Tư tưởng Hồ Chí Minh

Ôn tập tổng hợp

Đề cương tổng hợp lý thuyết môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đầy đủ, chi tiết, trọng tâm chuẩn theo chương trình dạy của Bộ giáo dục cho bậc đại học và người nghiên cứu triết học, Đảng,.. Bài viết giúp người học hiểu rõ về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Bác.

Table of Contents
expand_more expand_less

Chương 1: Khái niệm, ý nghĩa học tập môn Tư tưởng HCM.

I. Khái niệm tư tưởng HCM. Ý nghĩa học tập môn tư tưởng HCM đối với sinh viên

II. Ý nghĩa của việc học tập tư tưởng HCM

Chương 2: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển TTHCM

I. Cơ sở khách quan (cơ sở lí luận)  hình thành TTHCM

II. Các thời kì hình thành, phát triển tư tưởng HCM. Phân tích thời kỳ HCM hình thành những nội dung tư tưởng cơ bản về cách mạng VN

III. Giá trị Tư tưởng Hồ Chí Minh

Chương 3: Tư tưởng HCM về độc lập dân tộc và CNXH

I. Những luận điểm của HCM về cách mạng giải phóng dân tộc

II. Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng HCM

III. Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam giai đoạn hiện nay

Chương 4: Tư tưởng HCM về Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

I. Những nguyên tắc sinh hoạt của ĐCSVN theo quan điểm HCM? Liên hệ với sinh viên hiện nay

II. Phân tích quan điểm HCM về xây dựng nhà nước dân chủ

III. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác xây dựng Đảng và xây dựng nhà nước

Chương 5: Tư tưởng HCM về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế

I. Nguyên tắc hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất trong tư tưởng HCM? Liên hệ việc phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc ở VN hiện nay

II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về doàn kết quốc tế

III. Liên hệ:

Chương 6: Tư tưởng HCM về văn hóa, đạo đức và con người

I. Khái niệm và vai trò của văn hóa theo quan niệm HCM

II. Nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng. Liên hệ với sinh viên hiện nay

III. Quan điểm cơ bản về chuẩn mực đạo đức cách mạng theo Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trình bày và phân tích chuẩn mực đạo đức “Trung với nước, hiếu với dân”, Liên hệ với bản thân trong việc rèn luyện chuẩn mực này?

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BÁC

1. Giai đoạn trước 1911:

2. Giai đoạn 1911-1920:

3. Giai đoạn 1921-1930:

4. Giai đoạn 1930-1941:

5. Giai đoạn 1945-1969:

DETAILED INSTRUCTION

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Chương 1: Khái niệm, ý nghĩa học tập môn Tư tưởng HCM.

I.Khái niệm tư tưởng HCM. Ý nghĩa học tập môn tư tưởng HCM đối với sinh viên

                Khái niệm:

Năm 2011, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, nêu khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh”: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và\ quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”

 

-                  Khái niệm trên chỉ rõ:

                Bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đó là hệ thống các quan điểm lý luận, phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Con đường để đạt được mục tiêu đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Mục tiêu và con đường cách mạng Việt Nam dựa trên nền tảng của nghĩa Mác-Lênin để xây dựng hệ thống các quan điểm cơ bản về chính trị (đường lối cách mạng đối nội, đối ngoại, xây dựng các lực lượng cách mạng, xây dựng nhà nước), các quan điểm về kinh tế, văn hóa, xây dựng con người xã hội chủ nghĩa…

                Nguồn gốc: Nguồn gốc, cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh: là những giá trị cơ bản bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin, những tinh hoa văn hóa nhân loại khác; đồng thời tư tưởng Hồ Chí Minh còn bắt nguồn từ việc Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

                Ý nghĩa và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh: tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận và định hướng cho Đảng ta xây dựng đường lối đúng đắn. Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác -Lênin là bộ phận cấu thành nên nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam.

Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh có hai phương thức tiếp cận :

Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh được nhận diện như một hệ thống tri thức tổng hợp, bao gồm: tư tưởng triết học, tư tưởng kinh tế; tư tưởng quân sự; tư tưởng chính trị; tư tưởng văn hoá, đạo đức và nhân văn.

Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm về cách mạng Việt Nam, bao gồm: Tư tưởng về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; về Đảng Cộng sản Việt Nam; về đại đoàn kết dân tộc; về dân chủ, Nhà nước của dân, do dân, vì dân; về văn hoá, đạo đức v.v…

II.Ý nghĩa của việc học tập tư tưởng HCM

Góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận

-                  Cùng với Chủ nghĩa Mác - Lênin, TTHCM trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, môn học có vai trò quan trọng trong việc củng cố, tăng cường thế giới quan, phương pháp luận cách mạng cho sinh viên.

-                  Góp phần trang bị cho sinh viên hệ thống tri thức khoa học và toàn diện về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.

-                  Bồi dưỡng, củng cố cho sinh viên, thanh niên lập trường, quan điểm cách mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mác -Lênin, TTHCM; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; tích cực, chủ động đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, TTHCM , đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta.

 

1.               Giáo dục và thực hành đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin khoa học gắn liền với trau dồi tình cảm cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước.

-                  Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, người học không những có những hiểu biết về tri thức khoa học, nâng cao trình độ tư duy lý luận mà còn hiểu biết sâu sắc và toàn diện về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh. Qua đó, người học nhận thức sâu hơn về vai trò của đạo đức đối với xã hội, những phẩm chất đạo đức cần có của con người, đặc biệt là con người cách mạng. Từ nhận thức đó, người học có điều kiện tốt để thực hành đạọ đức cách cách mạng, chống lại những nhận thức và hành vi đạo đức đi ngược lại những giá trị nhân văn mà cách mạng hướng tới.

-                  Thông qua những nhận thức mà môn học mang lại, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, kiên định với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Trên cơ sở kiến thức đã học, sinh viên vận dụng vào cuộc sống, tu ưỡng, rèn luyện bản thân, hoàn thành tốt chức trách của mình, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

 

2.               Xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách công tác

Nghiên cứu môn học tư tưởng Hồ Chí Minh, người học có thể vận dụng để xây dựng phong cách tư, phong cách diễn đạt một vấn đề trong nhận thức. Đặc biệt, người học có thể xây dựng cho mình một phương pháp làm việc khoa học, phương pháp sinh hoạt phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Hơn nữa, người học có thể từng bước xây dựng, hoàn thiện phương pháp đối nhân xử thế theo phong cách Hồ Chí Minh trên tinh thần: Dĩ bất biến ứng vạn biến.

 

Chương 2: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển TTHCM

-                  Cơ sở khách quan hình thành TTHCM

-                  Các giai đoạn hình thành TTHCM

 

I.Cơ sở khách quan (cơ sở lí luận)  hình thành TTHCM

1.               Giá trị truyền thống, văn hóa dân tộc

Việt Nam với hàng ngàn năm lịch sử đã xây dựng những truyền thống tốt đẹp như ý thức chủ quyền quốc gia, dân tộc, ý chí tự lực tự cường, kiên cường bất khuất; tinh thần tương thân tương ái, thương người, khoan dung, thủy chung; thông minh chăm học sáng tạo, quí trọng hiền tài; tiếp thu văn hóa dân tộc…

Trong đó, chủ nghĩa yêu nước là cốt lõi, là dòng chảy chính của tư tưởng văn hóa truyền thống VN, là động lực mạnh mẽ cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc.

Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành
Từ những truyền thống, lòng yêu nước nồng nàn đó, HCM cũng canh cánh trong lòng con đường cứu nước

 

2.               Tinh hoa văn hóa nhân loại

Ngày 5/6/1911 tại Bến cảng nhà Rồng bác đã nói với người bạn tên Lê rằng: “Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”  theo Bác học tập và tiếp thu tư tưởng, yếu tố tích cực để áp dụng vào điều kiện của mình là điều quan trọng.

Từ đó, Hồ Chí Minh đã biết làm giàu vốn văn hoá của mình bằng cách học hỏi, tiếp thu tinh hoa tư tưởng văn hoá phương Đông và phương Tây.

                 Phương Đôngcái nôi văn minh nhân loại, sớm xuất hiện các nền văn minh lớn như Trung Hoa và Ấn Độ với những tư tưởng lớn như Nho giá, Phật giáo, Lão giáo… Tuy những tư tưởng đó có thể có những điều không đúng nhưng theo Bác “Chỉ những người cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý giá của các đời trước để lại”.

               Từ PĐông bác đã học tập được phải hướng tới xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh,… với những đức tính rộng lượng, từ bi, diệt trừ cái xấu, cần kiệm liêm chính, bảo vệ thiên nhiên (Tết trồng cây), đặc biệt là đoàn kết dân tộc. Những tinh hoa tư tưởng đó đã giải quyết đc những vấn đề cơ bản của cách mạng VN

                Phương Tây: Hơn 30 năm hđ CM ở nước ngoài, Bác chủ yếu sống ở phương Tây nên chịu ảnh hưởng của nền dân chủ và cách mạng phương Tây như: tự do, bình đẳng, bác ái của CM Pháp; tư tưởng dân chủ của CM Mỹ;…

Từ đó, HCM đã từng bước trưởng thành, làm giàu trí tuệ, kế thừa, phát huy và vận dụng vào cách mạng nước nhà, xây dựng tổ quốc

3.               Chủ nghĩa Mác Lênin

Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh.

Người tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin còn do yêu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam, đó là con đường cứu nước, giành độc lập dân tộc. Người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin từ chủ nghĩa yêu nước.

Bác đã khẳng định  “Bây giờ học thuyết hiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”. Đây là bước quyết định nhảy vọt về chất trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chủ nghĩa Mác-Lênin đã cung cấp cho Hồ Chí Minh thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng để tổng kết lịch sử và kinh nghiệm thực tiễn, tích luỹ kiến thức tìm ra con đường cứu nước mới, con đường cách mạng vô sản.

Chủ nghĩa Mác-Lênin đã nâng chủ nghĩa yêu nước truyền thống ở Hồ Chí Minh lên một tầm cao mới, tạo ra bước phát triển mới về chất phù hợp với thời đại mới để giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, mở ra một thời đại mới cho sự phát triển của dân tộc.

🡺Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển là kết quả của sự kết hợp giữa kế thừa, phát triển giá trị truyền thống của dân tộc, tiếp thu và vận dụng tinh hoa văn hóa nhân loại vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong đó chủ nghĩa MNL là nguồn gốc

II.Các thời kì hình thành, phát triển tư tưởng HCM. Phân tích thời kỳ HCM hình thành những nội dung tư tưởng cơ bản về cách mạng VN

Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng tìm đường cứu nước mới

1.               Thời kỳ từ giữa năm 1911 đến cuối năm 1920: Hình thành tư tưởng cứu nước, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản

2.               Thời kỳ từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930: Hình thành những nội dung tư tưởng cơ bản về cách mạng Việt Nam

3.               Thời kỳ từ đầu năm 1930 đến đầu năm 1941: Vượt qua thử thách, giữ vững đường lối, phương pháp cách mạng Việt Nam đúng đắn, sáng tạo

4.               Thời kỳ từ đầu năm 1941 đến tháng 9 năm1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện, soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta

 

                Thời kì quan trọng nhất: Thời kỳ từ cuối năm 1920 đến đầu năm 1930: Hình thành những nội dung tư tưởng cơ bản về cách mạng Việt Nam

Đây là thời kỳ những nội dung tư tưởng cơ bản của cách mạng Việt Nam được cụ thể hóa bằng Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hồ Chí Minh đã sử dụng báo chí để lên án chủ nghĩa thực dân Pháp, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam và các nước thuộc địa, thức tỉnh lương tri tiến bộ của nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ. Tháng 10/1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sỹ cách mạng ở nhiều nước thuộc địa của Pháp thành lập Hội liên hiệp thuộc địa và xuất bản tờ báo LeParia - Người cùng khổ,...

Đặc biệt là tác phẩm nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp xuất bản năm 1925 tại Pari với những nội dung chủ yếu sau: Tố cáo những tội ác tày trời của thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa. Nêu rõ những quan điểm cơ bản của Người về chiến lược, sách lược của cách mạng thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đề cao tinh thần tự lực, tự cường, tự giải phóng của nhân dân các nước thuộc địa và hướng cách mạng thuộc địa đi theo con đường của cách mạng vô sản.

Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đi Mátxcơva bắt đầu cuộc hành trình trở về nước để thức tỉnh, đoàn kết, huấn luyện, đưa nhân dân vào cuộc đấu tranh để giành độc lập tự do: Tại Liên xô Người có điều kiện để trực tiếp nghiên cứu cách mạng tháng Mười và chủ nghĩa Mác- Lênin.

Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu, Trung Quốc cùng các nhà cách mạng ở châu Á thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức.

Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, hạt nhân là Cộng sản đoàn, cơ quan tuyên truyền là báo Thanh niên. Đây là bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời Đảng cộng sản Việt nam. Từ 1925 đến 1927, Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng châu để đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Đến năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh được xuất bản; Đây là tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp huấn luyện cán bộ.

Tháng 4-1927 Nguyễn Ái Quốc sang Liên xô, mùa thu năm 1928, Người về Thái Lan tiếp tục công việc chuẩn bị thành lập Đảng.

Năm 1928, với phong trào “vô sản hóa” nhằm truyền bá lý luận giải phóng dân tộc, từ đó giác ngộ, giáo dục những người yêu nước chân chính theo con đường cách mạng, rèn luyện họ thành những chiến sỹ cách mạng trung thành làm nòng cốt cho

việc thành lập Đảng cộng sản.

Xây dựng các tổ chức cơ sở của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở nhiều trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng. Tổ chức công hội cũng được xây dựng trong nhiều nhà máy hầm mỏ.

Những cuộc truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức, vận động nhân dân đấu tranh đã dấy lên một phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, có sức quy tụ và dẫn đầu phong trào yêu nước nói chung.

Ngày 3-2-1930, Người triệu tập hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam và thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua các văn kiện do Hồ Chí Minh soạn thảo. Các văn kiện của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nội dung của Cương lĩnh chỉ rõ những quan điểm cơ bản về đường lối chiến lược, phương pháp cách mạng, về xây dựng Đảng Cộng Sản Việt Nam; khẳng định mục tiêu và con đường của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, “Đánh đổ Đế quốc Pháp, phong kiến Việt Nam và giai cấp tư sản phản cách mang giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; liên minh công nông là lực lượng nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân; cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới”.

Bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam kéo dài từ cuối thế kỷ XIX đến đầu năm 1930, đánh dấu sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh.

III.Giá trị Tư tưởng Hồ Chí Minh

1.               Đối với cách mạng Việt Nam

a.                Tư tưởng Hồ Chí Minh đưa cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đến thắng lợi và bắt đầu xây dựng một xã hội mới trên đất nước ta.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của dân tộc và thời đại, nó trường tồn, bất diệt, là tài sản vô giá của dân tộc ta. Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cách mạng giải phóng dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản. Người đã sáng lập, rèn luyện, tổ chức Đảng ta thành một đảng chân chính lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và canh tân đất nước.

Hồ Chí Minh đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

b.               Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng ta và nhân dân ta trên con đường thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi tới thắng lợi.

 

2.               Đối với sự phát triển tiến bộ của nhân loại

a.                Tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần mở ra cho các dân tộc thuộc địa con đường giải phóng dân tộc gắn với sự tiến bộ xã hội

Tư tưởng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh đặt trên thực tiễn của Việt Nam nhưng có giá trị lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

b.               Tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới

Từ nhận thức cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên khẳng định hợp tác quốc tế là một xu thế tất yếu của thời đại, phá bỏ sự biệt lập, mở đường cho sự liên kết các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội.

Chương 3: Tư tưởng HCM về độc lập dân tộc và CNXH

-                  TTHCM về cách mạng giải phóng dân tộc.

-                  TTHCM về đặc trưng của Chủ nghĩa xã hội

 

I.Những luận điểm của HCM về cách mạng giải phóng dân tộc

Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản

 

Thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã chứng tỏ những con đường giải phóng dân tộc theo tư tưởng phong kiến và tư tưởng tư sản là không đáp ứng được yêu cầu khách quan: giành độc lập, tự do của dân tộc do lịch sử đặt ra. Hồ Chí Minh cho rằng: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam...Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”

Khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Người đã tìm thấy con đường cứu nước mới - con đường cách mạng vô sản. Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản".

Đây là luận điểm hết sức quan trọng thể hiện sự sáng tạo trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.  Đi theo con đường cách mạng vô sản các dân tộc thuộc địa sẽ tìm kiếm được những đồng minh tin cậy, không bị đơn độc trong đấu tranh; đáp ứng được nguyện vọng của dân tộc, của nhân dân, đồng thời phù hợp với xu thế của thời đại cách mạng vô sản được mở ra từ cách mạng tháng Mười; đảm bảo cho cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi triệt để - độc lập dân tộc gắn với tự do hạnh phúc của nhân dân.

 

Giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, trong đó giải phóng dân tộc là trên hết, trước hết. Hồ Chí Minh quan niệm: do điều kiện cụ thể của Việt Nam là một nước thuộc địa, nên mâu thuẫn lớn nhất cản trở tiến trình phát triển của Việt Nam là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp, giải quyết mâu thuẫn này sẽ giải quyết được các mâu thuẫn còn lại. Chính vì vậy, mà con đường giải phóng phải là: giải phóng dân tộc - giải phóng xã hội - giải phóng giai cấp - giải phóng con người.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây là luận điểm mang tính sáng tạo của Hồ Chí Minh. Trong Cháng cương vắn tắt của Đảng năm 1930, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ chiến lược của cách mạng Việt Nam: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Chiến lược này hướng tới giải quyết triệt để những yêu cầu khách quan, cụ thể mà cách mạng Việt Nam đặt ra vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đồng thời chiến lược phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, phù hợp với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

 

a.                Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện Việt Nam, muốn thắng lợi phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo

b.               Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết dân tộc, lấy liên minh công - nông làm nền tảng

c.                Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc

d.               Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng

 

II.Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng HCM

Trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là một xã hội có bản chất đối lập với các chế độ dựa trên sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất trong lịch sử. Chủ nghĩa xã hội có nhiều đặc trưng căn bản:

Thứ nhất, về chính trị: Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có chế độ dân chủ.

Chế độ dân chủ trong xã hội xã hội chủ nghĩa được thể hiện trước hết là xã hội do nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trên nền tảng của liên minh công - nông. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, địa vi cao nhất là nhân dân. Nhà nước trong xã hội xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Mọi quyền lợi, quyền lực, quyền hạn thuộc về nhân dân và mọi hoạt động xây dựng, bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ xã hội cũng thuộc về nhân dân. Tư tưởng cơ bản về đặc trưng chính trị trong xã hội xã hội chủ nghĩa của Hồ Chí Minh không những thể hiện tính nhân văn cao cả mà còn cho thấy nhận thức sâu sắc của Hồ Chí Minh về sức mạnh, địa vị, vai trò của nhân dân - chủ thể của tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; về điều kiện của thắng lợi trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân. Xã hội xã hội chủ nghĩa là công trình tập thể của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Thứ hai, về kinh tế: Xã hội xã hội chủ nghĩa là chế độ xã hội phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.

Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản, phải có nền kinh tế phát triển cao hơn nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, có năng suất lao động cao hơn, đó là nền kinh tế dựa trên lực lượng sản xuất tiên tiến dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Hồ Chí Minh quan niệm lực lượng sản xuất hiện đại trong chủ nghĩa xã hội biểu hiện: công cụ lao động, các phương tiện của quá trình sản xuất “đã phát triển dần đến máy móc, sức điện, sức nguyên tử”. Quan hệ sản xuất trong xã hội xã hội chủ nghĩa là: Lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng...v.v. làm của chung, là tư liệu sản xuất thuộc về nhân dân. Đó là quan niệm về chế độ công hữu về tư liệu sản xuất trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Dĩ nhiên, phải hiểu xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là một quá trình lâu dài, gian khổ, phải trải qua nhiều bước trung gian, nhiều hình thức quá độ.

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment