Lập và quản lý dự án đầu tư

Ôn tập tổng hợp

Tổng hợp các lý thuyết, kiến thức trọng tâm của môn quản lý dự án đầu tư

Table of Contents
expand_more expand_less

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.      Khái niệm

2.      Phân loại đầu tư

3.      Đặc điểm của đầu tư phát triển (5 đặc điểm)

4.      Nguồn vốn trong đầu tư phát triển

5.      Dự án đầu tư

CHƯƠNG 2: TRÌNH TỰ, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ CÔNG TÁC SOẠN THẢO DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.      Quá trình soạn thảo dự án đầu tư

2.      Yêu cầu đặt ra đối với việc soạn thảo dự án

3.      Căn cứ để soạn thảo dự án

4.      Trình tự soạn thảo dự án

5.      Bố cục của báo cáo nghiên cứu khả thi

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CĂN CỨ CHỦ YẾU HÌNH THÀNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.      Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô

2.      Mục đích của nghiên cứu quy hoạch

3.      Nghiên cứu thị trường

CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN

1.      Vị trí của NC kỹ thuật

2.      Yêu cầu của NC kỹ thuật

3.      Mô tả sản phẩm của dự án

4.      Lựa chọn hình thức đầu tư

5.      Lựa chọn kỹ thuật công nghệ cho dự án

6.      Xác định NVL đầu vào của dự án

CHƯƠNG 5: NGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN

1.      Vị trí của NC tổ chức quản lý nhân sự dự án

2.      Các cơ cấu tổ chức quản lý vận hành dự án

3.      Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án

4.      Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án

5. Mô hình chìa khóa trao tay

6. Mô hình tự thực hiện dự án

CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.      Mục đích của phân tích tài chính dự án đầu tư

2.      Nội dung của phân tích tài chính dự án đầu tư

3.      Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án

DETAILED INSTRUCTION

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 

1.      Khái niệm

Đầu tư là sự hy sinh những nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện những mục đích nhất định trong tương lai.

 

2.      Phân loại đầu tư

                Đầu tư trực tiếp

-          Đầu tư dịch chuyển: Nhằm mục đích chuyển quyền sở hữu tài sản, không có sự gia tăng tài sản.

-          Đầu tư phát triển: Nhằm mục đích duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội.

                Đầu tư gián tiếp

 

3.      Đặc điểm của đầu tư phát triển (5 đặc điểm)

·         Quy mô vốn lớn.

·         Thời gian đầu tư kéo dài.

·         Thời gian vận hành kết quả đầu tư kéo dài.

·         Thành quả đầu tư phát huy tác dụng tại nơi được dựng lên.

·         Độ rủi ro cao.

 

4.      Nguồn vốn trong đầu tư phát triển

                 Góc độ vĩ mô

-        Vốn ĐT trong nước (vốn nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn từ người dân).

-      Vốn ĐT nước ngoài (ODA,FDI, Kiều hối, Nguồn tín dụng từ các NH thương mại quốc tế, Đầu tư gián tiếp tư nhân)

                Góc độ vi mô:

-          Vốn tự có (vốn CSH, Thu nhập giữ lại, khấu hao TSCĐ).

-          Vốn đi vay (Các tổ chức trung gian tài chính, huy động qua thị trường tài chính).

 

5.      Dự án đầu tư

·         Dự án đầu tư: Nguồn lực -> Hoạt động -> Kết quả <- Mục tiêu.

      Dự án đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được kết quả, thực hiện được những mục tiêu của dự án.

·         Chu kỳ dự án đầu tư:

      Ý đồ về dự án -> Chuẩn bị đầu tư -> Thực hiện dự án đầu tư -> Vận hànH dự án -> Ý đồ về dự án mới.

·         Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

-          NC các cơ hội đầu tư.

-          NC tiền khả thi (sơ bộ lựa chọn dự án).

-          NC khả thi (lập dự án).

-          Đánh giá và quyết định.

·         Giai đoạn thực hiện đầu tư:

-          Hoàn tất các thủ tục để triển khai dự án đầu tư.

-          Thiết kế và lập dự toán thi công xây lắp công trình.

-          Thi công và xây lắp công trình.

-          Chạy thử và nghiệm thu sử dụng.

·         Giai đoạn vận hành:

-          Sử dụng chưa hết công suất.

-          Sử dụng công suất tối đa.

-          Công suất giảm dần và kết thúc dự án.

 

CHƯƠNG 2: TRÌNH TỰ, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ CÔNG TÁC SOẠN THẢO DỰ ÁN ĐẦU TƯ

 

1.      Quá trình soạn thảo dự án đầu tư

 

Trải qua 3 cấp độ nghiên cứu:

·         Nghiên cứu và phát hiện các cơ hội đầu tư: đây là bước nghiên cứu sơ bộ nhằm phân tích, lựa chọn cơ hội đầu tư có hiệu quả để chuyển sang giai đoạn nghiên cứu tiếp theo.

·         Nghiên cứu tiền khả thi: Tiếp tục đi sâu vào phân tích cơ hội đầu tư đã lựa chọn nhằm khẳng định lại một lần nữa tính khả thi của cơ hội đầu tư đã lựa chọn.

-          Nội dung nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các vấn đề:

             Các bối cảnh chung về kinh tế, xã hội, pháp luật có ảnh hưởng đến dự án.

             Nghiên cứu thị trường

             Nghiên cứu kỹ thuật

             Nghiên cứu về tài chính

             Nghiên cứu về các lợi ích kinh tế xã hội

-          Đặc điểm nghiên cứu của giai đoạn này vẫn còn chưa chi tiết, sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu tiền khả thi là luận chứng tiền khả thi (dự án tiền khả thi).

-          Nghiên cứu hỗ trợ chỉ được đặt ra cho dự án tùy thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của dự án, vào nhu cầu thị trường đối với sản phẩm do dự án cung cấp, vào tình hình phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật trong nước và trên thế giới. Nội dung nghiên cứu hỗ trợ thường bao gồm nội dung:

             Nghiên cứu thị trường đầu ra sản phẩm dự án.

             Nghiên cứu thị trường đầu vào nguyên vật liệu.

             Nghiên cứu lựa chọn công nghệ, trang thiết bị.

             Nghiên cứu quy mô kinh tế của dự án

             Nghiên cứu địa điểm thực hiện dự án.

·         Nghiên cứu khả thi: là cốt lõi của quá trình chuẩn bị đầu tư, giai đoạn này nhằm đưa ra những kết luận chính xác về các vấn đề cơ bản của dự án.

-          Kết quả nghiên cứu của giai đoạn này là luận chứng kinh tế kỹ thuật (dự án khả thi).

-          Nội dung nghiên cứu của giai đoạn này cũng tương tự như giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi nhưng khác nhau ở chỗ mức độ chi tiết hơn, chính xác hơn.

-          Đặc điểm nghiên cứu của giai đoạn này mang tính chính xác cao nhất, mỗi khía cạnh nghiên cứu đều xem xét ở trạng thái động theo tình hình từng năm trong suốt cả đời dự án. Mọi yếu tố không ổn định đều được đề cập đến trong quá trình nghiên cứu.

 

2.      Yêu cầu đặt ra đối với việc soạn thảo dự án

Phải đưa ra được các giải pháp khả thi trên các khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý và nhân sự của dự án, tài chính, kinh tế xã hội của dự án.

 

3.      Căn cứ để soạn thảo dự án

·         Căn cứ pháp lý

·      Các tiêu chuẩn, quy phạm và định mức trong từng lĩnh vực kinh tế kỹ thuật cụ thể (trong và ngoài nước).

·         Các quy ước, thông lệ quốc tế và kinh nghiệm thực tế trong và ngoài nước

 

4.      Trình tự soạn thảo dự án

Quá trình soạn thảo dự án được tiến hành theo trình tự các bước công việc sau:

·         Lập nhóm soạn thảo: gồm chủ nhiệm dự án và các thành viên là những người có trình độ chuyên môn, chuyên sâu trong từng khía cạnh nội dung của dự án.

·         Lập quy trình soạn thảo dự án gồm các bước sau:

-          Nhận dạng dự án.

-          Lập đề cương sơ bộ của dự án và dự trù kinh phí soạn thảo.

-          Lập đề cương chi tiết của dự án.

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment