Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Ôn tập tổng hợp

Đề cương tổng hợp lý thuyết môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin đầy đủ, trọng tâm. Bài viết giúp sinh viên nắm vững những nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu khoa học của Kinh tế chính trị Mác-Lênin để chuẩn bị hoàn hảo cho kì thi.

Table of Contents
expand_more expand_less

 

CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

I. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ CHÍNH

1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin

2. Mục đích nghiên cứu kinh tế chính trị Mác – Lênin

3. Phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị Mác – Lênin

III. CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

1. Chức năng nhận thức

2. Chức năng thực tiễn

3. Chức năng tư tưởng

4. Chức năng phương pháp luận

CHƯƠNG 2: HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

I. LÝ LUẬN CỦA C,MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA

1. Sản xuất hàng hóa

2. Hàng hóa

3. Tiền tệ

4. Dịch vụ và một số hình thái hàng hóa đặc biệt

II. THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

1. Thị trường

2. Vai trò của một số chủ thể chính  tham gia thị trường

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

I.   LÝ LUẬN CỦA CÁC MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

1. NGUỒN GỐC CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

2. BẢN CHẤT CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

II.         TÍCH LŨY TƯ BẢN

1. Bản chất của tích lũy tư bản

2. Những nhân tố góp phần làm tăng quy mô tích lũy.

3. Một số hệ quả của tích lũy.

III.   CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1. Lợi nhuận

2. Lợi tức

3. Địa tô tư bản chủ nghĩa

CHƯƠNG 4: ĐỘC QUYỀN VÀ ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

I.  ĐỘC QUYỀN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1. Nguyên nhân hình thành và bản chất của tư bản độc quyền

II. ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1. Nguyên nhân ra đời và phát triển của độc quyền nhà nước.

2. Bản chất của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản

3. Những biểu hiện chủ yếu của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản

III.   VAI TRÒ LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

1. Vai trò tích cực của chủ nghĩa tư bản

2. Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản

CHƯƠNG 5: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM

I. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

II. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNGĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

III. CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM.

CHƯƠNG 6: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

I. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

1. Khái quát cách mạng công nghiệp và công nghiệp hoá

II. Tính tất yếu khách quan và nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.

III. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

1. Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế

2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam.

3. Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam

DETAILED INSTRUCTION

CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

      I.          KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

Khái niệm Kinh tế - chính trị được xuất hiện đầu tiên trong tác phẩm «chuyên luận về kinh tế chính trị» xuất bản 1615 của A.Montchretien nhà kinh tế học người Pháp (thuộc trường phái trọng thương Pháp). Tuy nhiên, chỉ đến thế kỷ XVIII tư tưởng kinh tế mới trở thành môn khoa học (học thuyết kinh tế) khi hình thành hệ thống khái niệm, phạm trù mang tính chuyên ngành với công lao đóng góp to lớn của A.Smith nhà kinh tế học người Anh.

Kinh tế chính trị là một môn khoa học có mục đích nghiên cứu tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của những hiện tượng và quá trình hoạt động kinh tế của cong người tương ứng với những trình độ phát triển nhất định của xã hội.

Sau khi C.Mác và Ph.Ănghen qua đời, V.I.Lênin tiếp tục kế thừa, bổ sung, phát triển lý luận kinh tế chính trị theo phương pháp luận của C.Mác và có nhiều đóng góp quan trọng. Nổi bật là chỉ ra đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, những vấn đề kinh tế chính trị cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội…. Với những đóng góp đó của Lênin, dòng lý luận kinh tế chính trị này được mang tên là kinh tế chính trị Mác - Lênin

Sau Lênin các nhà nghiên cứu kinh tế của các Đảng cộng sản tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển kinh tế chính trị Mác – Lênin

=> Kinh tế chính trị Mác – Lênin là một trong những dòng lý luận kinh tế chính trị nằm trong dòng chảy phát triển tư tưởng kinh tế của nhân loại.

 

   II.          ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ CHÍNH

1.     Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin

Kế thừa những thành tựu khoa học của kinh tế chính trị tư sản cổ điển, dựa trên quan điểm duy vật lịch sử C.Mác xác định: đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là các quan hệ của sản xuất và trao đổi trong các phương thức sản xuất mà quan hệ đó hình thành và phát triển.

Kinh tế chính trị có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa hẹp, kinh tế chính trị nghiên cứu quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi trong một phương thức sản xuất nhất định.

Theo nghĩa rộng, kinh tế chính trị là khoa học về những quy luật chi phối sự sản xuất vật chất và sự trao đổi những tư liệu sinh hoạt vật chất trong xã hội loài người.

Đối tượng của kinh tế chính trị Mác – Lênin là hệ thống các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi, các quan hệ trong mỗi khâu và giữa các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội (sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng). Các quan hệ này được đặt trong mối quan hệ biện chứng với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương thức sản xuất đang nghiên cứu.

 

2.     Mục đích nghiên cứu kinh tế chính trị Mác – Lênin

Mục đích nghiên cứu kinh tế chính trị Mác – Lênin nhằm phát hiện ra các quy luật kinh tế chi phối các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi. Từ đó, giúp cho các chủ thể trong xã hội vận dụng các quy luật ấy nhằm tạo động lực cho con người không ngừng sáng tạo, góp phần thúc đẩy văn minh và phát triển toàn diện xã hội.

-   Quy luật kinh tế là những mối liên hệ phản ánh bản chất, tất yếu, khách quan, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế. Là quy luật xã hội, nên quy luật kinh tế tác động và phát huy vai trò phải thông qua hoạt động của con người trong xã hội với những lợi ích và quan hệ lợi ích khác nhau.

-   Kinh tế chính trị Mác – Lênin trang bị cơ sở lý luận để nghiên cứu các khoa học kinh tế khác, ngược lại, những kết luận khoa học của các khoa học kinh tế khác bổ sung, làm phong phú thêm những kết luận của kinh tế chính trị đồng thời đặt ra yêu cầu cho sự phát triển của kinh tế chính trị.

-   Trong thực tiễn, cần nắm vững những nguyên lý cơ bản của kinh tế chính trị Mác - Lênin để có cơ sở khoa học, phương pháp luận cho các chính sách kinh tế ổn định, xuyên suốt, giải quyết những mối quan hệ lớn trong phát triển quốc gia. Đồng thời, tiếp thu có trọn lọc những thành tựu của các khoa học kinh tế khác để góp phần giải quyết những tình huống mang tính cụ thể.

 

3.     Phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị Mác – Lênin

Kinh tế chính trị Mác – Lênin sử dụng phép biện chứng duy vật và nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội nói chung như: trừu tượng hóa khoa học, logic kết hợp với lịch sử, quan sát - thống kê, phân tích - tổng hợp …. Với đối tượng là những quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi, đây là những quan hệ trừu tượng.

 => phương pháp quan trọng nhất của kinh tế chính trị Mác – Lênin là phương pháp trừu tượng hóa khoa học.

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học là cách thức nghiên cứu bằng cách tạm thời gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những yếu tố ngẫu nhiên, tạm thời, không ổn định, tách ra và đi sâu vào phân tích những hiện tượng, yếu tố điển hình, bền vững, tất nhiên, ổn định. Qua đó, nắm được bản chất, xây dựng được các khái niệm, phạm trù và phát hiện tính quy luật và quy luật chi phối sự vận động của đối tượng nghiên cứu.

Khi sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học cần phải xác định được giới hạn của sự trừu tượng hóa. Không tùy tiện, chủ quan loại bỏ những nội dung hiện thực của đối tượng, gây sai lệch bản chất của đối tượng nghiên cứu.

 

 III.          CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

1.     Chức năng nhận thức

Kinh tế chính trị Mác – Lênin cung cấp hệ thống tri thức lý luận về sự vận động của các quan hệ xã hội trong sản xuất và trao đổi; về sự tác động biện chứng giữa các quan hệ xã hội đó với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng trong từng thời kỳ phát triển của nền sản xuất xã hội.

Cung cấp những phạm trù kinh tế cơ bản, bản chất, phát hiện và nhận diện các quy luật kinh tế của kinh tế thị trường làm cơ sở lý luận cho nhận thức các hiện tượng kinh tế trong xã hội, góp phần nâng cao nhận thức, tư duy kinh tế cho chủ thể nghiên cứu.

2.     Chức năng thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin là phát hiện ra các quy luật, và tính quy luật chi phối sự vận động của các quan hệ xã hội trong sản xuất và trao đổi. Trong hoạt động thực tiễn nếu vận dụng đúng quy luật sẽ mang lại hiệu quả cao cho hoạt động, vì thế, kinh tế chính trị Mác – Lênin mang trong nó chức năng cải tạo thực tiễn, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

3.     Chức năng tư tưởng

Kinh tế chính trị Mác – Lênin góp phần xây dựng nền tảng tư tưởng cộng sản cho những người lao động tiến bộ và yêu chuộng tự do, củng cố niềm tin để xây dựng một xã hội tương lai tốt đẹp; góp phần xây dựng thế giới quan khoa học cho những chủ thể có mong muốn xây dựng một xã hội hướng tới giải phóng con người, xóa bỏ dần những áp bức bất công.

4.     Chức năng phương pháp luận

Mỗi môn khoa học kinh tế đều có hệ thống khái niệm, phạm trù khoa học riêng, song để hiểu được một cách sâu sắc, bản chất, thấy được căn nguyên của sự phát triển xã hội thì phải dựa trên cơ sở am hiểu nền tảng lý luận từ kinh tế chính trị. Bởi vì, những kết luận của kinh tế chính trị (tính quy luật và quy luật kinh tế) luôn là điểm xuất phát và là tiền đề để các khoa học kinh tế khác tiếp cận và giải quyết các vấn đề trong phạm vi nghiên của của mình. Với ý nghĩa như vậy, kinh tế chính trị Mác – Lênin thực hiện chức năng phương pháp luận.

 

CHƯƠNG 2: HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

      I.          LÝ LUẬN CỦA C,MÁC VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ HÀNG HÓA

1.     Sản xuất hàng hóa

-                   Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế với mục đích sản xuất ra sản phẩm để trao đổi, mua bán.

-                   Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:

Thứ nhất, Phân công lao động xã hội (điều kiện cần)

Thứ hai, sự tách biệt tương đối về kinh tế của các chủ thể sản xuất (điều kiện đủ)

Hai điều kiện trên là cơ sở hình thành mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa là mâu thuẫn giữa tính tư nhân của sản xuất với tính xã hội của sản xuất. Việc giải quyết mâu thuẫn này được thực hiện thông qua trao đổi hàng hóa và là động lực để thúc đẩy phát triển sản xuất, làm cho sản xuất hàng hóa có nhiều ưu điểm vượt trội so với sản xuất tự nhiên, đồng thời cũng làm cho nó xuất hiện và tồn tại nhiều khuyết tật.

 

2.     Hàng hóa

      Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa

-                   Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.

-                   Hai thuộc tính của hàng hóa

+ Giá trị sử dụng: là công dụng của vật, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người; có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần, nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất hoặc nhu cầu tiêu dùng cho cá nhân

+ Giá trị hàng hóa: là lao động của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

giá trị của hàng hóa là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa và là một phạm trù lịch sử. Khi nào có sản xuất, trao đổi hàng hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa. Giá trị hàng hóa là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi, giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị.

      Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa + Đơn vị đo lường giá trị hàng hóa là thời gian lao động xã hội cân thiết

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, với một cường độ lao động trung bình, trình độ thành thạo trung bình và trình độ kỹ thuật trung bình.

Vậy, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó.

+ Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

Một là, năng suất lao động

Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, là hiệu quả của lao động, được tính bằng số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số thời gian hao phí để tạo ra một đơn vị sản phẩm.

Như vậy, tăng năng suất lao động có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra nhiều của cải, hạ thấp giá trị hàng hóa, tăng sức cạnh tranh cả về chất lượng và quy mô ...

Hai là, cường độ lao động

Cường độ lao động là mức độ khẩn trương của hoạt động lao động. Cường độ lao động tăng chỉ làm tăng tổng giá trị tạo ra trong một đơn vị thời gian, nhưng không làm thay đổi lượng giá trị một đơn vị hàng hóa. Vì, tăng cường độ lao động làm tăng tổng hao phí lao động, đồng thời tăng lượng sản phẩm tương ứng trong một đơn vị thời gian, nên hao phí lao động cho một đơn vị sản phẩm không đổi.

Ba là, tính chất phức tạp của lao động

Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi phải đào tạo một cách có hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng vẫn có thể làm được.

Lao động phức tạp là lao động đòi hỏa phải qua đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn mới có thể làm được.

Trong cùng một đơn vị thời gian lao động phức tạp tạo ra lượng giá trị lớn hơn lao động giản đơn. Đây là cơ sở lý luận để xác định mức thù lao cho các loại lao động khác nhau trong thực tế.

 

      Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt, đó là :

+ Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.

+ Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không tính đến hình thức cụ thể của nó

Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, được hình thành từ hai điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa. Trong đó, lao động cụ thể phản ánh tính tư nhân của sản xuất hàng hóa, thể hiện sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất. Việc sản xuất cái gì, ở đâu, như thế nào… là việc riêng của mỗi chủ thể sản xuất. Lao động trừu tượng phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa, do phân công lao động xã hội quy định, lao động của mỗi người là một bộ phận của lao động xã hội, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội.

Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng xuất hiện khi sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt không phù hợp với nhu cầu xã hội hoặc hao phí lao động cá biệt cao hơn hao phí lao động xã hội. Khi đó, sẽ có một số hàng hóa không bán được hoặc bán thấp hơn hao phí lao động bỏ ra, không đủ bù đắp chi phí sản xuất. Đây là mầm mống của khủng hoảng thừa.

 

3.     Tiền tệ

      Nguồn gốc và bản chất của tiền

-               Nguồn gốc của tiền

Tiền là kết quả của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa, là sản phẩm của sự phát triển của các hình thái giá trị từ thấp đến cao.

-               Bản chất của tiền

Tiền là một hàng hóa đặc biệt, đứng ra làm vật ngang giá chung dùng để biểu hiện giá trị của mọi hàng hóa, nó phản ánh hao phí lao động xã hội và quan hệ xã hội giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóa.

Khi giá trị của một hàng hóa được đo bằng một số tiền nhất định thì số tiền đó được gọi là giá cả của hàng hóa. Giá cả hàng hóa lên xuống xoay quanh giá trị của nó. Giá cả hàng hóa chịu ảnh hưởng của các nhân tố: giá trị hàng hóa, giá trị của

đồng tiền, mức độ khan hiếm, quan hệ cung cầu …

      Chức năng của tiền.

-               Thước đo giá trị: khi tiền dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa, nó làm chức năng thước đo giá trị, sở dĩ làm được chức năng này vì bản thân tiền là hàng hóa có giá trị.

-             

Phương tiện lưu thông: khi tiền giữ vai trò làm trung gian trong trao đổi hàng hóa, tiền làm chức năng phương tiện lưu thông, lưu thông hàng hóa thực hiện theo công thức H – T – Hphương tiện cất trữ: khi tiền được rút ra khỏi lưu thông, tiền thực hiện chức năng cất trữ. Thực hiện chức năng này phải là tiền vàng, bạc và sẵn sàng tham gia lưu thông khi cần thiết. Cất trữ tiền là cất trữ của cải dưới hình thái giá trị.

-               phương tiện thanh toán: khi tiền được dùng để trả nợ, trả tiền mua chịu hàng hóa … tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, chức năng này gắn liền với chế độ tín dụng thương mại (thanh toán không dùng tiền mặt)

-               tiền tệ thế giới: khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia, tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Thực hiện chức năng này, tiền thực hiện đồng thời bốn chức năng trên. Để thực hiện chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải là tiền vàng hoặc những đồng tiền được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế.

 

4.     Dịch vụ và một số hình thái hàng hóa đặc biệt

-               Dich vụ

Hàng hóa dịch vụ cũng mang đầy đủ các đặc điểm của hàng hóa thông thường đó là: là sản phẩm của lao động; có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của người mua; được sản xuất ra để trao đổi, mua bán. Tuy nhiên hàng hóa dịch vụ có điểm khác hàng hóa thông thường.

Hàng hóa dịch vụ là hàng hóa vô hình, không thể cất trữ vì quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời.

Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ và sự phát triển của sản xuất, nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và phong phú, hàng hóa dịch vụ ngày càng có vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng sản phẩm của xã hôi.

-               Quyền sử dụng đất, khoảng không, mặt nước …

Mua bán đất là mua bán quyền sử dụng đất, giá cả của đất phụ thuộc vào mức sinh lời hay ích lợi thu được trên mảnh đất. Mức sinh lời và lợi ích của việc sử dụng đất phụ thuộc vào tính chất khan hiếm của diện tích đất (mục đích sử dụng, vị trí địa lý …), trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Các hàng hóa như mặt nước sông, hồ hay khoảng không …. có tính chất tương tự như hàng hóa đất.

-               Thương hiệu (danh tiếng)

Ngày nay thương hiệu cũng có thể mua bán được, thương hiệu không tự nhiên mà có, nó là kết quả của sự nỗ lực của sự hao phí sức lao động của người nắm giữ thương hiệu. Giá cả của thương hiệu phụ thuộc vào uy tín, ích lợi mang lại của việc sử dụng thương hiệu …

-               Chứng khoán, chứng quyền và một số giấy tờ có giá

Chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) do các công ty, doanh nghiệp cổ phần phát hành; chứng quyền do các công ty kinh doanh chứng khoán chứng nhận; một số giấy tờ có giá như ngân phiếu, thương phiếu, giấy chứng nhận quyền sở hữu các tài sản có giá trị…

 

 

   II.          THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG

1.     Thị trường

      Khái niệm và vai trò của thị trường

- Khái niệm thị trường

+ Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Ở đó, người mua sẽ tìm được những hàng hóa và dịch vụ mà mình cần, người bán sẽ thu được một số tiền tương ứng. Thị trường thể hiện dưới các hình thái: chợ, cửa hàng, quầy hàng lưu động ….

+ Theo nghĩa rộng, thị trường là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán hàng hóa trong xã hội, được hình thành trong những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định. Theo nghĩa này, thị trường là tổng thể các mối quan hệ kinh tế gồm cung - cầu - giá cả; quan hệ hàng – tiền; quan hệ hợp tác – cạnh tranh … và các yếu tố tương ứng với các quan hệ trên. Tất cả các quan hệ và yếu tố kinh tế trong thị trường đều vận động theo quy luật của thị trường.

- Vai trò của thị trường

Một là, thị trường là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển

Hai là, thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế.

Ba là, thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.

      Cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường

      Cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường là tổng thể những tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành nền kinh tế thị trường hình thành những quy luật kinh tế điều tiết sự vận động, phát triển nền kinh tế một cách khách quan.

Các yếu tố cơ bản của thị trường là giá cả, tiền tệ, cung cầu, cạnh tranh và lợi nhuận. Trong đó giá cả là yếu tố quan trọng nhất. Trong cơ chế thị trường, giá cả được hình thành một cách tự phát, giá cả có chức năng phân bổ các nguồn lực của sản xuất, phản ánh và điều tiết quan hệ cung cầu, cung cấp thông tin, phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, thực hiện việc lưu thông hàng hóa.

 

      Nền kinh tế thị trường

-                   Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở giai đoạn cao, vận hành theo cơ chế thị trường. Trong đó, mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thực hiện trên thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.

Kinh tế thị trường là sản phẩm văn minh của nhân loại, nó có quá trình phát triển với các trình độ từ thấp đến cao, từ kinh tế thị trường sơ khai, đến kinh tế thị trường tự do và ngày nay là kinh tế thị trường hiện đại.

-                   Những đặc trưng cơ bản phổ biến của nền kinh tế thị trường

Thứ nhất, kinh tế thị trường đòi hỏi sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu. Các chủ thể kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.

Thứ hai, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua hoạt động của các thị trường bộ phận, công cụ cơ bản là giá cả.

Thứ ba, giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường; cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển.

Thứ tư, động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi nhuận

Thứ năm, nhà nước vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các chủ thể kinh tế, vừa khắc phục những khuyết tật của thị trường.

Thứ sáu, kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn liền với thị trường quốc tế

- Ưu thế của nền kinh tế thị trường

Một là, kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự sáng tạo của các chủ thể kinh tế.

Hai là, nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng miền cũng như lợi thế quốc gia trong quan hệ với thế giới

Trong kinh tế thị trường với mục đích là lợi nhuận và sự gắn kết của thị trường nên mọi tiềm năng, lợi thế đều có thể được khai thác và trở thành lợi ích đóng góp cho sự phát triển xã hội.

Ba là, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.

Thứ tư, nền kinh tế thị trường tạo ra môi trường kinh doanh dân chủ, tự do và công bằng; lựa chọn cái tiến bộ, đào thải cái lạc hậu.

- Những khuyết tật của nền kinh tế thị trường

Một là, xét trên phạm vi toàn bộ nền sản xuất xã hội, nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng

Hai là, nền kinh tế thị trường không thể khắc phục được xu hướng cạn kệt tài nguyên không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.

Ba là, nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội.

      Một số quy luật kinh tế chủ yếu của thị trường

      Quy luật giá trị

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa ở đó có quy luật giá trị hoạt động.

Nội dung của quy luật, quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.

Vai trò của quy luật giá trị :

Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa

Điều tiết sản xuất, với mục đích là lợi nhuận, người sản xuất thông qua sự biến động của giá cả thị trường, họ biết được tình hình cung - cầu của từng loại hàng hóa, biết được hàng hóa nào đang có lợi nhuận cao, hàng hóa nào đang thua lỗ. Nếu hàng hóa có giá cả bằng với giá trị thì sản xuất của họ được tiếp tục vì phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Điều tiết lưu thông, với mục đích là lợi nhuận, người tham gia lưu thông hàng hóa luôn vận chuyển hàng hóa từ nơi có giá cả thấp (cung > cầu) đến nơi có giá cả cao (cung < cầu). Như vậy quy luật giá trị góp phần làm cho cung, cầu hàng hóa giữa các vùng cân bằng, phân phối lại hàng hóa và thu nhập giữa các vùng miền, điều chỉnh sức mua của thị trường …

Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động.

Thứ ba, phân hóa những người sản xuất thành người giầu và người nghèo.

      Quy luật lưu thông tiền tệ

Quy luật lưu thông tiền tệ xác định số lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định.

Số lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỷ lệ thuận với tổng số giá cả của hàng hóa lưu thông trên thị trường và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông của tiền tệ

Nếu gọi T là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong một thời kỳ nhất định; P là mức giá cả; Q là khối lượng hàng hóa, dịch vụ đưa vào lưu thông; V là tốc độ lưu thông của đồng tiền, ta có công thức :

Khi lưu thông hàng hóa phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổ biến thì số lượng tiền cần thiết trong lưu thông dược xác định bằng công thức:

Trong đó G là tổng giá cả lưu thông; G1 là tổng giá cả hàng hóa bán chịu; G2 là tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau; G3 là tổng giá cả hàng hóa đến kỳ thanh toán.

      Quy luật cung cầu

Quy luật cung cầu là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung (bên bán) và cầu  (bên mua) hàng hóa trên thị trường. Quy luật này đòi hỏi cung - cầu phải có sự thống nhất, nếu không có sự thống nhất sẽ xuất hiện các nhân tố điều chỉnh.

Quy luật cung cầu có tác dụng điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hóa; làm biến đổi cơ cấu và dung lượng thị trường; quyết định giá cả thị trường. Ở đâu có thị trường thì ở đó có quy luật cung – cầu tồn tại và hoạt động một cách khách quan.

Nếu nhận thức được quy luật cung – cầu thì có thể vận dụng để tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng có lợi cho quá trình sản xuất.

      Quy luật cạnh tranh

- Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa.

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa, nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch.

Để có được lợi nhuận cao nhất, các chủ thể kinh doanh luôn cố gắng hạ thấp giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa, bằng các biện pháp cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hợp lý hóa quá trình sản xuất … để tăng năng suất lao động cá biệt.

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment