Ngân hàng thương mại

Ôn tập tổng hợp

Tổng hợp các lý thuyết, kiến thức trọng tâm của môn ngân hàng thương mại

Table of Contents
expand_more expand_less

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM

I. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM

1.1 Lịch sử hình thành

1.2. Lịch sử phát triển

II. Chức năng của NHTM

2.1 Trung gian tài chính

2.2 Tạo phương tiện thanh toán

2.3 Trung gian thanh toán

III. Các hoạt động của ngân hàng của Ngân hàng

3.1 Nhận tiền gửi (chương 3 Nguồn vốn của NHTM)

3.2 Cấp tín dụng (chương 4 Tài sản của NHTM)

3.3 Các hoạt động khác

IV. Vai trò của Ngân hàng

CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH LÃI TRONG NGÂN HÀNG

2.1 Lãi đơn

2.1.1 Khái niệm

2.1.2 Công thức tính lãi

2.2. Lãi gộp

2.2.1. Khái niệm

2.2.2 Công thức tính lãi

2.2.3. Lãi suất tương đương và lãi suất tỷ lệ

2.3. So sánh ưu thế của các cách trả lãi khác nhau:

2.4. Chuỗi niên kim

2.4.1. Khái niệm niên kim và chuỗi niên kim

2.4.2. Số tiền thu được cuối cùng của CNK cố định (Vn)

2.4.3. Giá trị hiện tại của CNK cố định (V0)

CHƯƠNG 3: NGUỒN VỐN VÀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TRONG NHTM

I. NGUỒN VỐN

1.1.  Khái niệm Vốn của Ngân hàng thương mại

1.2. Cơ cấu và nguồn hình thành nên nguồn vốn của NHTM

1.2.1. Vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng

1.2.2 Nguồn huy động (Vốn nợ)

1.2.2.1 Nhận tiền gửi

1.2.2.2 Tiền vay

1.2.2.3. Vốn nợ khác

II. QUẢN LÍ NGUỒN VỐN CỦA NHTM

2.1. Quản lí vốn nợ

2.2.1 Vai trò của quản lý nguồn vốn

2.2.2.  Các nội dung chính của hoạt động quản lý nghiệp vụ trong NHTM

2.2.2.1.  Quản lý về quy mô và cơ cấu nguồn vốn

2.2.2.2 Quản lý về lãi suất chi trả và kỳ hạn

2.2.2.3. Quản lý khả năng thanh khoản.

2.2. Quản lý vốn chủ sở hữu

III. CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

3.1. Đảm bảo an toàn cho hoạt động nhận tiền gửi

3.1.1. Quy định về hình thức các loại tiền gửi được nhận của NHTM

3.1.2. Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn

3.1.3. Quy định về bảo hiểm tiền gửi

3.1.4. Quy chế kiểm soát đặc biệt

3.2. Bảo đảm an toàn cho hoạt động phát hành giấy tờ có giá

3.3 Bảo đảm an toàn cho hình thức huy động vốn bằng việc vay vốn của tổ chức tín dụng khác

3.4 Bảo đảm an toàn cho hình thức huy động vốn bằng việc vay vốn của Ngân hàng nhà nước

CHƯƠNG 4: TÀI SẢN VÀ QUẢN LÍ TÀI SẢN CỦA NHTM

I. TÀI SẢN

1.1 Ngân quỹ:

1.1.1 Tiền mặt:

1.1.2 Tiền gửi tại các ngân hàng khác:

1.2. Chứng khoán:

1.2.1 Phân loại:

1.2.2. Một số loại chứng khoán:

1.3. Các tài sản nội bảng khác:

1.3.1. Tài sản uỷ thác:

1.3.2. Phần hùn vốn (liên kết):

1.3.3. Tài sản cố định:

II. QUẢN LÝ TÀI SẢN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. Quản lý tài sản là gì?

2.1.1.  Khái niệm

2.1.2.  Mục tiêu

3.2. Nội dung

3.2.1. Quản lý ngân quỹ

3.2.2. Quản lý chứng khoán

3.2.3. Quản lý tín dụng

3.2.4. Quản lý tài sản nội bảng khác

3.2.5. Quản lý tài sản ngoại bảng

DETAILED INSTRUCTION

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM

I. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM

 

1.1 Lịch sử hình thành
 

 Bắt đầu là nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiền của các thợ vàng
 Tiếp tục phát triển nghiệp vụ cất trữ hộ
 Phát triển thanh toán hộ
 Phát triển nghiệp vụ cho vay bằng tiền gửi của khách hàng


1.2. Lịch sử phát triển


 Hình thức Ngân hàng đầu tiên _ Ngân hàng của các thợ vàng
 Ngân hàng thương mại
 Ngân hàng tiền gửi
 Ngân hàng hợp tác
 Ngân hàng tiết kiệm
 Ngân hàng đầu tư
 Ngân hàng chính sách
 Ngân hàng phát triển

  • Cùng với sự phát triển của kinh tế và công nghệ, hoạt động của ngân hàng đã có những bước tiến rất nhanh
  • Đa dạng hóa các loại hình NHTM
  • Phát triển dịch vụ mới
  • Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng
  • Gia tăng quy mô



  • Khái niệm Ngân hàng (Theo luật tổ chức Tín dụng VN_ 2010)

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. “Hoạt động của ngân hàng là việ kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:
 Nhận tiền gửi
 Cấp tín dụng
 Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”

  • Khái niệm NHTM:

Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận

 

II. Chức năng của NHTM

 

2.1 Trung gian tài chính

  • NHTM khắc phục được nhược điểm của tài chính trực tiếp
  • Hoạt động của ngân hàng giúp khơi thông nguồn vốn nhàn rỗi, phục vụ phát triển kinh tế.

 

2.2 Tạo phương tiện thanh toán

  • Hệ thống ngân hàng tham gia tạo nên phương tiện thanh toán là tiền ghi sổ
  • Giúp giảm bớt chi phí phát hành và bảo quản tiền mặt
  • Giúp tăng khối lượng tiền có thể dùng để thanh toán trong lưu thông => chức năng tạo tiền

 

2.3 Trung gian thanh toán

  • Giúp hoạt động thanh toán thuận tiện, nhanh chóng, an toàn, bảo mật, chi phí thấp => thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế
  • Tăng thu nhập cho NH từ phí thanh toán và tạo nguồn vốn có chi phí thấp

 

III. Các hoạt động của ngân hàng của Ngân hàng

3.1 Nhận tiền gửi (chương 3 Nguồn vốn của NHTM)


3.2 Cấp tín dụng (chương 4 Tài sản của NHTM)


3.3 Các hoạt động khác

  • Mua bán ngoại tệ: Mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng chênh lệch giá mua bán
  • Bảo quản tài sản hộ: Ngân hàng thường giữu hộ những tài sản tài chính, giấy tờ cầm cố, hoặc những giấy tờ quan trọng khác của khách với tiện ích an toàn, bí mật, thuận tiện
  • Quản lí ngân quỹ: Ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và cá nhân. Quản lí việc thu chi cho khách hàng và tiến hành đầu rư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lời và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán
  • Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn
  • Cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán
  • Cung cấp dịch vụ bảo hiểm
  • Cung cấp các dịch vụ đại lý

 

IV. Vai trò của Ngân hàng

  • Là kênh huy động vốn chính, có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn của hầu hết doanh nghiệp, cá nhân
  • Là nơi phân bổ vốn => Góp phần nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng phát triển
  • Đóng vai trò người thủ quỹ của toàn xã hội

 

CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH LÃI TRONG NGÂN HÀNG

2.1 Lãi đơn


2.1.1 Khái niệm


 Lãi đơn là phương pháp tính lãi mà tiền lãi tính một lần trên vốn đầu tư ban đầu trong toàn bộ thời gian đầu tư
 

2.1.2 Công thức tính lãi


 
Ký hiệu: C: Vốn đầu tư ban đầu (đvtt)
                 t: Lãi suất đầu tư(%/năm)
                 I: Tiền lãi (đvtt)



  • Nếu thời gian đầu tư là a (năm)

           I=Cta100         

  • Nếu thời gian đầu tư là b (năm)

           I=Ctb1200

  • Nếu thời gian đầu tư là n (năm)

             I=Ctn 36000

2.2. Lãi gộp


 2.2.1. Khái niệm


 Lãi gộp (lãi kép) là phương pháp tính lãi trong đó tiền lãi của thời kỳ này được gộp vào gốc để tính lãi cho thời kỳ tiếp theo trong toàn bộ thời kỳ đầu tư.


 2.2.2 Công thức tính lãi


 Ký hiệu:  Co: Vốn đầu tư ban đầu (đvtt)
                   n: Số thời kỳ tính lãi
                    i: Lãi suất đầu tư (%/thời kỳ)
                  Cn: Số tiền thu được cuối cùng
 Công thức:
                  
Cn = Co(1+i)n
                  Hay Co = Cn(1+i)-n
 Tính lãi khi thời kỳ đầu tư chưa đủ kỳ tính lãi

  • Về lý thuyết: Tính lãi gộp toàn bộ thời gian đầu tư

Thời kỳ đầu tư: n = k+x (0<x<1)


 Cn = C0(1+i)k(1+i)x

  • Về thực tế: Thời gian tiền để trong Ngân hàng không đủ 1 thời kỳ tính lãi NH tính lãi phạt theo 1 trong 2 cách:

Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn
Lãi suất của thời gian gửi thực tế


2.2.3. Lãi suất tương đương và lãi suất tỷ lệ

  • Lãi suất tỷ lệ là lãi suất chia đều theo độ dài thời gian

Gọi i là lãi suất thời lỳ u
        i’ là lãi suất thời kỳ v
 i và i’ tỷ lệ với nhau nếu:

                    ii' = uv

  • Lãi suất tương đương: Hai lãi suất gọi là tương đương với nhau nếu với cùng số vốn đầu tư ban đầu, cùng thời gian đầu tư, đầu tư theo 2 mức lãi suất trên thì số tiền thu về cuối cùng bằng nhau.

Gọi:
 i: lãi suất của 1 thời kỳ (1 năm)
 i
k: lãi suất của 1/k thời kỳ (1/k năm)

  • i = (1 + ik)k - 1
  • ik = (1+ i)1/k - 1

 
 Ví dụ: Biết lãi suất tiền gửi tiết kiệm là 12%/năm. Xác định lãi suất tỉ lệ, lãi suất tương đương của 3 tháng, 6 tháng, 15 tháng?
 Giải:

  • Nếu gửi tiền kì hạn ba tháng

Lãi suất tỉ lệ của ba tháng là 12%/4 = 3%
 Lãi suất tương đương của ba tháng là: (1+ 12%)
1/4 -1 = 2,87%

  • Nếu gửi tiền kì hạn 6 tháng: 

Lãi suất tỉ lệ của 6 tháng là 12%/2 = 6%
Lãi suất tương đương của 6 tháng là (1+12%)
1/2 - 1 = 5,83%

  • Nếu gửi tiền kì hạn 15 tháng: 

Lãi suất tỉ lệ của 15 tháng là 12%.15/12 = 15%
Lãi suất tương đương của 15 tháng là (1+12%)
15/12 - 1 = 15,21%


Nhận xét:
 Nếu cho trước lãi suất năm(%/năm)

  • Các thời kỳ dưới 1 năm: Lãi suất tỷ lệ > Lãi suất tương đương
  • Các thời kỳ trên 1 năm: Lãi suất tương đương > Lãi suất tỷ lệ

2.3. So sánh ưu thế của các cách trả lãi khác nhau:

  • Trả lãi nhiều lần trong kỳ:
  • Khách hàng có thể nhận được lãi định kỳ nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên. Nếu không rút ra, tiền lãi chưa rút vẫn tiếp tục sinh lãi
  • Lãi suất (tương đương cuối kỳ) thấp hơn hình thức trả lãi cuối kỳ
  • Trả lãi cuối kỳ:
  • Khách hàng nhận được lãi cao hơn nhưng đến cuối kỳ mới nhận được. Nếu trong kỳ cần tiền chi tiêu thì không có hoặc phải rút trước hạn, hưởng LS thấp
  • Trả lãi trước:
  • Về bản chất tương tự như trả lãi sau vì gửi vào 1 khoản tiền và rút ra một số tiền lớn hơn, mặc dù LS danh nghĩa niêm yết (LS trả trước) thấp hơn LS niêm yết trả sau.

 

2.4. Chuỗi niên kim


2.4.1. Khái niệm niên kim và chuỗi niên kim



  • Niên kim là khoản tiền xuất hiện sau một khoảng thời gian (tháng, năm quý...)
  • Chuỗi niên kim là tập hợp các niên kim xuất hiện cách đều nhau
  • Các yếu tố của một chuỗi niên kim:
  1. Số lượng niên kim trong chuỗi
  2. Khoảng cách giữa các niên kim
  3. Giá trị mỗi niên kim
  4. Thời điểm xuất hiện niên kim đầu tiên
  5. Thời điểm gốc (hiện tại) của chuỗi niên kim
  • Căn cứ vào giá trị, CNK gồm CNK cố định và CNK không cố định

CNK cố định là CNK gồm các niên kim có giá trị bằng nhau
 CNK không cố định là CNK gồm các niên kim có giá trị không bằng nhau
 Ví dụ: CNK biến động theo cấp số cộng là CNK trong đó giá trị của các niên kim thay đổi theo cấp số cộng.
            CNK biến động theo cấp số nhân là CNK trong đó giá trị của các niên kim thay đổi theo cấp số nhân.
 - Chuỗi niên kim đầu kỳ, chuỗi niên cuối kỳ và quan niệm về thời điểm gốc.
 Dựa theo thời điểm xuất hiện niên kim đầu tiên:
 Nếu niên kim đầu tiên xuất hiện ngay đầu kỳ tính lãi đầu tiên trên trục thời gian thì chuỗi niên kim là đầu kỳ
 Nếu niên kim đầu tiên xuất hiện vào cuối kỳ tính lãi đầu tiên trên trục thời gian thì chuỗi niên kim là cuối kỳ


2.4.2. Số tiền thu được cuối cùng của CNK cố định (Vn)


 Bài toán: Một khách hàng đến ngân hàng gửi tiền hưởng lãi gộp với số tiền gửi mỗi lần bằng nhau là a (đvtt), gửi tất cả n (lần) và các lần gửi tiền cách đều nhau một thời kỳ, lãi suất tiền gửi là i (%/thời kỳ). Hỏi ngay sau lần gửi tiền cuối cùng thì khách hàng có bao nhiêu tiền trong ngân hàng?
 Công thức:
 V
n = a(1+i)n-1+a(1+i)n-2+…+a(1+i)1+a(1+i)0
 Hay:
 

2.4.3. Giá trị hiện tại của CNK cố định (V0)
 

Bài toán: Một khách hàng đến ngân hàng vay tiền với cam kết trả nợ như sau: trả làm n lần thì hết nợ, các lần trả cách nhau một thời kỳ, số tiền trả nợ mỗi lần bằng nhau bằng a (đvtt), lãi suất tiền vay là i (%/thời kỳ). Hỏi số tiền ngân hàng cho khách hàng vay là bao nhiêu biết rằng thời điểm trả khoản nợ đầu tiên cách lúc vay đúng một thời kỳ?
 Công thức:

 

CHƯƠNG 3: NGUỒN VỐN VÀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TRONG NHTM

 

I. NGUỒN VỐN

 

1.1.  Khái niệm Vốn của Ngân hàng thương mại


         “Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Nó chi phối toàn bộ hoạt động của NHTM. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng”

1.2. Cơ cấu và nguồn hình thành nên nguồn vốn của NHTM


 1.2.1. Vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng


 Vốn thuộc sở hữu của NHTM chiếm một tỷ trọng nhỏ trong các khoản mục tạo nên nguồn vốn nhưng nó có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các Ngân hàng.
 Đặc điểm:

  • Chỉ chiếm 5% đến 10% tổng nguồn vốn
  • Ổn định và luôn được bổ sung trong quá trình phát triển
  • Có thể sử dụng lâu dài nhưng chi phí cao hơn vốn Nợ

Vai trò:

  • Điều kiện bắt buộc để có giấy phép hoạt động
  • Là tấm đệm chống rủi ro phá sản, tạo niềm tin cho công chúng và đảm bảo với chủ nợ về sức mạnh tài chính của NH
  • Quyết định quy mô hoạt động của NHTM, xác định tỷ lệ an toàn, cung cấp năng lực tài chính, điều tiết sự tăng trưởng và phát triển của NH

Vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng bao gồm:
 Một là, vốn điều lệ. Vốn điều lệ là mức vốn được hình thành khi Ngân hàng được thành lập. Vốn điều lệ luôn lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có khi thành lập một Ngân hàng do pháp luật quy định. Vốn điều lệ được ghi vào điều lệ thành lập Ngân hàng. Tuỳ thuộc vào loại hình Ngân hàng mà vốn điều lệ được hình thành từ những nguồn gốc khác nhau:

  • Ngân hàng quốc doanh: Vốn điều lệ được hình thành từ Ngân sách nhà nước cấp
  • Ngân hàng cổ phần: Vốn điều lệ được hình thành từ vốn góp của các cổ đông thông qua việc mua các cổ phiếu.
  • Ngân hàng liên doanh: Vốn điều lệ được hình thành từ vốn góp của các bên liên doanh.
  • Ngân hàng nước ngoài: Vốn điều lệ được hình thành từ 100% vốn nước ngoài.
  • Ngân hàng tư nhân: Vốn điều lệ được hình thành từ vốn của chủ Ngân hàng.

Hai là, thặng dư vốn cổ phần: Là chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu phát hành lần đầu của ngân hàng

  • Phần thặng dư vốn dùng để thực hiện dự án đầu tư chỉ được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ sau 3 năm kể từ khi dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng.
  • Phần thặng dư vốn không để thực hiện dự án đầu tư chỉ được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ sau 1 năm kể từ thời điểm kết thúc đợt phát hành.

→ Quy định này giúp bảo vệ nguồn thặng dư vốn, nhằm vào mục tiêu phát triển dài hạn.
 Ba là, lợi nhuận được giữ lại (Các quỹ)

  • Quỹ dự trữ: Nhằm để bổ sung vốn điều lệ (5% LNST hàng năm, tối đa không vượt quá vốn điều lệ)
  • Quỹ dự phòng rủi ro: Để dự phòng bù đắp rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhằm bảo vệ vốn điều lệ (10% LNST, tối đa không vượt quá 25% vốn điều lệ)
  • Quỹ phúc lợi, khen thưởng.
  •  Quỹ đầu tư phát triển

Bốn là chênh lệch đánh giá lại tài sản

  • Là chênh lệch giữa giá trị thị trường được đánh giá lại với giá trị sổ sách của tài sản (gồm tài sản cố định và tài sản tài chính)
  • Trước khi chuyển đổi mục đích sử dụng của tài sản, cần phải đánh giá lại giá trị
  • Chênh lệch có thể (+) hoặc (-)

Năm là, Chênh lệch tỷ giá hối đoái
             Là chênh lệch giá trị tính bằng VND khi quy đổi những tài sản/nguồn vốn của ngân hàng bằng ngoại tệ sử dụng tỷ giá tại thời điểm lập báo cáo so với giá trị VND quy đổi tại thời điểm phát sinh tài sản/nguồn vốn đó.
 Sáu là, lợi nhuận chưa phân phối
                Là lợi nhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu hoặc chưa trích lập các quỹ


1.2.2 Nguồn huy động (Vốn nợ)


 Nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn (thường gấp nhiều lần Vốn chủ sở hữu)


 1.2.2.1 Nhận tiền gửi


 Tiền gửi chiếm một tỷ trọng khá lớn trong nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thương mại.
 Các hình thức nhận tiền gửi của các Ngân hàng thương mại rất đa dạng, chia thành từng loại khác nhau:

  • Tiền gửi thanh toán: Là các khoản tiền khách hàng gửi vào Ngân hàng để nhờ thanh toán hộ. Ngân hàng cung cấp nhiều tiện ích gắn với tiền gửi thanh toán hộ như thu hộ, chi hộ, phát séc, chuyển tiền…

           + Lãi suất các khoản tiền này rất thấp (hoặc bằng 0). Ngân hàng thu lợi từ phí thanh toán, hoặc phí rút tiền phí mở thẻ…. Hơn nữa, ngân hàng còn sử dụng số dư tiền gửi thanh toán của khách hàng cho nhu cầu dự trữ của mình và sử dụng một phần số dư tiền gửi tt để cho vay
        + NH kết hợp tài khoản tiền gửi thanh toán với tài khoản cho vay thấu chi đối với một số khách hàng.

  • Tiền gửi có kỳ hạn: Để đáp ứng nhu cầu tăng doanh thu của người gửi tiền, ngân hàng đã đưa ra hình thức gửi tiền có kỳ hạn. Nếu cần chi tiêu, người gửi phải đến ngân hàng rút tiền
  • Tuy không thuận lợi cho tiêu dùng bằng hình thức tiền gửi thanh toán, song tiền gửi có kỳ hạn được hưởng mức lãi suất cao hơn tùy thuộc vào độ dài kỳ hạn
  • Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận giữa người gửi tiền và Ngân hàng về số lượng, kỳ hạn và lãi suất của khoản tiền gửi đó.
  • Do đặc tính của khoản tiền gửi này là có độ ổn định cao nên Ngân hàng chủ động trong việc sử dụng nguồn tiền đó để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, vì vậy Ngân hàng trả lãi cho người gửi tiền cao hơn lãi suất của loại tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán.
  • Mức lãi suất tỷ lệ thuận với kỳ hạn, nếu kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
  • Tiền gửi của các ngân hàng khác: Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác, NHTM có thể gửi tiền tại các NH khác. Quy mô nguồn vốn này thường không lớn.
  • Đặc điểm tiền gửi và các nhân tố ảnh hưởng:
  • Phải được thanh toán khi khách hàng có yêu cầu. Sự thay đổi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, làm thay đổi thanh khoản của ngân hàng.
  • Quy mô tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác (thường chiếm 50% tổng nguồn vốn) và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của ngân hàng.
  • Tiền gửi phải dự trữ bắt buộc => chi phí sử dụng thường cao hơn lãi trả cho tiền gửi
  • Tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, nhạy cảm với các biến đổi về lãi suất, tỷ giá, thu nhập…
  • Địa điểm ngân hàng, mạng lưới chi nhánh, quầy tiết kiệm, các loại hình huy động, các dịch vụ đi kèm… đều ảnh hưởng đến quy mô và cấu trúc nguồn tiền.

 

1.2.2.2 Tiền vay


 Khi khả năng huy động tiền gửi bị hạn chế, Ngân hàng thường vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả.
 Thứ nhất: Vay NHNN

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment