Kiểm toán hoạt động

Ôn tập tổng hợp

Tổng hợp các lý thuyết, kiến thức trọng tâm của môn kiểm toán hoạt động

Table of Contents
expand_more expand_less

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHUẨN MỰC VÀ TIÊU CHUẨN TRONG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

I. Tổng quan về chuẩn mực và tiêu chuẩn trong kiểm toán hoạt động

1.      Khái quát về chuẩn mực chung kiểm toán

2.      Điểm khác biệt của kiểm toán hoạt động

3.      ­Chuẩn mực chung kiểm toán (Audit standard)

4.      Định hướng xây dựng chuẩn mực kiểm toán hoạt động

5.      Phần chung cho mọi cuộc kiểm toán trên cơ sở những chuẩn mực chung

6.      Tổng quan về chuẩn mực và tiêu chuẩn

7.      Định hướng xây dựng chuẩn mực và tiêu chuẩn trong kiểm toán hoạt động

II.                 Chuẩn mực kiểm toán hoạt động

1.      Kiểm toán hoạt động là 1 trong các loại hình kiểm toán

2.      Nguyên tắc chung

3.      Chuẩn mực kiểm toán hoạt động

III. Tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động kiểm toán

1.      Tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động với việc hình thành hệ thống tiêu chí

2.      Yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu

3.      Kết cấu tiêu chí của hệ thống: A.f.x.y

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

I. Đặc điểm chung của tổ chức kiểm toán hoạt động

1.      Đặc điểm chung của tổ chức công tác kiểm toán hoạt động

2.      Đặc điểm chung của tổ chức bộ máy kiểm toán hoạt động

II. Quy trình kiểm toán hoạt động

1.      Đặc điểm chung của quy trình KTHĐ

2.      Đặc điểm giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán trong KTHĐ

3.      Đặc điểm của giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán

CHƯƠNG 4: KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC

CHƯƠNG 5: KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG

CHƯƠNG 6: KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

CHƯƠNG 7: KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG MARKETING

CHƯƠNG 8: KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG THU CHI VÀ THANH TOÁN

DETAILED INSTRUCTION

 

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

Bài số 1: Trong tháng  2/201N, Huyện MK có triển khai chương trình xây và vận hành chợ có mái che thay thế cho chợ tạm đang hoạt động. Kết quả kiểm toán hoạt động chương trình của huyện như sau:

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Dự kiến

Thực tế

1

Chi phí xây dựng

1.000.000 đồng

6000

7600

2

Diện tích chợ được đăng ký sử dụng

%

100

60

3

Lệ phí chợ hàng tháng

1.000.000 đồng

200

114

4

Chi thường xuyên cho quản lý chợ (công tác an ninh, an toàn, vệ sinh,..)

1.000.000 đồng

18

17

Yêu cầu: Đánh giá hiệu năng quản lý chương trình. Kết quả đánh giá có khác không nếu tỷ lệ đăng ký sử dụng chợ đạt 96% và lệ phí chợ thu được hàng tháng là 198 triệu đồng, chi thường xuyên cho công tác quản lý chợ là 19 triệu đồng?


 Trả lời:

STT

Nội dung

Dự kiến

Thực tế

Chênh lệch

 

Đạt mục tiêu

+/-     

%

1

Chi phí xây dựng

6.000

7.600

1.600

21%

Không

2

Diện tích chợ được đăng ký sử dụng

100

60

(40)

(40)%

Không

3

Lệ phí chợ hàng tháng

200

114

(86)

(43)%

Không

4

Chi thường xuyên cho quản lý chợ (công tác an ninh, an toàn, vệ sinh,..)/tháng

18

17

(1)

(5.5)%

Có?

5

Lệ phí chợ hàng năm

2.400

1.368

(1032)

(43)%

Không

6

Chi thường xuyên cho quản lý chợ (công tác an ninh, an toàn, vệ sinh,..)/năm

216

204

(12)

(5.5)%

Không

7

Chênh lệch Thu-Chi

2.184

1.164

(1020)

(46.7)%

Không

8

Hiệu quả đầu tư

36.4%

15.31%

21.09%

 

Không

 

Chênh lệch thu chi / Tổng vốn xây dựng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chương trình không đạt được mục tiêu về hiệu năng do tất cả các chi tiêu không đạt được theo dự kiến đã đề ra.( Lưu ý chi phí thường xuyên thấp hơn – chỉ có 17 triệu/ tháng thấp hơn 18 triệu/tháng, nhưng đây là mức chi phí áp dụng cho 60% công suất sử dụng trợ. 18 triệu/tháng theo dự kiến là áp dụng cho công suất 100% sử dụng.

Với dữ liệu tiếp theo, chương trình cũng vẫn chưa đạt được mục tiêu hiệu năng. Tuy nhiên kết quả có tốt hơn (các bạn làm bảng tương tự).


 Bài số 2: Trong năm 201N, Ngân hàng MHK thực hiện một chương trình đầu tư 01 máy ATM để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Giá trị dự kiến của máy ATM mới cần mua và lắp đặt là 120 triệu đồng. Các kết quả thu được từ kiểm toán hoạt động chương trình này của Ngân hàng MHK như sau:

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Dự kiến năm 201N

Thực tế năm 201N

Giá trị máy

120

155

Lệ phí rút tiền từ máy ATM

33

29

Chi phí thường xuyên cho hoạt động của máy ATM (tiền điện, bảo trì, an ninh…)

25

26

Qua xác minh, kiểm toán viên nhận thấy thời gian máy ATM tạm ngừng hoạt động do bị hỏng hóc khá thường xuyên. Bộ phận kỹ thuật mới chỉ có 1 người nên chữa máy chậm.

Yêu cầu:

      Đánh giá hiệu quả của chương trình đầu tư, biệt ROI của ngân hàng   MHK trong năm 2010 là 9%

      Đánh giá hiệu năng quản lý chương trình đầu tư


 Trả lời

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Dự kiến 201N

Thực tế 201N

Chênh lệch

+/-

%

Giá trị máy

120

155

35

29,16%

Lệ phí rút tiền từ máy ATM

33

29

(4)

(12,12)%

Chi phí thường xuyên cho hoạt động của máy ATM (tiền điện, bảo trì, an ninh….)

25

26

1

4%

Chênh lệch Thu - Chi

8

3

(5)

(62.5)%

Hiệu quả đầu tư

6.67%

1.93%

(4.74)%

 

a.  Chương trình không đạt được hiệu quả đầu tư vì ngay cả chương trình dự kiến thì hiệu quả đầu tư cũng thấp hơn nhiều so với ROI của ngân hàng (6.67% so với 9 %). Thực tế còn thấp hơn nhiều chỉ đạt 9 %.

b.  Hiệu năng của chương trình không đảm bảo vì các mục tiêu không đạt như dự kiến. Hơn nữa việc máy ATM hỏng thường xuyên cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu năng và hiệu quả của chương trình. Bộ phận kỹ thuật lại ít người nên không thể khắc phục tình trạng máy hỏng kịp thời. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng và việc rút tiền của khách, gây phiền hà cho khách hàng.

Bài tập tình huống Báo cáo kiểm toán nội bộ Dự án Cấp nước và nước thải đô thị:

Các vấn đề liên quan đến các mục tiêu:

1.      Hiệu lực:

-          Trong thời gian đầu, đơn vị thi công chưa tập trung nhân lực, thiết bị để thực hiện hợp đồng gây chậm tiến độ gói thầu.

-          Việc bàn giao mặt bằng cho Nhà thầu bị vướng mắc.

-          Gói BSWW – 06: mặt bằng thi công nhiều tuyến trùng với tuyến thi công của gói BSWW – 04 nên chưa thể thi công ngay (do gói BSWW – 04 đào sâu hơn gói BSWW – 06 nên gói BSWW – 04 phải thi công trước).

-          Sự phối hợp giữa các nhà thầu trong liên doanh  còn nhiều bất cập trong công tác triển khai thi công.

-          Nhà thầu chưa hoàn thành hồ sơ thanh toán gửi cho BQLDA kịp thời để làm thủ tục giải ngân.

-          Tính đến tháng 7 năm 2015, nhà thầu vẫn chưa thực hiện nộp đủ các hợp đồng bảo hiểm cho Chủ đầu tư và BQLDA

-          Thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm sau ngày khởi công.

-          Giá trị hợp đồng bảo hiểm máy móc, thiết bị không đáp ứng đủ theo yêu cầu bảo hiểm trong hợp đồng.

-          Dự án đã nhận được khoản tiền là 444.220.000 đồng từ vốn ngân sách, tuy nhiên, tính đến tháng 6 năm 2015, chi phí quản lý vẫn chưa được ghi nhận vào sổ kế toán.

-          Tính đến thời điểm kiểm toán, BQLDA chưa có công văn thông báo gửi đến cơ quan thuế địa phương nơi nhà thầu nước ngoài trực tiếp đăng ký và thực hiện nộp thuế nhà thầu cũng chưa nhận được giấy đăng ký mã số thuế có xác nhận của cơ quan thuế từ phía nhà thầu nước ngoài.

-          Năm 2015, BQLDA đã thanh toán đợt cuối cho gói BSWW – 03, tuy nhiên, Dự án chưa thu thập các chứng từ nộp thuế của nhà thầu nước ngoài

2.    Hiệu quả

-      Chậm trễ trong thi công có thể dẫn đến việc phát sinh thêm các chi phí cho chủ đầu tư cũng như chậm tiến độ giải ngân của Dự án.

3.     Hiệu năng:

Chỉ tiêu số lượng người dân tại khu vực đô thị được cải thiện vệ sinh do dự án là 7.500 người, đạt 26% so với kế hoạch (28.276 người). Do tiến độ gói thầu BSWW – 06 đang bị chậm hơn so với dự kiến nên số lượng người được cải thiện điều kiện vệ sinh cũng ở mức thấp.

Chỉ số diện tích các khu vực hưởng lợi từ việc tăng phạm vi thoát nước đạt gần 41% so với kế hoạch như vậy kế hoạch đặt ra là hoàn toàn khả thi.

Dự án có 03 gói thầu hiện đang thực hiện thi công chậm tiến độ.

Tiến độ giải ngân vốn của một số gói thầu bị chậm.

 

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHUẨN MỰC VÀ TIÊU CHUẨN TRONG KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

I. Tổng quan về chuẩn mực và tiêu chuẩn trong kiểm toán hoạt động

1.      Khái quát về chuẩn mực chung kiểm toán

a.  Hình thức pháp lý làm thước đo và điều tiết kinh tế trong quan hệ với các hoạt động khác

b. Kiểm toán hoạt động không có hệ thống chuẩn mực chung cho mọi cuộc kiểm toán

c.   Kiểm toán hoạt động cần được cụ thể hóa phù hợp với đối tượng, phương pháp kỹ thuật, mục tiêu cụ thể

2.      Điểm khác biệt của kiểm toán hoạt động

Không có một hệ thống chuẩn mực kiểm chứng làm cơ sở cho mọi cuộc kiểm toán hoạt động =>> Điểm khác biệt so với chuẩn mực kiểm toán tài chính

-          Kiểm toán hoạt động là bộ phận của kiểm toán nên cần tuân thủ những chuẩn mực kiểm toán phổ biến

-          Kiểm toán hoạt động có những đặc thù riêng về cả mục tiêu, kỹ thuật và về tổ chức hoạt động kiểm toán…

3.      ­Chuẩn mực chung kiểm toán (Audit standard)

-          Chuẩn mực để hướng dẫn và làm thước đo hành vi của kiểm toán viên

-          Tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động của kiểm toán

4.      Định hướng xây dựng chuẩn mực kiểm toán hoạt động

a.       Phần chung

Áp dụng cho mọi cuộc kiểm toán trên cơ sở những chuẩn mực chung được chấp nhận phổ biến hoặc những cụ thể hóa nếu có của bộ máy kiểm toán

b.      Áp dụng cho từng loại hoạt động theo quy định có liên quan đến hoạt động được kiểm toán

Áp dụng cho từng loại hoạt động theo quy định có liên quan đến hoạt động được kiểm toán

5.      Phần chung cho mọi cuộc kiểm toán trên cơ sở những chuẩn mực chung

-          Nhóm chuẩn mực điều tiết hành vi của kiểm toán viên

-          Nhóm chuẩn mực thực hành hướng dẫn thực hiện công việc kiểm toán

-          Nhóm chuẩn mực báo cáo

6.      Tổng quan về chuẩn mực và tiêu chuẩn

Kiểm toán hoạt động cũng cần những thước đo cho việc đánh giá (Trình tự, phương pháp, điều hành, kết quả hoạt động) => Tiêu chuẩn

a.       Tiêu chuẩn kiểm toán (Audit criteria)

-          Đặc tính

-          Thuộc tính

-          Những quy cách kỹ thuật

·         Tiêu chuẩn về kỹ thuật: kích cỡ tối đa, tối thiểu, màu sắc, cấu thành

·         Tiêu chuẩn về tính năng: sản phẩm hoặc dịch vụ cần phải có 1 tính năng đặc biệt

 

ð  Tiêu chuẩn là kết quả cụ thể của công tác tiêu chuẩn hóa do 1 cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn

ð  Có thể thay đổi được, nhưng trong 1 thời gian nhất định thì ít thay đổi

 

      Khái niệm khác

-          Là những chuẩn mực hợp lý và có thể đạt tới được của một hoạt động và thủ tục kiểm soát mà dựa vào đó có thể đánh giá sự tuân thủ, dự đầy đủ của các hệ thống quản lý và những thực tiễn, cũng như tính kinh tế, tính hiệu quả và sự hữu hiệu của các hoạt động

-          Là các chuẩn mực, thước đo để đánh giá, những mong đợi của những cái gì đó sẽ tồn tại, những thông lệ tốt nhất, và những định chuẩn mà dựa vào đó để so sánh hoặc đánh giá hoạt động…

-          Là những quy cách kỹ thuật thuộc tính hay đặc tính thống nhất cho một sản phẩm dung làm mẫu mực để đo lường đánh giá hoặc làm căn cứ thực hiện

-          Là những chuẩn mực hợp lý và có thể đạt tới được mà dựa vào đó có thể đánh giá được tính kinh tế, tính hiệu quả và dự hữu hiệu của các hoạt động

-          Tiêu chuẩn kiểm toán là một tập hợp các chuẩn mực hợp lý và có thể đạt tới được của mỗi hoạt động

      Tiêu chuẩn

-          Hợp lý (reasonable)

-          Có thể đạt tới được (attainable)

b.      Cơ sở xác định tiêu chuẩn

      Chỉ tiêu

-   Xác định về mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết về mặt chất của một hiện tượng kinh tế xã hội cụ thể

-    Chất lượng + Số lượng = Chỉ tiêu

-   Chất lượng là nội dung kinh tế của chỉ tiêu và mang tính ổn định

-   Số lượng được biểu hiện bằng chỉ số của chỉ tiêu với con số cụ thể và thường xuyên thay đổi theo thời gian, phạm vi đo lường, địa điểm đo lường

Ví dụ:

Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD:

+ Sức sinh lời (mức tiết kiệm) của chi phí:

Chỉ tiêu:

Mức tiết kiệm chi phí bình quân cho một đơn vị mua;

Mức chi phí/khối lượng mua;

Mức chi phí/khối lượng bán…

ð  Được xác định trị số cụ thể, xác định chênh lệch (+/-;%)

      Quy tắc:

Những quy tắc về những trật tự sẽ phải thay thế cho những trị số cụ thể để đánh giá bộ phận cụ thể không thể lượng hóa của hoạt động cần kiểm toán

 

Đánh giá mức: Tốt, xấu, trung bình, kém…

-    Trong kiểm toán tài chính: tiêu chuẩn này là những quy tắc định sẵn trong hệ thống luật pháp, chuẩn mực và chế độ kế toán

-    Trong kiểm toán hoạt động: tính cụ thể và đa dạng của đối tượng kiểm toán đòi hỏi KTV phải tập hợp, chọn lọc, thậm chí phải xây dựng mới những tiêu chuẩn phù hợp để đánh giá hoạt động được kiểm toán.

7.      Định hướng xây dựng chuẩn mực và tiêu chuẩn trong kiểm toán hoạt động

-  Chuẩn mực: là những thước đo hướng dẫn hành vi cho chủ thể kinh tế

-     Tiêu chuẩn: phải được tập hợp, xây dựng phù hợp để đánh giá hoạt động được kiểm toán

II.                 Chuẩn mực kiểm toán hoạt động

1.      Kiểm toán hoạt động là 1 trong các loại hình kiểm toán

Do đó thực hiện kiểm toán hoạt động trước hết cần đáp ứng đầy đủ những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến

2.      Nguyên tắc chung

·   Nguyên tắc 1: KTHĐ thường đo KTNN hoặc KTNB thực hiện => Chuẩn mực điều tiết cả 2 đối tượng: KTV & CQ chịu trách nhiệm

·   Nguyên tắc 2: Đối tượng KT gồm hoạt động tài chính và phi tài chính trên nhiều lĩnh vực khác nhau => có các văn bản pháp lý khác điều tiết KTHĐ

3.      Chuẩn mực kiểm toán hoạt động

      Kiểm toán viên -> Về báo cáo kiểm toán -> Thực hành kiểm toán: Có những đặc trưng riêng

      Đặc trưng việc vận dụng chuẩn mực chung trong KTHĐ

-    Kiểm toán hoạt động:

+ Chịu sự điều tiết của chuẩn mực trực tiếp nhất

+ Khi có sự khác biệt giữa chuẩn mực nghề nghiệp và văn bản pháp lý thì kiểm toán hoạt động tuân thủ những quy định trong văn bản có tính pháp lý cao nhất

a.       Chuẩn mực kiểm toán viên

·         Tính độc lập:

-          Về mặt pháp lý: KTV nội bộ: được quy định trong hệ thống chuẩn mực KTNB hoặc trong quy chế KTNB. KTV bên ngoài: được khẳng định trong luật kiểm toán hoặc luật ngân sách. Các chuyên gia trong từng lĩnh vực: cần có quy định trong quy chế KTNB

-          Hiệu lực tổ chức và hoạt động: Tổ chức bộ máy TC KTHĐ tùy thuộc vào QH chủ thể - khách thể KT nhưng đều cần đảm bảo độc lập thực sự với các BP cùng cấp. Hoạt động: thực hiện độc lập hoặc liên kết với KTTC

      Trình độ nghề nghiệp đòi hỏi trên cả 2 mặt năng lực và kỹ năng: Các phương pháp kỹ thuật chung của kiểm toán: chọn mẫu, so sánh, đối chiếu. Các phương pháp kỹ thuật chuyên biệt của KTHĐ: phương pháp luận nhìn nhận, xem xét VĐ, hiểu biết về HĐ và tổ chức khảo sát…

      Đạo đức và tác phong đặc thù cần có của KTV trong KTHĐ là dễ dàng trong việc tiếp xúc => Dễ nắm bắt tình hình và cũng thấy trước vấn đề cần quan tâm, đồng thời giữa quan hệ tốt với khách thể KT.

b.      Chuẩn mực thực hành kiểm toán:

-          Lập kế hoạch KT chu đáo cùng các kỹ thuật KT thích hợp chủ yếu, phải được thể hiện qua chương trình KT

-          Hiểu biết về hệ thống KSNB cần thực hiện qua nhiều bước: đánh giá sơ bộ, đánh giá chi tiết

-          Bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực. Số lượng và chất lượng bằng chứng phải cân xứng với kết luận của cuộc KT

c.       Báo cáo kiểm toán

-   Tính trung thực: trình bày các sự việc trung thực và chính xác, chỉ gồm những thông tin ghi nhận, kết luận, kết luận đã đúng đắn dựa vào những chứng cứ đầy đủ nằm trong các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên và để chứng thực hoặc làm cơ sở cho những điểm trình bày hay cho những mặt đúng đắn và có lý của những điểm đó.

-   Tính đáng tin vậy: trình bày những điều nhận thấy và những kết luận một cách thuyết phục tính đáng tin cậy

-   Tính khách quan: Chúng được thiết lập mà không có thành kiến của kiểm toán viên hoặc lãnh đạo đơn vị được kiểm toán

-    Tính đơn giản: thuật ngữ trong sáng và đơn giản như chủ đề cho phép

-   Tính có thể hiểu được: xúc tích nhưng đồng thời phải rõ ràng để người sử dụng báo cáo hiểu được; tránh giải thích sai lệch

-    Tính đầy đủ: trình bày các sự việc một cách toàn diện nhằm thông báo đầy đủ cho người sử dụng báo cáo

-    Ngoài ra phải nhấn mạnh vào việc cải tiến chứ không phải vào việc phê bình quá khứ, những lời bình luận phải được trình bày có mức độ, chú ý tới tất cả những khó khăn hay hoàn cảnh bất thường mà các nhân viên hữu quan gặp phải


III. Tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động kiểm toán

1.      Tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động với việc hình thành hệ thống tiêu chí

a.       Khái niệm

      Tiêu chuẩn là những quy cách kỹ thuật, những thuộc tính, đặc tính thống nhất cho một sản phẩm hay một ngành dịch vụ dung làm mẫu mực hay cơ sở để đo lường, đánh giá hoặc làm căn cứ để thực hiện.

      Tiêu chí được hiểu là tiêu thức (loại chỉ tiêu) và dấu hiệu (loại quy tắc) được lựa chọn làm cơ sở để xác định và phân loại, tổng hợp các chỉ tiêu, các quy tắc theo một nhóm (phân hệ) xác định

ð  Tiêu chuẩn là mực thước để đo lường còn tiêu chí là thước đo cụ thể trên đó thường có những mức khác nhau

b.      Các cách phân loại tiêu chí

      Theo mức độ tổng hợp hay chi tiết của tiêu chí:

-          Tiêu chí tổng quát

-          Tiêu chí cụ thể

      Theo nội dung kinh tế của tiêu chí

-          Sức sản xuất

-          Sức sinh lời

-          Sự tác động về pháp lý hay tổ chức

·         Theo mục tiêu đánh giá:

-          Hiệu lực

-          Hiệu quả

-          Hiệu năng

      Theo tính chất của tiêu chí:

-          Định lượng

-          Định tính

c.       Cơ sở thiết lập tiêu chuẩn KTHĐ

      Những kế hoạch đã phê chuẩn hoặc tài liệu nghiên cứu về tính khả thi của 1 dự án

      Các báo cáo tài chính của đơn vị

      Tiêu chuẩn được thiết lập bởi các cơ quan kiểm toán khác

      Những đơn vị có hoạt động tương tự được kiểm toán

      Những chính sách và đường lối của chính phủ

      Những công bố của các tổ chức chuyên ngành

Ví dụ minh họa cho việc xây dựng tiêu chí, đánh giá thích hợp trong:

-          Đánh giá hoạt động mua hang

-          Đánh giá hoạt động quản lý quỹ

-          Đánh giá hoạt động lưu kho

      Những đặc tính của tiêu chuẩn kiểm toán

-          Tính khách quan

-          Tính có thể hiểu được

-          Tính hữu ích

-          Tính có thể so sánh được

-          Tính đầy đủ

-          Tính thích hợp

-          Tính chấp nhận được

-          Tính đáng tin cậy

-          Tính khách quan

2.      Yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu

-          Đảm bảo phản ánh khái quát và đồng bộ đối tượng kiểm toán

-          Đảm bảo tính hiệu lực và thực tiễn của hệ thống

-          Kết hợp nhiều loại tiêu thức cho kiểm toán hoạt động

-          Đảm bảo yêu cầu cụ thể kết hợp với yêu cầu giản đơn hiệu quả

-          Đảm bảo tính so sánh được giữa các tiêu chuẩn thể hiện qua tiêu chí

3.      Kết cấu tiêu chí của hệ thống: A.f.x.y

-          Tiêu chí tổng quát cấp I : Phản ánh tổng quát toàn bộ một trong ba mục tiêu tổng quát của KTHĐ. (sử dụng chữ số La Mã)

-          Tiêu chí tổng quát cấp II: Phản ánh thứ tự các mặt có thể chi tiết mang chữ số Latin: l.f (f=01-n)-phản ánh khái quát từng mặt của mục tiêu KTHĐ

-          Tiêu chí cụ thể cấp III: f.x (x=01-n) Tiêu chí trung gian cụ thể cho tiêu chỉ tổng quát cấp 2 vào từng yếu tố cấu thành mỗi mục tiêu của KTHĐ

-          Tiêu chí cụ thể cấp IV: f.x.y (y=01-n) Cụ thể hóa tiêu chí trung gian, giả định đã đến mức đo lường trực tiếp

a.       Nhóm tiêu chí cấp I

-          Nhóm I: Tiêu chí đánh giá hiệu lực của hệ thống thông tin và quản lý (Hiệu lực quản trị NB)

+ I.01: Mức hiệu lực của quản trị điều hành

+ I.02: Mức kiểm soát được qua hệ thống thông tin

+ I.03: Mức toàn dụng của thông tin

-          Nhóm II: Tiêu chí đánh giá tiết kiệm hoặc hiệu quả hoạt động

+ II.01: Sức sản xuất: Của chi phí và của lao động

+ II.02: Sức sinh lời

+ II.03: Mức tiết kiệm

-          Nhóm III: Tiêu chí đánh giá hiệu năng quản lý

+ III.01: Mức đảm bảo nguồn lực

+ III.02: Mức phù hợp giữa kết quả đạt được với mục tiêu

+ III.03: Tính năng động của bộ phận điều hành

Câu hỏi: Dựa trên cơ sở nào để lựa chọn tiêu chí kiểm toán???

Mục tiêu kiểm toán

Đặc điểm và tính chất của đối tượng kiểm toán

Mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn và tiêu chí khác

Phán đoán của KTV

Ví dụ minh họa cho việc xây dựng HT tiêu chí thích hợp

Đánh giá hoạt động mua sắm

-          Giá

-          Quan hệ giữa bộ phận cung ứng và bộ phận khác có liên quan

-          Chất lượng

-          Thời hạn cung ứng

-          Số lượng

-          Tính năng động của bộ cung ứng

 

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

I. Đặc điểm chung của tổ chức kiểm toán hoạt động

1.      Đặc điểm chung của tổ chức công tác kiểm toán hoạt động

      Xét trên góc độ một phân hệ độc lập:

-          KTHĐ cần được tổ chức theo những nguyên lý chung về tổ chức của một hệ thống

-          Đối tượng KTHĐ rất đa dạng, phong phú và chứa đựng nhiều mối quan hệ kinh tế xã hội khắc nhau

ð  KTHĐ cần được tổ chức thích hợp với đối tượng cụ thể, với mục tiêu và với cách thức kiểm toán khoa học

ð  Đảm bảo những nguyên tắc chung của tổ chức kiểm toán: chuẩn bị - thực hiện – kết thúc kiểm toán

      Về đối tượng

-          Các lĩnh vực hoạt động: kinh doanh; hành chính; sự nghiệp

-          Kinh doanh -> mục tiêu là lợi nhuận -> đánh giá hiệu quả hoạt động

-          Hành chính -> sử dụng NSNN để quản lý đất nước -> hiệu quả sử dụng NSNN và hiệu năng quản lý

-          Sự nghiệp -> mang tính chất hành chính và mang tính chất kinh doanh -> hiệu năng quản lý và hiệu quả hoạt động

·         Về vấn đề phương pháp:

-          Vận dụng phương pháp: Sử dụng phương pháp chọn mẫu

-          Mục tiêu kiểm toán

+ Hiệu lực quản trị nội bộ

+ Hiệu năng quản lý

+ Hiệu quả hoạt động

-          Phạm vi: tổ chức trên toàn bộ cơ quan hay tổ chức được kiểm toán hoặc trên một vài đơn vị cụ thể (mang tính điển hình)

2.      Đặc điểm chung của tổ chức bộ máy kiểm toán hoạt động

Kiểm toán hoạt động được thực hiện bởi kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán nhà nước

Yêu cầu đối với kiểm toán viên:

-          Kinh nghiệm của KTV trong lĩnh vực được kiểm toán

-          Yêu cầu về trình độ và cơ cấu của đội ngũ chuyên gia trong bộ máy kiểm toán cụ thể

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment