Quản lý công nghệ

Ôn tập tổng hợp

Tổng hợp các lý thuyết, kiến thức trọng tâm của môn Quản lý Công nghệ

Table of Contents
expand_more expand_less

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ

1. CÁC QUAN NIỆM VỀ CÔNG NGHỆ:

2. CÁC THÀNH PHẦN CÔNG NGHỆ:

3.VÒNG ĐỜI CỦA CÔNG NGHỆ:

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ

1. Tại sao phải quản lí công nghệ ? Quản lý công nghệ là gì xét ở góc độ vĩ mô và vi mô ?

2. Sáu yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghệ trong quản lý công nghệ. Nhận xét về quản lý các ràng buộc của Việt Nam.

3. Chính sách của Nhà nước về quản lý các ràng buộc trong phát triển công nghệ

4. Nêu sự khác nhau giữa quản lý công nghệ ở phạm vi quốc gia và ở phạm vi cơ sở.

Chương 3: Môi trường công nghệ

1. Môi trường công nghệ quốc gia là gì?( Mô hình tổng quát tính chỉ số môi trường công nghệ CMC)

2. Tóm tắt các thành phần của cơ sở hạ tầng công nghệ.( Học thành phần) Nhận xét về đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ của VN?

3. Phân biệt sáng chế và phát minh

Chương 4: Đánh giá công nghệ

1. Định nghĩa đánh giá công nghệ, mục đích đánh giá công nghệ ở các nước đang phát triển, nguyên tắc trong thực hành đánh giá công nghệ

2. Nội dung tổng quát của một đánh giá công nghệ

Chương 5: Lựa chọn công nghệ

1. Định nghĩa công nghệ thích hợp, Cơ sở xác định công nghệ thích hợp

2. Các định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp, ví dụ công nghệ thích hợp ở VN theo một định hướng

Chương 6: Đổi mới công nghệ

Chương 7: Năng lực công nghệ

1.Định nghĩa năng lực công nghệ

2.Các chỉ tiêu phản ánh năng lực công nghệ của cơ sở

Chương 8: Chuyển giao công nghệ

DETAILED INSTRUCTION

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ

 

1. CÁC QUAN NIỆM VỀ CÔNG NGHỆ:

Định nghĩa công nghệ của ESCAPE: Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và xử lý thông tin. Công nghệ bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

Định nghĩa công nghệ của ESCAP được coi là bước ngoặt trong quan niệm về công nghệ. Theo định nghĩa này, không chỉ sản xuất vật chất mới dùng công nghệ, mà khái niệm công nghệ được mở rộng ra tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội và bao gồm các phần vật thể là máy móc thiết bị. Những lĩnh vực công nghệ mới mẻ dần trở thành quen thuộc: công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng, công nghệ du lịch, công nghệ văn phòng…

Phân tích quan niệm về công nghệ của ESCAPE:

Input: vật liệu và thông tin

Công nghệ: kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống

Output: hàng hóa và dịch vụ

 

2. CÁC THÀNH PHẦN CÔNG NGHỆ:

Theo Sharif thì mỗi công nghệ có bốn thành phần cấu thành: Các thành phần này hàm chứa trong vật tư kỹ thuật ( facilities) hay là phần vật tư kỹ thuật, trong khả năng của con người ( abilities) hay phần con người, trong các tư liệu ( facts) hay phần thông tin và khung thể chế ( framework) hay phần tổ chức.

Phần vật tư kỹ thuật (K): đây là thành phần của công nghệ được hàm chứa trong các vật thể bao gồm các công cụ, thiết bị, máy móc, phương tiện và các cấu trúc hạ tầng xây dựng như nhà xưởng.

Phần con người (H): Đây là thành phần của công nghệ hàm chứa trong khả năng công nghệ của con người vận hành sử dụng công nghệ. Như vậy, phần con người của một công nghệ cụ thể nào đó là những con người được đào tạo để có sự hiểu biết về vận hành công nghệ đó. Nó bao gồm: kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đi học hỏi, tích lũy được trong quá trình hoạt động, nó cũng bao gồm các tố chất của con người như tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng phối hợp, đạo đức lai động,.. Các yếu tố này một cá nhân có được từ 3 nguồn: thiên phú, học được, nuôi

và dưỡng.

Phần thông tin (I) là thành phần của công nghệ được hàm chứa trong các dữ liệu đã được tư liệu hóa để sử dụng trong các hoạt động với công nghệ. Nó bao gồm dữ liệu về máy móc, về phần con người và phần tổ chức. Ví dụ: về phần dữ liệu của máy móc : thông số đặc tính thiết bị, số liệu vận hành, duy trì, bảo dưỡng, nâng cấp, thiết kế,…

Phần tổ chức (O) là phần thành phần của công nghệ được hàm chứa trong khung thể chế để xây dựng cấu trúc tổ chức: những quy định về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ, sự phối hợp của các cá nhân hoạt động trong công nghệ kể cả những quy trình tuyển dụng đào tạo để đạt thù lao khen thưởng kỷ luật và sa thải phần con người, bố trí sắp xếp thiết bị nhằm sử dụng tốt nhất phần vật tư kỹ thuật và phần con người.

Mối quan hệ tương hỗ: Các thành phần cấu thành của một công nghệ có quan hệ cơ hữu, tức là công nghệ nào cũng luôn có đầy đủ 4 thành phần, nên nếu thiếu một thành phần nào đó thì công nghệ không thực hiện được chức năng biến đổi để tạo ra giá trị. Mối quan hệ giữa bốn thành phần của một công nghệ có thể biểu thị qua phần giá trị do công nghệ đóng góp trong tổng giá trị sản phẩm do công nghệ tạo ra trong quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra, được kí hiệu là G.

                                           

Trong đó:

λ: hệ số môi trường quốc gia, thể hiện mức độ thuận lợi khi vận hành công nghệ phục vụ cho các mục tiêu khác nhau; giá trị của nằm trong khoảng [01];

: hàm hệ số đóng góp của công nghệ;

Q: tổng giá trị sản phẩm do công nghệ tạo ra được tính bằng tiền.

3.VÒNG ĐỜI CỦA CÔNG NGHỆ:


Quy luật ra đời và tăng trưởng của một công nghệ theo thời gian là vòng đời của nó. Vòng đời được đo bằng số lượng ý tưởng và số lượng người áp dụng. Khi đo mức độ tăng trưởng của một công nghệ bằng số lượng người áp dụng cần phải điều chỉnh cho quy mô áp dụng thì mới chính xác hoặc có thể đo bằng thị phần mà công nghệ chiếm được trong tổng thị phần của công nghệ cùng sản xuất ra một sản phẩm. Vòng đời đó bao gồm năm giai đoạn: ấp ủ, giới thiệu, tăng trưởng, trưởng thành và suy tàn, như trên hình:

 


Giai đoạn ấp ủ bắt đầu từ điểm A với số lượng lớn các ý tưởng và kết thúc tại điểm B khi có một ý tưởng thành công, tương ứng với điểm ngay sau giai đoạn kỹ nghệ hóa trên hình 1.4. Kế tiếp, bắt đầu thời kỳ truyền bá công nghệ đến những người áp dụng tiềm tàng tức là những người có nhu cầu và khả năng áp dụng công nghệ nhưng chưa áp dụng. Trong khoảng thời gian từ B đến C, giai đoạn giới thiệu, số lượng người áp dụng tăng rất chậm, đoạn BC rất thoải vì lúc đầu thông tin về công nghệ mới chưa kịp phổ biến và độ rủi ro còn cao. Ở giai đoạn tăng trưởng CD, số lượng người áp dụng tăng rất nhanh vì hai nguyên nhân ngăn cản quá trình tăng trưởng ở giai đoạn trước không còn nữa. Quy luật gia tăng số lượng người áp dụng ở giai đoạn này bị chi phối bởi số lượng người áp dụng tiềm tàng. Ở nửa giai đoạn đầu, công nghệ tăng trưởng với gia tốc càng ngày càng cao vì số lượng người áp dụng tiềm tàng còn lớn, còn ở nửa giai đoạn cuối gia tốc tăng trưởng đổi dấu và càng ngày càng giảm vì số lượng người áp dụng tiềm tàng càng ngày càng nhỏ. Đoạn DE là giai đoạn trưởng thành, số lượng người áp dụng tiếp tục tăng và sau đấy bắt đầu giảm đều rất chậm. Lúc ngày công nghệ đã lạc hậu nên bị thay thế bởi một hoặc nhiều công nghệ khác. Vòng đời của một công nghệ được kết thúc bằng giai đoạn suy tàn với số lượng người áp dụng giảm với tốc độ càng ngày càng lớn, lúc này công nghệ lạc hậu với tốc độ lạc hậu càng ngày càng cao. Thời lượng của các giai đoạn và tổng thời lượng của vòng đời phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức đầu tư vào công nghệ, tốc độ nghiên cứu và triển khai, tiến bộ công nghệ…

 

Ý nghĩa của việc nghiên cứu vòng đời công nghệ

 

          Nghiên cứu vòng đời của công nghệ làm sáng tỏ được quy luật tăng trưởng của công nghệ, mối quan hệ của vòng đời công nghệ với chu kỳ sản phẩm, và mối quan hệ giữa vòng đời của công nghệ và lợi ích hoặc lợi nhuận của công nghệ.

 

          Quy luật tăng trưởng của công nghệ có dạng hình chữ “S” hoa (hình 1.6) với nửa giai đoạn đầu là quy luật hàm mũ tức là tăng trưởng với gia tốc càng ngày càng lớn, vì lúc này số lượng người áp dụng tiềm tàng còn lớn. Khi đi qua điểm uốn của đường chữ S, quy luật chuyển sang hàm logarit, vì số lượng người áp dụng tiềm tàng lúc này còn lại rất nhỏ và càng ngày lại càng giảm.

          Quy luật này còn bị chi phối của giới hạn vật lý của công nghệ. Một công nghệ có các tham số thực hiện, biểu hiện một thuộc tính bất kỳ. Ví dụ: đối với động cơ của hơi nước là hiệu suất của chu trình nhiệt, ô tô là tốc độ, với bòng đèn điện là hiệu suất chuyển điện năng thành ánh sáng, động cơ đốt trong là hiệu suất đốt nhiên liệu, máy computer là tốc độ tính toán… Các tham số này bị giới hạn bởi bản chất vật lý – hóa học của quá trình tạo ra tham số. Giới hạn đó gọi là giới hạn vật lý. Tiến bộ công nghệ là sự nâng cao những tham số này. Đồ thị của tham số này theo thời gian cũng có dạng hình chữ S (hình 1.7). Đường chữ S có ba giai đoạn: giới thiệu, tăng trưởng và trưởng thành.

          Hình 1.8 Mối quan hệ của vòng đời của một công nghệ với lợi ích (a) và chu kỳ sản phẩm (b) của nó

 

          Hiểu biết vòng đời của công nghệ giúp chọn đúng thời điểm đầu tư vào một công nghệ để có lợi tức cao nhất, tránh được cái gọi là tâm lý bầy đàn thường rất hay gặp khi ra quyết định đầu tư.

 

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ

1. Tại sao phải quản lí công nghệ ? Quản lý công nghệ là gì xét ở góc độ vĩ mô và vi mô ?

* Tại sao phải quản lí công nghệ:

 

Thứ 1, không phải tất cả mọi đổi mới công nghệ đều mang lại lợi ích cho xã hội. Tất cả các công nghệ đều có hai mặt của nó, mặt tích cực và mặt tiêu cực. Thực ra, những ảnh hưởng xấu của công nghê không phải lúc nào cũng do công nghệ gây ra, mà do con người đã lạm dụng nó. Vì vậy quản lí công nghệ để chống lại sự lạm dụng của công nghệ.

 

Thứ 2, đối với các nước đang phát triển, để phát triển đất nước dựa trên nền tảng phát triển công nghệ;

 

Thứ 3, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy để phát triển đất nước, một số quốc gia chú trọng xây dựng nền kinh tế hiện đại, phát triển nhanh dựa trên cơ chế thị trường tự do, dẫn đến kinh tế phát triển song khía cạnh văn minh công bằng xã hội bị xem nhẹ. Một số quốc gia khác lại chú trọng xây dựng nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung nhằm mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, song ở các quốc gia này có biểu hiện sự trì trệ trong nền kinh tế. Để kết hợp cả hai yếu tố hiện đại và văn minh trong quá trình công nghiệp hóa đồng thời có thể đi tắt tiếp cận nhanh các công nghệ tiên tiến, cần quản lý tốt quá trình phát triển công nghệ. Vì vậy quản lý công nghệ công cụ để có thể thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 

Thứ 4, ở phạm vi cơ sở, quản lý công nghệ là quản lý tiến bộ kỹ thuật cơ sở. Quản lí công nghệ ở cơ sở thông qua các hoạt động như phân tích đầu vào, phân tích thị trường, phân tích khả thi về công nghệ, kinh tế, xã hội, pháp lý,.. làm cơ sở cho các quyết định của lãnh đạo trong việc đầu tư cở sở vật chất tìm kiếm, mở rộng thị trường, đổi mới công nghệ, … Những hoạt động này đã giúp quản lý công nghệ là phương tiện để đáp ứng thỏa đáng lợi ích cả người sản xuất và người tiêu dùng.

 

* Khái niệm quản lý công nghệ:

a. Góc độ vĩ mô: Quản lý công nghệ là một lĩnh vực kiến thức liên quan đến thiết lập và thực hiện các chính sách về phát triển và sử dụng công nghệ, về sự tác động của công nghệ đối với xã hội, với các tổ chúc, các cá nhân và tự nhiên, nhằm thúc đẩy đổi mới, tạo tăng trưởng kinh tế và tăng cường trách nhiệm trong sử dụng công nghệ đối với lợi ích của nhân loại.

b. Góc độ vi mô ( cơ sở): Quản lý công nghệ là một bộ môn khoa học liên nghành, kết hợp khoa học và công nghệ và các tri thức quản lý để hoạch định, triển khai và hoàn thiện năng lực công nghệ nhằm xây dựng và thực hiện các mục tiêu trước mắt và lâu dài của một tổ chức.

- Quản lý công nghệ:

+ Khoa học tự nhiên

+ Công nghệ

+ LT kinh doanh

+ Thực hành công nghiệp

+ Khoa học xã hội

 

2. Sáu yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghệ trong quản lý công nghệ. Nhận xét về quản lý các ràng buộc của Việt Nam.

 

* Quản lý công nghệ phải bao quát được tất cả các yếu tố có liên quan đến hệ thống sáng tạo, tiếp nhận và khai thác công nghệ. Có thể chia làm 6 yếu tố như sau:

a. Mục tiêu : Các mục tiêu phát triển công nghệ sắp xếp theo thứ tự cao dần như sau:

      Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội

      Phục vụ cho an ninh quốc phòng

      Tăng năng suất lao động xã hội

      Tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế

      Đảm bảo tự lực về công nghệ, nghĩa là tư đưa ra các quyết định về chiến lược phát triển dựa trên công nghệ chứ không tự cung tự cấp công nghệ.

      Độc lập về công nghệ

=> Trong phạm vi quốc gia, có thể một thời gian có nhiều mục tiêu cần đạt đồng thời cùng một lúc có thể có nhiều mục tiêu khác nhau cho các công nghệ khác nhau.

b. Tiêu chuẩn chọn lựa công nghệ : Có 2 tiêu chuẩn

    Phát huy tối đa tác động tích cực của công nghệ

    Hạn chế tối thiểu tác động tiêu cực của công nghệ

=> Trên thực tế, một tác động cụ thể có thể là tích cực và cũng có thể là tiêu cực phụ thuộc vào việc ai là người đưa ra phán xét và phán xét được đưa ra vào thời gian nào. Vì vậy tiêu chuẩn lựa chọn phải xét trong quan điểm động cả theo không gian và theo thời gian.

c. Thời gian kế hoạch cho sự phát triển công nghệ

Các thời hạn kế hoạch thường dùng trong phát triển công nghệ là: kế hoạch ngắn hạn 1-3 năm; kế hoạch trung hạn 7-10 năm và các kế hoạch triển vọng trên 10 năm. Tùy thuộc từng loại công nghệ, các thời hạn được chọn để lập kế hoạch cho phù hợp.

d. Ràng buộc đối với phát triển công nghệ Xác định đầy đủ các ràng buộc là yêu cầu quan trọng đối với phát triển công nghệ. Các nước đang phát triển gặp phải một loạt khó khăn trong phát triển công nghệ như:

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment