Kinh tế thương mại

Ôn tập tổng hợp

Tổng hợp lý thuyết môn Kinh tế thương mại. Tài liệu tổng hợp chi tiết, đầy đủ lý thuyết môn học theo slide giảng dạy của giảng viên và giáo trình

Table of Contents
expand_more expand_less

Chương 1: Những vấn đề cơ bản của kinh tế thương mại

I. Bản chất kinh tế của thương mại

1. Cơ sở ra đời của thương mại

2. Khái niệm thương mại

3. Bản chất kinh tế của thương mại

4. Phân loại thương mại

II. Chức năng và nhiệm vụ của thương mại

1. Chức năng của thương mại

2. Nhiệm vụ của thương mại

III. Vai trò và nội dung của thương mại

1. Vai trò thương mại

2. Nội dung của thương mại

IV. Những mục tiêu và quan điểm phát triển thương mại ở nước ta

1. Mục tiêu

2. Quan điểm phát triển thương mại

V. Quá trình phát triển của thương mại Việt Nam

1. Thương mại Việt Nam từ đổi mới cho đến nay

2. Biện pháp phát triển thương mại

VI. Những mục tiêu và quan điểm phát triển thương mại ở nước ta

1. Mục tiêu

2. Quan điểm

Chương 2: Thị trường và thương mại Việt Nam qua các thời kỳ phát triển

I. Khái quát về thị trường và thương mại Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 năm 1945

II. Thị trường và Thương mại việt nam thời kỳ 1945-1954

III. Thị trường và Thương mại việt nam 1954-1975

IV. Thị trường và Thương mại Việt Nam  thời kỳ 1975-1986

V. Thị trường và Thương mại Việt Nam thời mở cửa (từ năm 1986 đến nay)

Chương 3: Chích sách quản lý thương mại

I. Khái quát Cơ chế và cơ chế quản lý kinh tế

1. Cơ chế kinh tế

2. Cơ chế quản lý kinh tế

II. Mục tiêu của chính sách thương mại

III. Chính sách quản lý thương mại nội địa

1. Chính sách phát triển thương mại:

2. Chính sách phát triển thương mại nội địa

IV. Chính sách quản lý thương mại quốc tế

1. Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu

2. Chính sách và quản lý nhập khẩu

Chương 4: Tổ chức quản lý hoạt động thương mại của doanh nghiệp sản xuất

I. Khái quát về hoạt động thương mại doanh nghiệp

II. Tổ chức  mua sắm  và quản lý vật tư

III. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

1. Nghiên cứu thị trường sản phẩm

2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

3. Chuẩn bị hàng hoá để xuất bán

4. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm

5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng

6. Tổ chức hoạt động bán hàng

7. Phân tích, đánh giá hiệu quả  hoạt động tiêu thụ sản phẩm

IV. Tổ chức bộ máy quản lý thương mại doanh nghiệp

Chương 5: Quản lý dự trự sản xuất của doanh nghiệp

I. Khái quát dự trữ  sản xuất

II. Định mức dự trữ sản xuất

III. Theo dõi và điều chỉnh dự trữ ở doanh nghiệp

Chương 6: Tổ chức kinh doanh hàng hóa trong cơ chế thị trường

I. Bản chất và đặc trưng của các mối quan hệ kinh tế trong kinh doanh hàng hóa

1. Bản chất:

2. Những đặc trưng cơ bản của quan hệ kinh tế

3. Xu hướng các mối quan hệ kinh tế trong thương mại: ngày càng trở nên phức tạp là do:

II. Kinh doanh và mục tiêu của kinh doanh thương mại hàng hóa

1. Các khái niệm:

2. Các nguyên tắc trong kinh doanh

III. Lựa chọn các loại hình kinh doanh hàng hóa

1. Theo mức độ chuyên doanh hàng hóa:

2. Theo chủng loại hàng hoá kinh doanh:

IV. Phương pháp luận xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng hóa trong cơ chế thị trường

1. Phương pháp luận lập kế hoạch

2. Công tác kế hoạch - nghiệp vụ kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại

3. Nghệ thuật nhập hàng trong kinh doanh hàng hóa

Chương 7: Dịch vụ thương mại

I. Khái quát dịch vụ và đặc điểm sản phẩm dịch vụ

1. Quan điểm về dịch vụ

2. Bản chất:

II. Các loại dịch vụ thương mại

1. Vai trò của dịch vụ thương mại

2. Các loại dịch vụ thương mại

III. Tổ chức các hoạt động dịch vụ và hệ thống chỉ tiêu đánh giá

1. Tổ chức hoạt động dịch vụ

2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá

IV. Phát triển thị trường và thương mại dịch vụ ở Việt Nam

Chương 8: Logistics và dịch vụ logistics

I. Khái quát chung về logistics

1. Lược sử phát triển logistics

2. Khái niệm về logistics

3. Phân loại theo các hoạt động logistics

4. Đặc trưng và yêu cầu của Logisitcs

5. Vai trò, nhiệm vụ của logistics

II. Quản trị dịch vụ logistics

1. Sự cần thiết của Quản trị logistics

2. Chức năng cơ bản của Quản trị logistics

3. Các nội dung cơ bản của quản trị hoạt động logistics

III. Hệ thống thông tin trong Quản trị logistcs

Chương 9: Hạch toán kinh doanh và hiệu quả kinh tế trong thương mại

I. Hạch toán kinh doanh trong thuơng mại

1. Bản chất và đặc điểm hạch toán kinh doanh

2. Nguyên tắc của hạch toán kinh doanh

II. Quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận

1. Doanh thu

2. Chi phí kinh doanh

3. Lợi nhuận trong kinh doanh

III. Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại

1. Khái niệm

2. Phân loại

3. Vốn lưu động

4. Vốn cố định

5. Bảo toàn vốn kinh doanh:

IV. Hiệu quả kinh tế thương mại

DETAILED INSTRUCTION

Chương 1: Những vấn đề cơ bản của kinh tế thương mại

           I.     Bản chất kinh tế của thương mại

1.         Cơ sở ra đời của thương mại

-   Những biểu hiện đặc thù của các quy luật kinh tế và đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước trong từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất là đối tượng nghiên cứu của từng môn học kinh tế cụ thể. Trong đó, đối tượng môn học Kinh tế thương mại nghiên cứu những vấn đề cụ thể đó trong lĩnh vực thương mại. Kinh tế thương mại là môn học kinh tế ngành. Ngành thương mại được hiểu là tổng thể các tập đoàn thương mại, tổng công ty, công ty thương mại, các loại hình doanh nghiệp thương mại khác với hệ thống phân phối bao gồm các chi nhánh, các kho, trạm, cửa hàng thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện chức năng lưu thông và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong nước và với nước ngoài

-   Đối tượng nghiên cứu: Các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực kinh doanh (buôn bán) trong nước và quốc tế. Cụ thể, nó nghiên cứu sự hình thành, cơ chế vận động, tính quy luật và xu hướng phát triển của hoạt động thương mại nói chung và chủ yếu là của Việt Nam.

-   Phương pháp nghiên cứu môn học: “Kinh tế thương mại” là môn học kinh tế đồng thời lại là môn học kinh tế ngành, đòi hỏi môn học phản ánh những tư tưởng, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc tổ chức và quản lý quá trình thương mại. Nội dung lý luận của nó dựa trên cơ sở lý luận kinh tế chính trị học Marx - Lenin; phương pháp nghiên cứu của nó là phép biện chứng duy vật của Marx và Ăngghen, áp dụng vào việc nghiên cứu các hiện tượng và các quá trình kinh tế diễn ra trong thương mại. Kinh tế thương mại còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp trừu tượng hóa, phân tích và tổng hợp, phương pháp mô hình toán, phương pháp thống kê, phương pháp cân đối…

 

2.         Khái niệm thương mại

Thương mại vừa có ý nghĩa là kinh doanh, vừa có ý nghĩa là trao đổi hàng hóa dịch vụ.

+ Theo nghĩa rộng: Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác (Luật thương mại năm 2005)

+ Theo nghĩa hẹp: Thương mại là quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ trên thị trường thông qua phương tiện thanh toán là tiền tệ, theo nguyên tắc ngang giá, bình đẳng và tự do, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa. Nếu hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ có một bên là người nước ngoài thì người ta gọi là thương mại quốc tế.

Các hành vi thương mại bao gồm: mua bán hàng hóa; đấu thầu hàng hóa; dịch vụ giám định hàng hóa; khuyến mại; quảng cáo thương mại; trưng bày giới thiệu hàng hóa; hội chợ triển lãm thương mại; dịch vụ phát triển kinh doanh…

-    Đặc trưng cơ bản của kinh tế thương mại trong nền kinh tế thị trường ở nước ta:

+ Thương mại theo giá cả thị trường: được hình thành trên cở sở giá trị và quan hệ cung cầu, tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển

+ Thương mại hàng hóa, dịch vụ phát triển dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần và có sự cạnh tranh (thương mại nhiều thành phần và cạnh tranh)

+ Thương mại tự do hay tự do lưu thông hàng hóa dịch vụ theo quy luật kinh tế thị trường và theo pháp luật: Tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ theo quy luật kinh tế thị trường và theo pháp luật

+ Thương mại cạnh tranh theo pháp luật: Các thể nhân và pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại cạnh tranh bình đẳng với nhau

+ Thương mại phát triển theo định hướng XHCN dưới sự quản lý của Nhà nước: Thương mại phát triển theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước

 

3.         Bản chất kinh tế của thương mại

-   Thương mại là mua bán hàng hóa, dịch vụ theo giá cả của thị trường

-   Thương mại tự do trong khuôn khổ và pháp luật

-   Thương mại nhiều thành phần và có sự cạnh tranh

 

4.         Phân loại thương mại

-   Theo phạm vi hoạt động: Thương mại trong nước (nội thương), thương mại quốc tế (ngoại thương), thương mại khu vực, thương mại thành phố, nông thôn, thương mại nội bộ ngành…

-   Theo đặc điểm và tính chất của sản phẩm trong quá trình tái sản xuất xã hội: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại hàng tư liệu sản xuất, thương mại hàng tiêu dùng…

-   Theo mối quan hệ với người tiêu dùng cuối cùng trong quá trình lưu thông: Thương mại bán buôn, thương mại bán lẻ

-   Theo mức độ can thiệp của Nhà nước vào quá trình thương mại: thương mại tự do hay mậu dịch tự do, thương mại có sự bảo hộ

-   Theo kỹ thuật giao dịch: thương mại truyền thống, thương mại hiện đại hoặc thương mại phi truyền thống

 

         II.     Chức năng và nhiệm vụ của thương mại

1.                   Chức năng của thương mại

-   Tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ trong nước và với nước ngoài: Để thực hiện chức năng này, ngành thương mại có đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có một hệ thống quản lý kinh doanh và có tài sản cố định và tài sản lưu động riêng

-   Tiếp tục sản xuất trong lưu thông: Để thực hiện chức năng này, thương mại phải tổ chức công tác vận chuyển hàng hóa, tiếp nhận, bảo quản, phân loại và ghép đồng bộ hàng hóa…

-   Tổ chức sản xuất: Gắn sản xuất với thị trường và gắn nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mở, hội nhập quốc tế, gắn phân công lao động trong nước với phân công lao động quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và hệ thống phân phối hàng hóa, dịch vụ quốc tế

-   Đáp ứng tốt mọi nhu cầu của sản xuất, đời sống, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng và tổ chức lại nền sản xuất xã hội: Thương mại tích cực phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo đảm lưu thông thông suốt, tức thực hiện mục tiêu của quá trình kinh doanh thương mại dịch vụ

 

2.                   Nhiệm vụ của thương mại

a.                   Cơ sở xác định nhiệm vụ của thương mại

-   Đặc điểm của kinh tế - xã hội cơ bản của nước ta

-   Những mục tiêu nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:

+ Quan điểm chiến lược phát triển:

-                          Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ thế, nguồn lực chủ yêu và là mục tiêu của phát triển bền vững

-                          Yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước

-                          Là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân

-                          Tạo điều kiện để mọi người trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên

-                          Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực phát triển

+ Mục tiêu chiến lược tổng quát: Tăng trưởng bền vững, có hiệu quả đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia

+  Các mục tiêu cụ thể:

-                          Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô

-                          Xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bằng, văn minh

-                          Giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đến môi trường

-   Bối cảnh quốc tế

-   Chức năng của thương mại, dịch vụ

 

b.                   Những nhiệm vụ chủ yếu của thương mại

-   Bảo đảm đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

-   Phát triển thương mại dịch vụ, bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt, dễ dàng trong cả nước, đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu cho người sống

-   Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội quan trọng của đất nước: vốn, việc làm, công nghệ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực thương mại dịch vụ nói riêng

-   Chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống trốn thuế, lậu thuế, lưu thông hàng giả, hàng kém phẩm chất, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, xã hội và người lao động

-   Đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động thương mại - dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế

-   Thực hiện nhiệm vụ quốc tế của thương mại. Bảo đảm hội nhập chủ động, tích cực và hiệu quả. Ký kết và thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại song phương, đa phương. Tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế

-   Ngoài ra, trong hệ thống thị trường, đối với các doanh nghiệp thương mại thường đặt ra 4 nhiệm vụ cơ bản:

+ Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ

+ Doanh nghiệp thương mại phải xác định được phương pháp sản xuất kinh

doanh có hiệu quả nhất

+ Doanh nghiệp phải giải quyết tốt vấn đề phân phối trong nội bộ doanh nghiệp

+ Doanh nghiệp thương mại phải không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường là nguyên tắc nhu cầu và hiệu quả

 

        III.     Vai trò và nội dung của thương mại

1.         Vai trò thương mại

a.         Đối với nền kinh tế

-             Đóng góp vào tăng trưởng của kinh tế

-             Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghệ hóa, hiện đại hóa

-             Tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động

-             Thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển

-             Mở rộng khả năng tiêu dùng và nâng cao mức độ hưởng thụ của người dân

-             Gắn kết kinh tế trong nước với kinh tế thế giới thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu

 

b.         Đối với doanh nghiệp

-             Thương mại đảm bảo các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh

-             Thương mại giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thu được lợi nhuận

-             Thương mại định hướng cho các doanh nghiệp trong xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm

-             Thương mại giúp doanh nghiệp mở rộng mối quan hệ với các chủ thể kinh tế khác

-             Thương mại giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi thị trường và tiếp cận khách hàng

 

2.         Nội dung của thương mại

-   Nghiên cứu, dự báo thương mại vĩ mô: Điều tra, nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường vĩ mô về các loại hàng hóa, dịch vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

-   Cân đối tổng cung, tổng cầu của nền kinh tế

-   Huy động và phân bố sử dụng hợp lý các nguồn lực cho phát triển thương mại

-   Tổ chức các mối quan hệ kinh tế thương mại

-   Quản lý và điều tiết vĩ mô kinh tế thương mại

-   Quản lý hàng hóa ở doanh nghiệp và xúc tiến thương mại

 

       IV.     Những mục tiêu và quan điểm phát triển thương mại ở nước ta

1.                   Mục tiêu

-   Phát triển mạnh thương mại, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động để mở rộng giao lưu hàng hóa trên tất cả các vùng, đẩy mạnh xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa

-   Hoạt động thương mại, trước hết là thương mại Nhà nước phải hướng vào phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước qua từng thời kỳ, phải coi trọng cả kinh tế và xã hội

-   Xây dựng nền thương mại phát triển bền vững trong trật tự, kỷ cương, kinh doanh theo đúng luật pháp, thực hiện văn minh thương mại, từng bước xây dựng nền thương mại hiện đại

 

2.                   Quan điểm phát triển thương mại

-   Phát triển nền thương mại nhiều thành phần, đi đôi với việc xây dựng thương mại Nhà nước nhằm giữ vững vai trò chủ đạo của thương mại Nhà nước trên những lĩnh vực, địa bàn và mặt hàng quan trọng.

-   Phát triển đồng bộ các thị trường hàng hóa và dịch vụ, phát huy vai trò nòng cốt, định hướng và điều tiết của Nhà nước trên thị trường

-   Đặt sự phát triển của lưu thông hàng hóa và hoạt động của doanh nghiệp dưới sự quản lý của nhà nước, đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội

-   Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững thương mại Việt Nam theo đúng quy tắc của thị trường, đồng thời có biện pháp đổi mới cơ chế chính sách, hoàn thiện hệ thống luật pháp

 

         V.     Quá trình phát triển của thương mại Việt Nam

1.                   Thương mại Việt Nam từ đổi mới cho đến nay

a.                   Ưu điểm

-   Chuyển việc mua bán từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang mua bán theo cơ chế thị trường

-   Chuyển thị trường từ trạng thái chia cắt khép kín theo địa giới hành chính sang tự do lưu thông theo quy luật thị trường và theo pháp luật

-   Chuyển từ 1 nền kinh tế đóng cửa sang 1 nền KT mở cửa theo hướng đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại

-   Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho ngân sách Nhà nước

-   Hàng hóa, dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng, góp phần phục vụ tốt đời sống và tạo công ăn việc làm cho người lao động.

-   Kết cấu hạ tầng thương mại ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại

-   Đội ngũ thương nhân ngày càng lớn mạnh. Chất lượng đội ngũ lao động ngày càng được cải thiện.

-   Quản lý Nhà nước về thương mại từng bước được hoàn thiện, tạo điều kiện cho SXKD phát triển

 

b.                   Nhược điểm

-   Về cơ bản vẫn là một nền thương mại nhỏ, tổ chức phân tán, manh mún, buôn bán chủ yếu theo kiểu chụp giật.

-   Kỷ cương, pháp luật bị vi phạm.

-   Lĩnh vực xuất khẩu có những hạn chế về tạo nguồn hàng, chất lượng và sức cạnh tranh.

-   Chi phí kinh doanh cao, chất lượng và hiệu quả kinh doanh còn thấp.

-   Chưa thiết lập được mối quan hệ kinh tế lâu dài giữa DNSX với nhà buôn để hình thành kênh lưu thông ổn định.

 

2.         Biện pháp phát triển thương mại

-   Hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách và công cụ quản lý

-   Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về thương mại

-   Xây dựng đội ngũ thương nhân trong nước ngày càng lớn mạnh

-   Đầu tư, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại theo hướng đồng bộ, hiện đại

-   Đẩy mạnh hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa theo hướng vừa mở rộng thị trường, mặt hàng, vừa nâng cao hiệu quả xuất - nhập khẩu phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững

-   Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử

-   Phát triển đa dạng các hoạt động hỗ trợ

-   Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá

 

       VI.     Những mục tiêu và quan điểm phát triển thương mại ở nước ta

1.                   Mục tiêu

-   Phát triển mạnh thương mại, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động để mở rộng giao lưu hàng hóa trên tất cả các vùng, đẩy mạnh xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Thông qua việc tổ chức tốt thị trường và lưu thông hàng hóa làm cho thương mại thực sự là đòn bẩy sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội, góp phần ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân một cách hợp lý, tăng tích lũy cho ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống nhân dân.

-   Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển thương mại. Chiến lược phát triển thương mại phải đồng bộ về thời gian với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm của quốc gia; xây dựng các mục tiêu cj thể cần đạt được cho từng giai đoạn; có định hướng và giải pháp thực hiện phù hợp.

-   Xây dựng nền thương mại phát triển bền vững trong trật tự, kỷ cương, kinh doanh theo đúng luật pháp, thực hiện văn minh thương mại, từng bước xây dựng nền thương mại hiện đại.

 

2.                   Quan điểm

-   Phát triển nền thương mại nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu, phát huy và sử dụng tốt khả năng, tính tích cực của các thành phần kinh tế trong phát triển thương mại - dịch vụ, đi đôi với việc xây dựng thương mại Nhà nước, hợp tác xã mua bán, nhằm giữ vững vai trò chủ đạo của thương mại Nhà nước trên những lĩnh vực, địa bàn quan trọng

-   Phát triển đồng bộ các thị trường hàng hóa và dịch vụ, phát huy vai trò nòng cốt, định hướng và điều tiết của Nhà nước trên thị trường. Việc mở rộng thị trường ngoài nước phải gắn với việc phát triển ổn định thị trường trong nước, lấy thị trường trong nước làm cơ sở, đặt hiệu quả kinh doanh thương mại trong hiệu quả kinh tế - xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân

-   Đặt sự phát triển của lưu thông hàng hóa và hoạt động của doanh nghiệp dưới sự quản lý của Nhà nước, khuyến khích, phát huy mặt tích cực, đồng thời có biện pháp hạn chế các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường trong từng bước phát triển.

-   Việc phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nền thương mại Việt Nam gắn liền với việc thực hiện các hoạt động thương mại phải theo đúng quy tắc của thị trường, đồng thời có biện pháp đổi mới cơ chế, chính sách, hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm đưa hoạt động của mọi doanh nghiệp, mọi công dân kinh doanh theo các hình thức do luật định và được pháp luật bảo vệ phải đúng quy tắc đó.

 

 

Chương 2: Thị trường và thương mại Việt Nam qua các thời kỳ phát triển

 

           I.     Khái quát về thị trường và thương mại Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 năm 1945

-   Thời phong kiến, nền kinh tế Việt nam là một nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc.

-   Chịu nhiều thứ thuế rất nặng lại còn bị bọn vua quan chi phối trong việc buôn bán.

-   Triều đình giữ độc quyền buôn bán với nước ngoài,ở trong nước

-   Thương mại dịch vụ bị thu hẹp trong thị trường từng địa phương nhỏ bé;

-   Làm môi giới cho những người sản xuất nhỏ trao đổi hàng hóa và làm môi giới cho địa chủ phong kiến

-   Đến thế kỷ 17, 18, 19 thương mại trong nước có bước phát triển hơn trước nhờ sự phát triển của sản xuất hàng hóa và ngoại thương.

-   Trên thị trường đã xuất hiện các nhà buôn nước ngoài. Đến thế kỷ 17, các nhà buôn Hà Lan đã có mặt tại Hội An

-   Ngoại thương diễn ra giữa một số nước muốn bán sản phẩm cho Việt Nam .

-   Hàng bán ra gồm nông, lâm, hải sản quí hiếm do thiên nhiên sẵn có.

-   Từ năm 1862 đến 1884, thương mại nước ta là thương mại của một nước thuộc địa và nửa phong kiến.

-   Trong thời kỳ này mặt hàng chủ yếu xuất khẩu của nước ta là gạo, cao su và than đá.

-   Từ năm 1890 đến năm 1939, ba nước Đông Dương, trong đó chủ yếu là Việt Nam, xuất khẩu 57.788.000 tấn gạo

-   Trung bình mỗi năm 1,15 triệu tấn, 28 triệu tấn than

-   Hai mặt hàng gạo và cao su chiếm 70 - 80% kim ngạch xuất khẩu.

-   Nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng và một số nguyên liệu như xăng, dầu, bông, vải.

-   Trong lĩnh vực ngoại thương, Pháp cho áp dụng ở Đông Dương ,thuế quan rất chặt chẽ, có lợi cho chúng.

-   Đến năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và chính sách, Đồng hóa thuế quan, được nhà cầm quyền Pháp thay bằng chế độ: Thuế quan tự trị.

 

         II.     Thị trường và Thương mại việt nam thời kỳ 1945-1954

   Cách mạng tháng Tám 1945 thành công.

Trong những năm kháng chiến (1946-1954) trên cả nước hình thành hai vùng xen kẽ lẫn nhau: vùng tự do và vùng bị tạm chiến.

Thị trường trong nước theo đó cũng bị chia cắt thành hai: thị trường vùng tự do và thị trường vùng tạm chiếm.

Thị trường hàng hóa vùng tạm chiếm bị thu hẹp trong những thành phố và thị trấn lớn ở các đầu mối giao thông.

Hoạt động thương mại - dịch vụ do Pháp và Mỹ trực tiếp kiểm soát thông qua các công ty của Pháp, Mỹ.

-   Ngành kinh doanh phát triển nhất ở vùng tạm chiến là kinh doanh dịch vụ: nhà hàng ăn uống, quán rượu, tiệm cà phê, may mặc, cắt tóc...

-   Việc bảo đảm nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất chủ yếu là xưởng cơ giới sản xuất vũ khí, bằng việc thu mua kim loại cũ trong dân,

-   Tìm kiếm kim loại phế liệu, khai thác, vật liệu để cung ứng cho sản xuất quốc phòng và dân dụng .

-   Với nguyên tắc Độc lập, tự chủ, tranh thủ trao đổi có lợi

Chính sách xuất nhập khẩu với vùng tạm bị địch kiểm soát gồm  những nội dung sau:

-   Đẩy mạnh xuất khẩu để phát triển sản xuất ở vùng tự do, nâng cao đời sống nhân dân để có ngoại tệ (tiền Đông Dương).

-   Tranh thủ nhập khẩu hàng hóa cần thiết, cấm nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu những hàng hóa có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của vùng tự do

-   Đấu tranh giá cả trong trao đổi hàng hóa giữa hai vùng nhằm góp phần ổn định giá cả vùng tự do.

-   Đấu tranh tiền tệ (giữa tiền Việt Nam và tiền Đông Dương) nhằm mở rộng phạm vi lưu hành tiền Việt Nam và giữ  vững giá trị tiền Việt Nam.

Nếu lấy năm 1948 bằng 100 thì lượng hàng xuất khẩu vào vùng tạm chiến năm 1951 tăng 94%; 1952 : 663%; 1953: 1.433% và năm 1954: 1.762% còn lượng hàng nhập khẩu từ vùng tạm chiến năm 1951 là 41%; 1952 : 268%; 1953: 770% và năm 1954 lên đến 947%.

  

        III.     Thị trường và Thương mại việt nam 1954-1975

Tăng cường thương nghiệp Nhà nước.

-   Tăng cường nắm nguồn hàng, thương nghiệp quốc doanh ,tăng cường thu mua nông sản phẩm

-   Tổ chức thương nghiệp quốc doanh cũng phát triển mạnh

Năm 1955 mới có 4 tổng công ty chuyên doanh, năm 1957 đã có 10 tổng công ty chuyên doanh.

-   Thương nghiệp quốc doanh phát triển nhanh chóng

-    Ngoại thương, Nhà nước thi hành chính sách nắm ,quyền xuất nhập khẩu

-   Mức bán buôn đến năm 1960 đã chiếm 93,5% tổng mức bán buôn của thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán,75,6% tổng mức bán lẻ của thương nghiệp thuần tuý.

Trong thời kỳ của kế hoạch 3 năm (1958-1960) thương nghiệp quốc doanh mở rộng bán lẻ, mở rộng kinh doanh phục vụ ăn uống, may mặc và sửa chữa .

-   Mạng lưới của thương nghiệp quốc doanh, mạng lưới thu mua, bán buôn và bán lẻ, đều được mở rộng

-   Trình độ chuyên nghiệp hoá của thương nghiệp quốc doanh cũng được nâng cao thêm một bước

-   Nhà nước thực hiện chế độ thống nhất quản lý nội thương và ngoại thương .

-   Bước đầu đặt quan hệ buôn bán với một số nước, góp phần tích cực vào việc khôi phục kinh tế và cung cấp hàng tiêu dùng.

-   Sau chiến tranh ,nền kinh tế nước ta vẫn là một nền kinh tế lạc hậu, lệ thuộc nhiều vào nguồn nguyên, nhiên liệu, phụ tùng và thiết bị của bên ngoài.

Trình độ chuyên nghiệp hoá của thương nghiệp quốc doanh cũng được nâng cao

-   Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ thời kỳ 1960-1975 về công tác nội thương, ngoại thương, thị trường, giá cả là nội dung của Nghị quyết 10 (khoá III) của Trung ương Đảng.

-   Nhà nước thực hiện chế độ thống nhất quản lý nội thương và ngoại thương

-   Bước đầu đặt quan hệ buôn bán với một số nước

-   Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), ngoại thương được tăng cường

-   Sau chiến tranh kết thúc, nền kinh tế nước ta vẫn là một nền kinh tế lạc hậu, lệ thuộc nhiều vào nguồn nguyên của bên ngoài.

 

       IV.     Thị trường và Thương mại Việt Nam  thời kỳ 1975-1986

Phát triển hệ thống thương mại thời kỳ này có những điểm  sau:

-   Thực hiện ,hai hình thức sở hữu toàn dân (quốc doanh) và sở hữu tập thể;

-   Trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa xoá bỏ thương mại tư bản tư doanh, thương mại cá thể, hình thành chủ yếu các doanh nghiệp thương mại quốc doanh và tập thể.

-   Hoạt động thương mại được thực hiện theo địa chỉ cụ thể và theo giá cả, chỉ tiêu kế hoạch.

-   Sự tách dần các loại hàng hóa theo tính chất sử dụng thành các doanh nghiệp riêng.

-   Hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hướng vào việc đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu,

-   Chính sách ngoại thương lúc này là mở rộng, đa dạng hoá và đa phương hoá thị trường

-   Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại phân tán ở các Bộ Ngoại thương, Bộ Vật tư, Bộ Nội thương.

-   Chế độ hạch toán kinh tế trong thương mại còn mang tính hình thức

 

         V.     Thị trường và Thương mại Việt Nam thời mở cửa (từ năm 1986 đến nay)

Từ năm 1989 trở đi, nước ta đã bắt đầu xuất khẩu được mỗi năm từ 1-1,5 triệu tấn gạo

-   Việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn (lương thực - thực phẩm; hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu) đạt những tiến bộ rõ rệt.

-   Cuối năm 1988, Nhà nước đã ban hành một số quyết định quan trọng theo hướng khuyến khích mở rộng lưu thông hàng hóa.

-   Mở rộng quyền đăng ký kinh doanh thương mại, dịch vụ.

Nhà nước bảo hộ các hoạt động kinh doanh hợp pháp, tạo điều kiện bình đẳng trong vay vốn, mở tài khoản ngân hàng và sử dụng lao động.

Cùng với việc chuyển giao quyền tự chủ sản xuất - kinh doanh cho doanh nghiệp theo Quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987, Nhà nước từng bước cắt bỏ cơ chế bao cấp đầu vào, đầu ra, cắt bỏ dần hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh.

-   Nghị quyết 12/NQ/TW ngày 3/01/1996 của Bộ Chính trị về

"Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường theo định hướng XHCN"

-   Khẳng định chính sách tự do lưu thông trong khuôn khổ pháp luật

Ban hành Nghị định 114-HĐBT ngày 7- 4-1992

-   NĐ 33-CP ngày 19-4-1994, theo hướng bảo đảm sự quản lý Nhà nước thống nhất đối với xuất nhập khẩu, nới lỏng cơ chế quản lý để khuyến khích phát triển xuất khẩu vùng còn khó khăn

-   Mở rộng quyền trực tiếp xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất

Về phát triển thương mại trong nước:

-   Chuyển việc mua bán hàng hóa từ cơ chế tập trung sang mua bán theo cơ chế thị trường, giá cả được hình thành trên cơ sở giá trị và quan hệ cung - cầu;

-   Hình thành thị trường thống nhất, ổn định và thông suốt trên cả nước;

-   Hàng hóa, dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng

-   Kiềm chế được lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức hợp lý

-   Từng bước hình thành các kênh lưu thông một số mặt hàng chủ yếu,

-   Kết cấu hạ tầng thương mại ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại;

-   Phát triển được một đội ngũ thương nhân đông đảo và đa dạng

-   Quản lý nhà nước về thị trường và thương mại từng bước được hoàn thiện

Về phát triển xuất - nhập khẩu

-    Xóa bỏ được cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp trong xuất nhập khẩu

-   Hoạt động ngoại thương ngày càng mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.

 

 

-   Hoạt động ngoại thương đã góp đáng kể vào việc đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội

-   Đội ngũ thương nhân tham gia hoạt động ngoại thương ngày càng lớn mạnh

-   Nhiều cán bộ quản lý và kinh doanh qua sàng lọc và đào tạo trong cơ chế mới

-   Thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa ,thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển,

-   Tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu cho Ngân sách Nhà nước.

-   Quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng nhanh, 1986: 789 triệu, 2014: 144 tỷ USD

-   Tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao trên thế giới.

-   Cơ cấu xuất khẩu cũng được chuyển dịch theo hướng tích cực.

 

 

Chương 3: Chích sách quản lý thương mại

 

           I.     Khái quát Cơ chế và cơ chế quản lý kinh tế

1.                   Cơ chế kinh tế

Cơ chế là khái niệm dùng để chỉ sự tương tác giữa các yếu tố kết thành hệ thống mà nhờ đó hệ thống có thể hoạt động.

Trong thương mại, cơ chế kinh tế là tổng thể các yếu tố có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau tạo thành động lực dẫn dắt nền thương mại phát triển.

 

2.                   Cơ chế quản lý kinh tế

-   Khái niệm dùng để chỉ phương thức mà qua đó nhà nước tác động vào nền kinh tế để định hướng nền kinh tế tự vận động đến các mục tiêu đã định

-   Bao gồm các nội dung:

Thứ nhất: là phương thức tự vận động của nền kinh tế, là biểu tượng của nhân tố khách quan.

Thứ hai: tế là phương thức tác động của nhà nước nhằm định hướng nền kinh tế, nó mang tính chủ quan.

Thứ ba: Nhà nước tác động vào nền kinh tế thông qua cơ chế kinh tế chứ không thể tác động trực tiếp vào nền kinh tế

-   Về phương diện cấu trúc, là một hệ thống bao gồm các yếu tố cơ bản sau:

Thứ nhất là các mục tiêu quản lý kinh tế

Thứ hai là các công cụ quản lý kinh tế

Thứ ba là cơ chế kinh tế

 

         II.     Mục tiêu của chính sách thương mại

   Chính sách thương mại quy định các vấn đề

Thương nhân và hoạt động của thương nhân,

Chính sách phát triển thương mại trong nước và quốc tế,

Chính sách thuế quan,

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại.

Vai trò chính sách thương mại :

- Có tác dụng rất lớn đến việc mở rộng giao lưu hàng hoá trong nước và xuất khẩu,

- Có thể tạo ra nhu cầu cạnh tranh giữa các ngành công nghiệp sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu cho thị trường trong nước

- Là một trong các yếu tố cấu thành của một chiến lược tổng hợp, nhằm khuyến khích xuất khẩu và phát triển công nghiệp

Yêu cầu

- Không kiềm chế hoạt động thương mại; Thúc đẩy các hoạt động đầu tư phát triển thương mại trong nước và thương mại quốc tế.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có giá thành và giá cả ngang với giá thế giới.

- Để các doanh nghiệp tự quyết định các vấn đề của kinh doanh.

Mục tiêu chung là điều chỉnh các hoạt động thương mại theo hướng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

 Mục tiêu chính sách thương mại xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước và bảo đảm thực hiện thắng lợi các mục tiêu ấy.

 Mục tiêu chính sách thương mại trong nước, xuất nhập khẩu

 

        III.     Chính sách quản lý thương mại nội địa

1.                   Chính sách phát triển thương mại:

Chính sách thương nhân, chính sách thị trường và các chính sách mặt hàng… nhằm thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau:

Một là  tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế

Hai là phát triển thị trường nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng đứng vững và trong hoạt động kinh doanh thương mại

 

2.                   Chính sách phát triển thương mại nội địa

Quan điểm phát triển:

- Phát triển thương mại trong nước phù hợp với các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường

- Phát triển thương mại trong nước gắn kết với phát triển đa dạng về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế của các chủ thể, về loại hình tổ chức và phương thức hoạt động

- Phát triển thương mại hàng hóa gắn kết với đầu tư, sản xuất và thương mại dịch vụ theo lộ trình cam kết quốc tế

- Phát triển thương mại trong nước trên cơ sở huy động tối đa mọi nguồn lực của xã hội;

- Khuyến khích khả năng tích tụ và tập trung nguồn lực của doanh nghiệp để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, mở rộng mạng lưới kinh doanh.

a.                   Về mục tiêu tổng quát:

Xây dựng một nền thương mại trong nước phát triển vững mạnh và hiện đại, dựa trên một cấu trúc hợp lý các hệ thống và các kênh phân phối với sự tham gia của các thành phần kinh tế và loại hình tổ chức, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước.

 

b.                   Mục tiêu cụ thể về phát triển thương mại nội địa, các chỉ tiêu tăng trưởng của thương mại nội địa:

Đóng góp của thương mại trong nước vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) của cả nền kinh tế đến năm 2020 đạt gần 450 nghìn tỷ đồng (chiếm tỷ trọng khoảng 15%);

- Tốc độ tăng bình quân hàng năm (đã loại trừ yếu tố giá)  trên 10%/năm.

- Đến năm 2020 đạt trên 2.000 nghìn tỷ đồng;

- Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hóa theo thành phần kinh tế đến năm 2020: khu vực kinh tế trong nước (bao gồm khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước) chiếm khoảng 80%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 20%

Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hóa theo loại hình thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới cửa hàng tiện lợi…) đến năm 2020 đạt 40%, trên 800 nghìn tỷ đồng

 

       IV.     Chính sách quản lý thương mại quốc tế

1.                   Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu

Nhà nước ta quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bằng luật pháp và các chế độ chính sách có liên quan

(Quyết định 2471/QĐ-TTg ngày 28/11/2011 phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030)

 

Hình thức cơ bản:

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment