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án; đại diện cho công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật đều tham gia vào quan hệ pháp luật nhân danh công ty (Điều 181 Luật doanh nghiệp năm 2020).
- Tư cách pháp lý: Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân.
- Là một loại công ty mà sự liên hệ giữa các thành viên rất gắn bó, không chỉ về quyền lợi mà còn vì quy chế liên đới trách nhiệm, Luật doanh nghiệp năm 2020 dành cho công ty hợp danh quyền tự chủ rất lớn trong việc tổ chức quản lý doanh nghiệp.
- Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng thành viên quyết định về tất cả các hoạt động của công ty trong các kỳ họp thông qua biểu quyết. Đối với những vấn đề quan trọng theo quy định tại Khoản 3 Điều 182 Luật doanh nghiệp năm 2020. Nghị quyết của Hội đồng thành viên có giá trị khi được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh g số thành viên hợp danh tán thành. Quynh. yết của Hội đồng thành viên có giá trị không. yết của Hội đồng thành viên có giá trị khi được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh g số thành viên hợp danh tán ty không .
- Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty: Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các nhiệm vụ quy định tại Khoản 4 Điều 184 Luật doanh nghiệp năm 2020.
Khái niệm: Khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “ Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020.”. Như vậy khái niệm doanh nghiệp nhà nước theo Luật doanh nghiệp 2020 thay đổi rất nhiều so với Luật doanh nghiệp 2014 khi quy định doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ
Charge your account to get a detailed instruction for the assignment