Quản trị chiến lược

Ôn tập tổng hợp

Tổng hợp lý thuyết Quản trị chiến lược của 7 ngành chính

Table of Contents
expand_more expand_less

Chương 1: NGÀNH GIẢI TRÍ

I. Phân tích môi trường vĩ mô

1.1. Môi trường kinh tế

1.2. Môi trường công nghệ

1.3. Môi trường văn hóa-xã hội

1.4. Môi trường tự nhiên

1.5. Môi trường chính phủ, pháp luật và chính trị

1.6. Môi trường toàn cầu

II.Phân tích SWOT

2.1. Điểm mạnh

2.2. Điểm yếu

2.3. Cơ hội

2.4. Thách thức

III. Phân tích môi trường ngành:

3.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

3.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

3.3. Sản phẩm dịch vụ thay thế

3.4. Áp lực từ khách hàng

3.5. Áp lực từ nhà cung cấp

Chương 2: HÀNG TIÊU DÙNG

I. Phân tích môi trường vĩ mô

1.1. Môi trường kinh tế

1.2. Môi trường công nghệ

1.3. Môi trường văn hóa-xã hội

1.4. Môi trường tự nhiên

1.5. Môi trường chính trị pháp luật

1.6. Môi trường toàn cầu

II. Ma trận SWOT

2.1. Điểm mạnh

2.2. Điểm yếu

2.3. Cơ hội

2.4. Thách thức

III. Phân tích môi trường ngành

3.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

3.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

3.3. Áp lực từ nhà cung ứng

3.4. Áp lực từ khách hàng

Chương 3: VIỄN THÔNG

I. Phân tích môi trường vĩ mô

1.1. Môi trường kinh tế

1.2. Môi trường chính trị  -  pháp luật

1.3. Môi trường công nghệ

1.4. Môi trường VH-XH

1.5. Môi trường tự nhiên

II. Phân tích SWOT

2.1. Điểm mạnh

2.2. Điểm yếu

2.3. Cơ hội cho ngành viễn thông VN

2.4. Thách thức

III. Phân tích môi trường ngành

3.1. Đối thủ cạnh tranh

3.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

3.3. Áp lực từ khách hàng

3.4. Áp lực nhà cung cấp

3.5. Sản phẩm thay thế

Chương 4: DU LỊCH

I. Phân tích môi trường vĩ mô

1.1. Môi trường kinh tế

1.2. Môi trường chính trị - pháp luật

1.3. Môi trường công nghệ

1.4. Môi trường văn hóa

1.5. Môi trường tự nhiên

II. Phân tích SWOT

III. Phân tích môi trường ngành

3.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

3.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

3.3. Sản phẩm thay thế

3.4. Áp lực từ khách hàng

3.5. Áp lực từ nhà cung cấp

Chương 5: NGÀNH NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH

I. Phân tích môi trường vĩ mô ngành

1.1.  Môi trường kinh tế

1.2. Môi trường chính trị - pháp luật

1.3. Môi trường công nghệ

1.4. Môi trường văn hóa

II. Phân tích SWOT

III. Phân tích môi trường ngành

3.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

3.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

3.3. Sản phẩm thay thế

3.4. Áp lực từ khách hàng

3.5. Áp lực từ nhà cung cấp

Chương 6: NGÀNH XÂY DỰNG

I. Phân tích môi trường vĩ mô

1.1. Môi trường kinh tế

1.2. Môi trường chính trị pháp luật

1.3. Môi trường công nghệ

1.4. Môi trường văn hóa xã hội

1.5. Môi trường tự nhiên

II. Phân tích SWOT

III. Phân tích môi trường ngành

3.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

3.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

3.3. Sản phẩm thay thế

3.4. Áp lực từ khách hàng

3.5. Áp lực từ nhà cung cấp

Chương 7: NGÀNH VẬN TẢI

I. Phân tích môi trường vĩ mô

1.1. Môi trường kinh tế

1.2. Môi trường chính trị

1.3. Môi trường công nghệ

1.4. Môi trường văn hóa

1.5. Môi trường tự nhiên

II. Phân tích SWOT

III. Phân tích môi trường ngành

3.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

3.2. Đối thủ tiềm ẩn

3.3. Sản phẩm thay thế

3.4. Áp lực từ khách hàng

3.5. Áp lực từ nhà cung cấp

DETAILED INSTRUCTION

Chương 1: NGÀNH GIẢI TRÍ

I. Phân tích môi trường vĩ mô

1.1. Môi trường kinh tế

-     Kinh tế nước ta  đang ngày càng  phát triển, tốc độ tăng trưởng GDP khá cao.

-     Mức sống của người dân cao hơn so với trước đây nhưng thu nhập của người dân còn thấp vì vậy mà  mặc dù người dân có nhu cầu giải trí  cao, nhưng khả năng chi trả cho hoạt động giải trí chưa đảm bảo.

 

1.2. Môi trường công nghệ

-     Đầu tư của nhà nước về công nghệ , nghiên cứu khoa học  cho ngành ngành này còn ít, thậm chí chưa hiệu quả. Tuy nhiên đã xây dựng được Chính sách bảo vệ bản quyền, SHTT 

-     Tốc độ chuyển giao công nghệ: nhanh, nhưng chưa đồng bộ



1.3. Môi trường văn hóa-xã hội

-     Nhu cầu giải trí cao, khả năng tiếp cận với kênh thông tin giải trí của người dân mà đặc biệt là giới trẻ: nhanh, hiệu quả.

-      Lối sống, thói quen giải trí lành mạnh, tích cực

 

1.4. Môi trường tự nhiên

-     Nước ta là một nước nhiệt đới gió mùa, có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp

1.5. Môi trường chính phủ, pháp luật và chính trị

-     Nước ta có một nền chính trị ổn định

-     Đồng bộ về hệ thống luật

-     Cải cách hành chính đã đang và từng bước đk hoàn thiện
🡺 Đây là một điều kiện thuận lợi hấp dẫn các nhà đầu tư.

 

1.6. Môi trường toàn cầu

-     Du nhập văn hóa từ các nước tiên tiến: Nước ta đang hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, người dân có nhiều cơ hội tiếp xúc với nền văn hóa từ các nước tiên tiến trên thế giới nên phần nào cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa và các thói quen của lối sống văn minh, hiện đại, mọi người cũng sẽ biết nhiều hơn đến các hoạt động giải trí tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp giải trí phát triển.

 

II.Phân tích SWOT

2.1. Điểm mạnh

-     Người dân có thể tiếp cận với các hoạt động giải trí thông qua nhiều kênh và phương tiện khác nhau:Ngày nay người xem truyền hình vẫn có thể xem các kênh mạng lưới nhưng họ vẫn tiếp cận được hàng trăm kênh truyền hình cáp. Ngoài việc đến nhà hát, mọi người có thể xem thêm hàng ngàn bộ phim qua VHS, DVD, cáp và các điểm chiếu phim.

-     Hoạt động giải trí của Việt Nam ngày càng đa dạng đáp ứng được nhu cầu của người xem: Nhiều các kênh phát sóng mới ra đời đáp ứng được nhu cầu, sở thích của từng nhóm người ( Ví dụ: VTV6, ANTV,ITV,….), nhiều các chương trình giải trí xuất hiện gần đây ( như: Quà tặng cuộc sống, Ai là triệu phú, hãy chọn giá đúng,…) thu hút đông đảo người xem.

 

2.2. Điểm yếu

-     Các tổ chức chịu trách nhiệm quản của ngành giải trí vẫn chưa hoàn toàn làm hài lòng người xem: Bên cạnh các chương trình đáp ứng được sở thích của người xem vẫn còn các chương trình không mấy hấp dẫn, các kênh ca nhạc liên tục xuất hiện xong chất lượng các tác phẩm âm nhạc chưa cao ( hát nhép, đạo nhạc,…), vẫn còn nhiều mặt xấu bên cạnh giới showbiz Việt.

-     Các hoạt động giải trí chưa được đầu tư nhiều: Nhiều dự án giải trí còn kém xa so với các hoạt động giải trí của Hàn Quốc, Trung Quốc, Mĩ,… do đầu tư còn ít.

 

2.3. Cơ hội

-     Theo PriceWaterHouseCoopers, kinh tế phát triển, cùng với sự cải thiện về hệ thống cơ như truyền hình đa kênh, internet băng thông rộng và điện thoại di động, là những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng cho ngành giải trí và truyền thông tại hầu hết các quốc gia có mức tăng trưởng cao, trong đó có Việt Nam

-     Theo trào lưu của thế giới, tiêu dùng cho internet, quảng cáo trên truyền hình và thuê bao truyền hình cáp sẽ tiếp tục đưa ngành công nghiệp giải trí và truyền thông ở Việt Nam phát triển hơn nữa.

 

2.4. Thách thức

-     Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ngành giải trí Việt Nam hiện nay là ngành giải trí Hàn Quốc: Các sản phẩm nghệ thuật như phim truyện, ca nhạc Hàn Quốc đang là các chương trình được rất nhiều người xem Việt quan tâm tới. Đây là thời kì bùng nổ của ngành giải trí Hàn Quốc, Ngành giải trí Hàn không chỉ thành công tại các thị trường châu Á mà còn lan rộng ra nhiều nước châu Âu, châu Mĩ mà nổi bật gần đây là hiện tượng Gangnam Style được cả thế giới biết đến. Ngoài ra, ngành giải trí Việt Nam còn nhiều đổi thủ khác như Trung quốc, Mĩ,…

-     Gần đây ngành giải trí của Thái Lan, Philippin cũng đang là những đối thủ của ngành giải trí Việt, nhiều tác phẩm phim truyện của họ cũng nhận được sự quan tâm lớn từ người xem.

-     Ngành giải trí vồn là một đấu trường cạnh tranh khốc liệt, nhiều cám dỗ vì vậy ngành giải trí của Việt Nam cũng sẽ không tránh khỏi được những cám dỗ đó.

-     Nhu cầu của người dân ngày càng cao vì vậy ngành giải trí cũng phải không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm giải trí không rất dễ bị thất bại với các đối thủ từ các nước khác ngay trên chính sân nhà của mình.

 

III. Phân tích môi trường ngành:

3.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

-     Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ngành giải trí Việt Nam hiện nay là ngành giải trí Hàn Quốc: Các sản phẩm nghệ thuật như phim truyện, ca nhạc Hàn Quốc đang là các chương trình được rất nhiều người xem Việt quan tâm tới. Đây là thời kì bùng nổ của ngành giải trí Hàn Quốc, Ngành giải trí Hàn không chỉ thành công tại các thị trường châu Á mà còn lan rộng ra nhiều nước châu Âu, châu Mĩ mà nổi bật gần đây là hiện tượng Gangnam Style được cả thế giới biết đến. Ngoài ra, ngành giải trí Việt Nam còn nhiều đổi thủ khác như Trung quốc, Mĩ,…

 

3.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

-     Gần đây ngành giải trí của Thái Lan, Philippin cũng đang là những đối thủ của ngành giải trí Việt, nhiều tác phẩm phim truyện của họ cũng nhận được sự quan tâm lớn từ người xem.

 

3.3. Sản phẩm dịch vụ thay thế

Các hoạt động giải trí ngoài trời:

-     Du lịch: Du lịch là một hoạt động giải trí phổ biến giúp con người khám phá những vùng đất mới và trải nghiệm những nền văn hóa khác nhau.

-     Thể thao: Các môn thể thao như bóng đá, cầu lông, bơi lội,... là những hoạt động giải trí giúp con người rèn luyện sức khỏe và tinh thần.

-     Âm nhạc đường phố: Âm nhạc đường phố là một loại hình giải trí mang đến cho người nghe những trải nghiệm mới mẻ và thú vị.

 

3.4. Áp lực từ khách hàng

-     Yêu cầu về chất lượng: Khách hàng ngày càng yêu cầu chất lượng dịch vụ giải trí cao, với nội dung đa dạng, hấp dẫn và giá cả hợp lý.

-     Yêu cầu về sự tiện lợi: Khách hàng ngày càng yêu cầu các dịch vụ giải trí phải tiện lợi, dễ sử dụng và có thể truy cập mọi lúc mọi nơi.

-     Yêu cầu về cá nhân hóa: Khách hàng ngày càng yêu cầu các dịch vụ giải trí được cá nhân hóa, phù hợp với sở thích và nhu cầu của họ.

 

3.5. Áp lực từ nhà cung cấp

-     Tăng giá nguyên vật liệu: Giá nguyên vật liệu đầu vào như điện nước, vật tư,... tăng cao khiến chi phí sản xuất dịch vụ giải trí tăng lên.

-     Thiếu hụt nguồn nhân lực: Ngành Giải trí Việt Nam đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ, đạo diễn,...

-     Cạnh tranh từ các nhà cung cấp khác: Các nhà cung cấp dịch vụ giải trí trên thế giới cũng đang cạnh tranh nhau để thu hút khách hàng, gây áp lực cho các nhà cung cấp dịch vụ giải trí Việt Nam.

-     Quy định về bản quyền: Quy định về bản quyền ngày càng chặt chẽ khiến chi phí mua bản quyền nội dung giải trí tăng cao.

 

Chương 2: HÀNG TIÊU DÙNG

I. Phân tích môi trường vĩ mô

1.1. Môi trường kinh tế

-     Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế kéo theo mức thu nhập,mức sống của người dân cũng được cải thiện rõ rệt nhu cầu ngành hàng tiêu dùng tăng lên.

-     Tuy nhiên Việt Nam đang đối mặt với tình trạng lạm phát cao với mức hai con số,và có nguy cơ bùng phát ở mức cao hơn nữa. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn vốn đầu tư của công ty bán hàng tiêu dùng. Đồng thời,chi phí nguyên vật liệu từ các nhà cung ứng cũng tăng cao do biến động từ lạm phát. Không những vậy lượng tiêu dùng cũng giảm đáng kể do tình trạng giá sản phẩm tăng, đặc biệt là lượng tiêu dùng từ nông dân, vùng sâu, những người có thu nhập thấp này chịu áp lực nặng hơn từ lạm phát.

 

1.2. Môi trường công nghệ

-     Nền công nghệ trên thế giới hiện nay ngày càng phát triển vượt bậc đặc biệt là các công nghệ chế biến từ khâu sản xuất.

-     Công nghệ nước ta chủ yếu được chuyển giao từ nước ngoài nên thường đi sau các nước phát triển khác, điều này là 1 bất lợi cho hàng tiêu dùng của nước ta so với các nước khác.

 

1.3. Môi trường văn hóa-xã hội

-     Nước ta là một nước đông dân nên có thị phần rất lớn, điều này thúc đẩy các nhà đầu tư đầu tư nhiều hơn vào ngành mặt hàng tiêu dùng.

 

1.4. Môi trường tự nhiên

-     Nước ta là một nước nhiệt đới gió mùa, có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng

 

1.5. Môi trường chính trị pháp luật

-     Nước ta có hệ thống pháp luật và chính trị ổn định tạo lòng tin cho các nhà đầu tư

-     Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp:Để điều tiết nền kinh tế, nước ta đã ban hành một hệ thống các văn bản để quản lý quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật điều tiết các hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam như:

+     Sửa đổi hiến pháp

+    Luật doanh nghiệp

+    Luật đầu tư nước ngoài

+    Luật chống độc quyền

 

1.6. Môi trường toàn cầu

-     Trước trào lưu hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cơ hội để phát triển

 

II. Ma trận SWOT

2.1. Điểm mạnh

-     Thị trường lớn: Việt Nam có dân số hơn 98 triệu người, là thị trường tiêu dùng lớn thứ 14 trên thế giới.

-     Tốc độ tăng trưởng GDP cao: Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt khoảng 6-7%/năm. Điều này tạo điều kiện cho nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng cao.

-     Cơ cấu dân số trẻ: Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ, với hơn 65% dân số dưới 35 tuổi. Đây là nhóm dân số có nhu cầu tiêu dùng cao.

-     Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam ngày càng tăng, tạo điều kiện cho người dân có khả năng chi trả cho các sản phẩm hàng tiêu dùng cao cấp hơn.

-     Chính sách hỗ trợ của Chính phủ: Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ngành Hàng tiêu dùng như: khuyến khích đầu tư, giảm thuế, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm,...

 

 

2.2. Điểm yếu

-     Cạnh tranh gay gắt: Ngành Hàng tiêu dùng Việt Nam có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

-     Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng: Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường, ảnh hưởng đến uy tín của ngành Hàng tiêu dùng Việt Nam và sức khỏe người tiêu dùng.

-     Hạ tầng logistics chưa phát triển: Hệ thống logistics của Việt Nam còn chưa phát triển, khiến chi phí vận chuyển hàng hóa cao, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

-     Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao: Ngành Hàng tiêu dùng Việt Nam còn thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là kỹ sư, chuyên gia trong lĩnh vực marketing, bán hàng,...

-     Nhận thức về thương hiệu của người tiêu dùng còn thấp: Nhận thức về thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam còn thấp, đặc biệt là đối với các thương hiệu trong nước.

 

2.3. Cơ hội

-     Nước ta là một nước đông dân có sức tiêu thụ lớn, là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng.

-     Sự ra đời của Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành và giúp các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nước ngoài.

-     Người Việt Nam đã ưa dùng hàng nội hơn: Sự thay đổi nhận thức của người tiêu dùng Việt đã tạo cơ hội cho các mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam phát triển trên thị trường trong nước. Hơn 70% người tiêu dùng tin tưởng vào hàng Việt Nam chất lượng cao so với 23% trước đây, gần 60% người tiêu dùng tự xác định ưu tiên mua hàng Việt, 40% khuyên người thân mua hàng Việt Nam.

-     Nước ta đã gia nhập WTO, đây là cơ hội lớn xong cũng là thách thức với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam. Gia nhập WTO, các mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam sẽ có cơ hội vươn xa hơn trên thị trường thế giới, các thị trường lớn như: Mĩ,…

 

2.4. Thách thức

-     Nạn trà trộn giả danh hàng Việt: Sự “thăng hạng” của hàng Việt trong đời sống tiêu dùng lập tức kéo theo những vấn đề mới, là việc hàng hóa không nguồn gốc, kém chất lượng giả danh. . Đơn cử như mặt hàng quần áo, giày dép; khắp các phố đều nhan nhản mọc lên các cửa hàng “Made in Việt Nam” hoặc “Hàng Việt Nam xuất khẩu”, tuy nhiên trong đó có thể dễ dàng tìm được các loại hàng Made in Cambodia, Made in China... Không chỉ thế, còn có một số đối tượng lợi dụng chính sách đưa hàng Việt về nông thôn để trà trộn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng “hết đát”

-     Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn của hàng tiêu dùng nước ta: Sở dĩ như vậy bởi Trung Quốc cũng có các mặt hàng hàng tiêu dùng đa dạng, giá cả lại rẻ hơn rất nhiều so với hàng Việt.

-     Các dây chuyền công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng nước ta vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài, phần lớn các dây chuyền này đều là những dây truyền được chuyển giao nên các mặt hàng tiêu dùng của ta thường đi sau các nước tiên tiến cả về chất lượng và mẫu mã.

-     Gia nhập WTO cũng đặt mặt hàng tiêu dùng của nước ta trước một thách thức lớn, các mặt hàng của ta phải cạnh tranh với các mặt hàng có chất lượng cao đến từ các nước khác đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình so với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.

 

III. Phân tích môi trường ngành

3.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

-     Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn của hàng tiêu dùng nước ta: Sở dĩ như vậy bởi Trung Quốc cũng có các mặt hàng hàng tiêu dùng đa dạng, giá cả lại rẻ hơn rất nhiều so với hàng Việt.

-     Gia nhập WTO cũng đặt mặt hàng tiêu dùng của nước ta trước một thách thức lớn, các mặt hàng của ta phải cạnh tranh với các mặt hàng có chất lượng cao đến từ các nước khác đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình so với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.

 

3.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

-     Thị trường nhật bản, mỹ đang tiến tới kinh doanh, mở rộng thị trường kinh doanh tại việt nam

 

3.3. Áp lực từ nhà cung ứng

-     Áp lực từ nhà cung ứng đối với ngành sản xuất hàng tiêu dùng hiện nay chính là áp lực từ các nhà cung cấp các nguyên liệu đầu vào để sản xuất các mặt hàng tiêu dùng. Vì thị trường tiêu thụ trong nước rất rộng lớn buộc các doanh nghiệp cung cấp hàng tiêu dùng cần phải sản xuất một lượng lớn hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, trong khi đó, các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào của ta thường không đáp ứng được hết các nguyên liệu đầu vào cần thiết buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau về nguồn nguyên liệu, khi này, các nhà cung cấp nguyên liệu sẽ có thế để có thể áp đặt mức giá cao cho các doanh nghiệp.

 

3.4. Áp lực từ khách hàng

-     Vì trên thị trường Việt Nam không chỉ có các mặt hàng tiêu dùng trong nước mà còn có nhiều mặt hàng từ các nước khác xuất khẩu sang Việt Nam như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mĩ,…do đó khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn nên rất dễ gây sức ép về giá cả đối với hàng nội.

-     Ngoài ra, do nhu cầu của người tiêu dùng ngày một tăng nên các doanh nghiệp trong nước không chỉ chịu áp lực về chi phí mà còn phải chịu áp lực của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và vị thế sản phẩm của mình so với các đối thủ.

Chương 3: VIỄN THÔNG

Ngành viễn thông gồm 4 gành lớn là: internet; mạng điện thoại (cố định,di động); bưu chính viễn thông; vệ tinh.

I. Phân tích môi trường vĩ mô

1.1. Môi trường kinh tế

-     Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới

-     Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao

-     Thu nhập bình quân đầu người ngày càng được cải thiện, do đó nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc ngày càng phát triển và được nâng cao.

-     Tuy nhiên: lạm phát ở VN đang tăng cao, nên  các dự án đầu tư cho viễn thông còn hạn chế do các doanh nghiệp chưa dám mạo hiểm để đầu tư phát triển hơn nữa.

1.2. Môi trường chính trị  -  pháp luật

-     Ổn định về chính trị

-     Đồng bộ về hệ thống pháp luật

-     Chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý đk nâng cao

-     Cải cách hành chính theo hướng mở để thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư.

1.3. Môi trường công nghệ

-     Đầu tư của nhà nước cho ngành viễn thông về khoa học, công nghệ :quy mô lớn,đảm bảo, tuy nhiên chưa đồng bộ.

-     Tốc độ chuyển giao công nghệ nhanh: Đặc biệt việc sử dụng Internet ngày nay: dễ dàng và thuận lợi mọi lúc mọi nơi, có đầy đủ công nghệ từ mạng 3G đến vệ tinh như vinasat I,vinasat II. cáp quang với giá cước rẻ.mật độ sử dụng Internet cao, các mạng xã hội "made in Việt Nam" với số thành viên lên đến hàng triệu người như Zing Me hay Go.vn, đấy là chưa kể đến các mạng xã hội nước ngoài như Facebook...  là những minh chứng rõ rệt nhất cho thấy Internet Việt Nam không hề thua các nước tiên tiến trên thế giới.

1.4. Môi trường VH-XH

-     Không đồng đều,trình độ dân trí chênh lệch, khó phát triển toàn diện trên quy mô lớn.

1.5. Môi trường tự nhiên

-     VN là mảnh đất màu mỡ để các nhà cung cấp khác nhắm đến việc khai phá, hứa hẹn sự sôi động của một thị trường viễn thông phát triển cao hơn.

II. Phân tích SWOT

2.1. Điểm mạnh

-     Tỷ lệ thâm nhập thị trường cao: Ngành Viễn thông Việt Nam có tỷ lệ thâm nhập thị trường cao, với hơn 120 triệu thuê bao di động và 20 triệu thuê bao internet cáp quang.

-     Cơ sở hạ tầng mạng lưới rộng khắp: Ngành Viễn thông Việt Nam có cơ sở hạ tầng mạng lưới rộng khắp, bao phủ hầu hết các khu vực trên cả nước.

-     Giá cước rẻ: Giá cước dịch vụ viễn thông tại Việt Nam tương đối rẻ so với các nước trong khu vực.

-     Nhu cầu sử dụng dịch vụ cao: Nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông tại Việt Nam ngày càng cao, đặc biệt là dịch vụ di động và internet.

-     Chính sách hỗ trợ của Chính phủ: Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ngành Viễn thông như: cấp phép, khuyến khích đầu tư, phát triển hạ tầng,...

-     Nguồn nhân lực trẻ, năng động: Ngành Viễn thông Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ, năng động và được đào tạo bài bản.

 

2.2. Điểm yếu

-     Cạnh tranh gay gắt: Ngành Viễn thông Việt Nam có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp viễn thông trong nước và nước ngoài.

-     Chất lượng dịch vụ chưa cao: Chất lượng dịch vụ viễn thông tại Việt Nam còn một số hạn chế như: tốc độ truy cập internet chậm, hay bị gián đoạn, dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa tốt,...

-     Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao: Ngành Viễn thông Việt Nam đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là kỹ sư, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

-     Chính sách quản lý còn nhiều bất cập: Chính sách quản lý ngành Viễn thông Việt Nam còn một số bất cập như: thủ tục hành chính rườm rà, quy định về giá cước chưa linh hoạt,...

-     Nguy cơ an ninh mạng cao: Nguy cơ an ninh mạng ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến an toàn thông tin của người sử dụng dịch vụ viễn thông.

-     Sự phụ thuộc vào nhà cung cấp thiết bị viễn thông nước ngoài: Ngành Viễn thông Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp thiết bị viễn thông nước ngoài.

 

2.3. Cơ hội

-     Cơ hội để tiến hành đổi mới thu hút vốn nước ngoài, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia lCT và qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế quốc dân. Tuy coi trọng phát huy nội lực, chúng ta vẫn cần quan tâm thích đáng đến đầu tư nước ngoài. Cũng như các cơ sở hạ tầng kinh tế quốc dân khác, cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia đòi hỏi vốn đầu tư lớn và có thời gian thu hồi vốn dài. Việc phát triển nhanh mạnh cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia sẽ giúp chúng ta nhanh chóng nâng cao hiệu quả của cả nền kinh tế, sức cạnh tranh quốc gia, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước phát triển.

-     Tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, chuyển giao công nghệ hiện đại đáp ứng sự thay đổi rất nhanh của công nghệ cũng như môi trường kinh doanh viễn thông.

-     Tạo động lực đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng nâng cao sức cạnh tranh. Trên thị trường viễn thông hiện nay ở Việt Nam đã có sự cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên mức độ cạnh tranh còn thấp do hầu hết các doanh nghiệp hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc gia nhập WTO chắc chắn sẽ làm cho cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn với sự tham gia của các tập đoàn, công ty lớn nước ngoài. Đây cũng là nguồn động lực mới để các doanh nghiệp trong nước tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh nhằm đứng vững và phát triển.

-     Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước. Thực tế cho thấy tác động của sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ, sự hội tụ của các ngành Điện tử - Tin học - Viễn thông cũng như những biến động theo chiều hướng toàn cầu hoá của thị trường viễn thông đã có những tác động tích cực trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này. Thời gian vừa qua, ngành Viễn thông Việt Nam đã nghiên cứu và áp dụng có chọn lọc và hiệu quả những kinh nghiệm quốc tế trong đổi mới tổ chức và quản lý để thích ứng được những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn trong giai đoạn hội nhập sắp tới.

-      Cơ hội tốt để đào tạo nguồn nhân lực: Việc gia nhập WTO sẽ tăng cường các quan hệ đầu tư thương mại với các nước, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Các hoạt động kinh tế trong nước sẽ gắn chặt hơn với thị trường thế giới. Đây chính là trường học thực tế, tuy khốc liệt nhưng là cần thiết để chúng ta đào tạo được một nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xây dựng và phát triển đất nước lâu dài.

-     Cơ hội để các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

-      Người tiêu dùng Việt Nam có thêm cơ hội hưởng thụ các thành tựu phát triển viễn thông và công nghệ thông tin. Cạnh tranh, nếu được quản lý tốt, sẽ giúp người tiêu dùng Việt Nam được hưởng lợi từ những sản phẩm dịch vụ giá rẻ và chất lượng cao.

-     Những tác động tích cực và tiêu cực, những thời cơ và thách thức của việc gia nhập WTO nêu trên còn được nhân thêm khi tính đến vai trò và ý nghĩa của bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin đối với nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá, vai trò và ý nghĩa của thông tin liên lạc đối với an ninh quốc phòng. Chúng ta cũng có thể thấy rõ điều này qua việc lĩnh vực dịch vụ bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin luôn nằm trong số ít những lĩnh vực chịu nhiều sức ép mở cửa nhất trong các cuộc đàm phán thương mại. Vì vậy cân nhắc kỹ lưỡng lộ trình hội nhập, mức cam kết mở cửa thị trường và các biện pháp đảm bảo phát triển hiệu quả khi hội nhập là hết sức cần thiết. Hội nhập là phương tiện cần thiết trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

-     Dân số đông : Thị trường 86 triệu dân sẽ là thu hút lớn cho ngành viễn thông khai thác và đầu tư mạnh mẽ
Khoa học phát triển và những công nghệ mới: VỚI sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông (lCT) và quá trình toàn cầu hoá
.

-      Hội nhập kinh tế quốc tế:  viễn thông Việt Nam thu hút được nguồn vốn và kinh nghiệm quản lý từ các nhà khai thác nước ngoài thông qua việc hợp tác với các nhà khai thác lớn trên thế giới để phát triển, hiện đại hóa mạng lưới và cung cấp dịch vụ, đồng thời cơ hội từng bước thâm nhập ra thị trường khu vực và trên thế giới. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo động lực phát triển cho từng doanh nghiệp và cho cả ngành viễn thông và CNTT Việt Nam. Cạnh tranh phát triển tạo cơ hội cho các doanh nghiệp viễn thông trong nước tự đổi mới và tái cơ cấu để hoạt động có hiệu quả, cải cách quy trình quản lý, khai thác, tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực mang tính chiến lược, nâng cao chất lượng dịch vụ và chất lượng chăm sóc khách hàng..

-     Sự hỗ trợ can thiệp từ chính phủ: quy định về giá sàn đã được đề cập, nhằm hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh (bán dưới giá thành) dẫn đến nguy cơ vỡ thị trường. 

 

2.4. Thách thức

-     Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông trong nước còn yếu. Điều này thể hiện rất rõ qua yếu tố về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh, trình độ đội ngũ cán bộ và qua năng suất lao động thấp. Quan tâm đến thị trường viễn thông Việt Nam là các nước công nghiệp phát triển có nhiều tiềm lực và kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế cùng hệ thống pháp luật chặt chẽ để hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp của họ đầu tư ra nước ngoài.

-     Thị trường viễn thông trong tương lai có thể sẽ bị chia sẻ đáng kể khi các tập đoàn viễn thông lớn nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Mặt khác nếu không có chính sách quản lý phù hợp sẽ dễ dẫn đến việc phát triển mất cân đối do các công ty nước ngoài sẽ tập trung đầu tư vào những lĩnh vực có lợi nhuận cao, như khu vực thành thị, khu công nghiệp... trong khi vùng nông thôn và đặc biệt là vùng sâu, vùng xa lại không có ai làm.

-     Với cơ chế đào tạo, tuyển dụng, đãi ngộ như hiện nay, các doanh nghiệp Nhà nước khó có thể có và duy trì được đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

-     Việc duy trì và phát triển các nhân tố ưu việt của chế độ xã hội nước ta; việc cân bằng ba lợi ích Nhà nước - Doanh nghiệp - Người sử dụng trong môi trường cạnh tranh, có sự tham gia của yếu tố nước ngoài là vấn đề rất mới và nhiều khó khăn cho việc hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế và xã hội, giữa kinh doanh và công ích, giữa phát triển và an toàn an ninh.

-     Việc điều chỉnh môi trường pháp lý về viễn thông vừa đảm bảo được các tiêu chí phát triển của Nhà nước ta, vừa phù hợp với yêu cầu của quốc tế là quá trình đòi hỏi mất nhiều thời gian thực hiện nhưng thực tế hiện nay lại là vấn đề hết sức cấp bách. Các quy định trong văn bản phụ lục tham chiếu về viễn thông của WTO như vấn đề bảo vệ cạnh tranh, kết nối, cấp phép dịch vụ phổ cập, sự độc lập của cơ quan quản lý Nhà nước... là những vấn đề mới và phức tạp đối với ngành viễn thông Việt Nam.

-                                                                                                                                                               Sự rời rạc trong ứng dụng công nghệ:  Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cần biết sáng tạo công nghệ hoặc sáng tạo trong việc áp dụng công nghệ nhưng vẫn cần phải chú ý đến yếu tố làm sao cho những công nghệ đó đem lại hiệu quả trong kinh doanh. Đây là một thách thức lớn cần phải vượt qua. Có nhiều doanh nghiệp biết sáng tạo công nghệ nhưng lại không biết cách thương mại hóa có nên cũng thất bại trong hoạt động kinh doanh. Viễn thông Việt Nam cần phải chuyển từ cạnh tranh về giá cả sang cạnh tranh sáng tạo trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ

III. Phân tích môi trường ngành

3.1. Đối thủ cạnh tranh

-     Ngành viễn thông Việt Nam có tính cạnh tranh cao với ba nhà mạng lớn là Viettel, MobiFone và VNPT chiếm thị phần lớn thị trường.

-     Các doanh nghiệp viễn thông đang cạnh tranh nhau về giá cả, chất lượng dịch vụ và các dịch vụ giá trị gia tăng.

3.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

-     Các doanh nghiệp viễn thông OTT (Over-the-top) như Facebook, Zalo, Viber cũng đang cạnh tranh với các doanh nghiệp viễn thông truyền thống trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thoại và nhắn tin.

 

3.3. Áp lực từ khách hàng

-     Khách hàng của ngành viễn thông Việt Nam rất đa dạng, bao gồm cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ.

-     Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và đa dạng, đòi hỏi các doanh nghiệp viễn thông phải không ngừng đổi mới và sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

 

3.4. Áp lực nhà cung cấp

-     Các nhà cung cấp chính của ngành viễn thông Việt Nam bao gồm các nhà cung cấp thiết bị viễn thông, nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng và nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng.

-     Các doanh nghiệp viễn thông cần có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp để đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng.

3.5. Sản phẩm thay thế

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment