Nguyên lý kế toán

Ôn tập tổng hợp

Nguyên lý kế toán là môn quan trọng của kinh tế. Tài liệu tổng hợp kiến thức cơ bản về kế toán, cách định khoản, … theo chương trình của Đại học Ngoại thương

Table of Contents
expand_more expand_less

Chương I: Bản chất và đối tượng của kế toán

I. Khái niệm, chức năng Kế toán

1. Khái niệm

2. Chức năng của kế toán

3. Khái niệm: Đơn vị kế toán - Thực thể kế toán

4. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán

II. Kế toán tài chính và kế toán quản trị

1. Hai phân hệ kế toán

2. So sánh

Đối tượng sử dụng thông tin

III. Đối tượng của kế toán

1. Tài sản

2. Nguồn hình thành tài sản (Nguồn vốn)

3. Doanh thu, thu nhập khác

4. Chi phí

5. Kết quả kinh doanh

6. Các quan hệ pháp lý ngoài vốn

IV. Yêu cầu của thông tin kế toán

V. Các nguyên tắc cơ bản của kế toán

VI. Một số quy định pháp lý liên quan đến kế toán Việt nam

Chương II: Chứng từ kế toán

I. Khái niệm và ý nghĩa của chứng từ kế toán

1. Khái niệm

2. Ý nghĩa

II. Phân loại chứng từ kế toán

1. Theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ kế toán

2. Theo nơi phát sinh chứng từ

3. Theo tính chất bắt buộc

4. Theo trình tự khái quát thông tin

III. Các yếu tố của chứng từ kế toán

IV. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán

Chương III: Tài khoản và sổ kế toán kế toán

I. Khái niệm và kết cấu của Tài khoản kế toán

1. Khái niệm và kết cấu của TK kế toán

2. Kết cấu của các loại Tk chính

II. Ghi chép các nghiệp vụ vào TK kế toán

1. Ghi chép

2. Định khoản

III. Các quan hệ đối ứng chủ yếu

1. Tăng TS và tăng nguồn hình thành TS → quy mô TS và nguồn vốn tăng.

2. Giảm TS và giảm nguồn hình thành TS → Quy mô TS và nguồn vốn giảm.

3. Tăng tài sản này, giảm tài sản khác → Quy mô tài sản không đổi.

4. Tăng nguồn hình thành TS này, giảm nguồn hình thành TS khác → Quy mô nguồn vốn không đổi.

IV. Hệ thống TK kế toán chủ yếu

1. Khái niệm và nguyên tắc xây dựng hệ thống tài khoản

2. Giới thiệu hệ thống tài khoản kế toán thống nhất

3. Phân loại tài khoản kế toán

Chương IV: Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

I. Nghiệp vụ huy động vốn

II. Nghiệp vụ mua sắm tài sản

III. Nghiệp vụ bán hàng hóa

IV. Nghiệp vụ ghi nhận chi phí trong kỳ

V. Các bút toán điều chỉnh cuối kỳ

VI. Các bút toán khoá sổ

1. Kết chuyển để XĐ KQKD

2. Kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ

Chương V: Báo cáo tài chính

I. Khái niệm và yêu cầu

1. Khái niệm:

2. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

3. Ý nghĩa

4. Yêu cầu đối với thông tin trình bày trên BCTC

5. Ý nghĩa của việc phân tích dòng tiền

II. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

1. Ý nghĩa:

2. Nguyên tắc lập và trình bày:

3. Phương pháp lập:

4. Lưu ý:

III. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

IV. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

1. Ý nghĩa:

2. Sự khác biệt giữa dòng tiền và lợi nhuận sau thuế

3. Các hoạt động tạo ra dòng tiền

DETAILED INSTRUCTION

Chương I: Bản chất và đối tượng của kế toán

      I.          Khái niệm, chức năng Kế toán

1.     Khái niệm

-        Việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật -và thời gian lao động 

2.     Chức năng của kế toán

-        Quan sát, thu nhận và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh doanh hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các sự kiện kinh tế khác.

-        Phân loại các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế thành các nhóm và các loại khác nhau, việc phân loại này có tác dụng giảm được khối lượng lớn các chi tiết thành dạng cô đọng và hữu dụng.

-        Tổng hợp các thông tin đã phân loại thành các báo cáo kế toán đáp ứng yêu cầu của người ra các quyết định.

3.     Khái niệm: Đơn vị kế toán - Thực thể kế toán

-        Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí, ngân sách nhà nước;

-         Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí, ngân sách nhà nước;

-        Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;

-         Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.

 

4.     Đối tượng sử dụng thông tin kế toán

-        Người lao động

-        Nhà đầu tư

-        CEO, CFO

-        Cơ quan thuế

-        Hội đồng quản trị

-        Ngân hàng Tổ chức tín dụng

 

    II.          Kế toán tài chính và kế toán quản trị

1.     Hai phân hệ kế toán

-        Kế toán tài chính (điều 4 luật Kế toán): là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng các báo cáo tài chính cho mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.

-        Kế toán quản trị (điều 4 luật Kế toán): là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.

 

2.     So sánh

-        Giống nhau

+       Đều là bộ phận của hệ thống thông tin kế toán: KTQT sử dụng các số liệu ghi chép hàng ngày của KTTC, nhằm cụ thể hoá các số liệu, phân tích một cách chi tiết để phục vụ yêu cầu quản lý cụ thể.

+       Cùng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng ở góc độ khác nhau. KTTC liên quan đến quản lý toàn đơn vị, KTQT quản lý trên từng bộ phận, từng hoạt động, từng loại chi phí.

 

-        Khác nhau

 

Đặc điểm

Kế toán tài chính

Kế toán quản trị

Đối tượng sử dụng thông tin

chủ yếu ở bên ngoài doanh nghiệp như: các cổ đông, khách hàng, người cho vay, nhà cung cấp và chính phủ (cơ quan thuế, cơ quan quản lý tài chính…)

các thành viên bên trong doanh nghiệp: Ban giám đốc, chủ sở hữu, những nhà quản lý, giám sát viên,…

Đặc điểm thông tin

tuân thủ các nguyên tắc về thông tin theo chuẩn mực và chế độ hiện hành

 linh hoạt, nhanh chóng và tùy theo vào từng quyết định cụ thể

Tính pháp lý của kế toán

tính pháp lệnh, hiểu đơn giản là hệ thống sổ, ghi chép, trình bày và cung cấp thông tin đều phải tuân theo các quy định thống nhất

mang tính nội bộ, thuộc thẩm quyền của từng doanh nghiệp

Hình thức của thông tin

hình thức giá trị

hiện vật và giá trị

Cách thức báo cáo sử dụng

 báo cáo kế toán tổng hợp toàn doanh nghiệp (gọi là các Báo cáo tài chính)

đi sâu vào từng bộ phận, từng khâu công việc của doanh nghiệp (như báo cáo chi phí sản xuất và giá thành, báo cáo nợ phải trả, báo cáo nhập xuất và tồn kho của hàng tồn kho…)

Kỳ báo cáo

 lập định kỳ, thường là hàng năm

 thường xuyên và ngắn hơn

 

 III.          Đối tượng của kế toán

1.     Tài sản

TÀI SẢN = NGUỒN VỐN

TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU

-        Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.

+       Có khả năng xác định được giá trị.

+       Là kết quả của các nghiệp vụ, sự kiện đã diễn ra

-        Tài sản ngắn hạn: Là những tài sản thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng, thu hồi, luân chuyển ngắn, thường là trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh.

+       Tiền và các khoản tương đương tiền

+       Các khoản đầu tư ngắn hạn

+       Các khoản phải thu ngắn hạn

+        Hàng tồn kho

+       Tài sản ngắn hạn khác

 

-        Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn là những tài sản của doanh nghiệp có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi trên 1 năm hoặc nhiều hơn 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh.

+       Các khoản phải thu dài hạn

+       Tài sản cố định

+       Bất động sản đầu tư

+       Đầu tư tài chính dài hạn

+       Tài sản dài hạn khác

-        Tài sản cố định

+       Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng trong SXKD phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ.

+       Tài sản cố định vô hình: là TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do doanh

+       Tài sản cố định thuê tài chính: là các TSCĐ được hình thành từ các hoạt động thuê tài chính, đây là hình thức thuê vốn hoá về TSCĐ.

 

2.     Nguồn hình thành tài sản (Nguồn vốn)

-        Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. Thể hiện quyền của các chủ nợ đối với khối tài sản của doanh nghiệp

+       Phải trả người bán

+       Phải trả người lao động

+       Thuế & các khoản phải nộp NN

+       Phải trả khác

+       Vay và nợ thuê tài chính

+        ....

 

-        Vốn chủ sở hữu: Là số vốn do chủ doanh nghiệp hay những bên góp vốn khác cùng đầu tư để tiến hành hoạt động kinh doanh.

+       Vốn đầu tư của chủ sở hữu: nguồn vốn kinh doanh

+       Thặng dư vốn cổ phần: là gì?

+       Các quỹ của doanh nghiệp: tại sao?

+       Lợi nhuận chưa phân phối

+       Chênh lệch đánh giá lại tài sản

+       Chênh lệch tỷ giá

VCSH = Tổng tài sản - Nợ phải trả

 

3.     Doanh thu, thu nhập khác

-        Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông.

-        VD: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính

-        Thu nhập khác: phát sinh ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

-        VD: Thu nhập từ thanh lý TSCĐ, tiền phạt vi phạm hợp

 

4.     Chi phí

-        Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu hao tài sản...dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu.

-         Ví dụ : giá trị nguyên vật liệu đã sử dụng, tiền thuê nhà xưởng, tiền lương nhân viên, tiền khấu hao máy móc, lãi vay trả cho ngân hàng....

 

5.     Kết quả kinh doanh

      Kết quả là phần chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập và chi phí của cùng một kỳ kế toán.

      Có thể xảy ra một trong ba trường hợp sau:

      kết quả >0 : lãi : tăng vốn chủ sở hữu.

      kết quả < 0 : lỗ : giảm vốn chủ sở hữu.

      kết quả = 0 : hoà vốn.

 

6.     Các quan hệ pháp lý ngoài vốn

-        Các hoạt động liên quan đến việc sử dụng tài sản không thuộc quyền sở hữu gọi là các mối quan hệ kinh tế pháp lý ngoài vốn. Các mối quan hệ này bao gồm:

+       đi thuê hoặc đi mượn tài sản

+       nhận đại lý, ký gửi, gia công...

 

  IV.          Yêu cầu của thông tin kế toán

• Trung thực

• Khách quan

• Đầy đủ

• Kịp thời

• Dễ hiểu

• Có thể so sánh được

 

    V.          Các nguyên tắc cơ bản của kế toán

Là những nguyên tắc chung được thừa nhận trong công tác kế toán như: định

giá các loại tài sản, ghi chép sổ sách, phương pháp soạn thảo các báo cáo tài chính kế toán...nhằm đảm bảo sự dể hiểu, đáng tin cậy và có thể so sánh của các thông tin kế toán.

• Cơ sở dồn tích

• Hoạt động liên tục

• Giá gốc

• Phù hợp

• Nhất quán

• Thận trọng

• Trọng yếu

• Coi trọng bản chất hơn hình thức

 

  VI.          Một số quy định pháp lý liên quan đến kế toán Việt nam

Quốc hội => Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày

1/1/2017

▪ Chính phủ => Các nghị định hướng dẫn luật kế toán 2015. VD: NĐ 174/2016/NĐ-CP

▪ Bộ tài chính => Các chế độ kế toán. VD. Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC

 

Chương II: Chứng từ kế toán

      I.          Khái niệm và ý nghĩa của chứng từ kế toán

1.     Khái niệm

-        Chứng từ kế toán là những giấy tờ, vật mang tin, phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, đã hoàn thành, làm căn cứ để ghi sổ kế toán (điều 4 Luật kế toán Việt Nam)

-        Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán

 

2.     Ý nghĩa

-        Cơ sở pháp lý cho số liệu, tài liệu kế toán

-        Cơ sở pháp lý cho việc thanh tra, kiểm tra

-        Cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp, khiếu nại

-        Cung cấp thông tin cho các bộ phận chức năng liên quan

 

    II.          Phân loại chứng từ kế toán

1.     Theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ kế toán

◼ Chứng từ lao động, tiền lương

◼ Chứng từ về hàng tồn kho

◼ Chứng từ bán hàng

◼ Chứng từ tiền tệ

◼ Chứng từ về TSCĐ

 

2.     Theo nơi phát sinh chứng từ

◼ Chứng từ do bên ngoài lập gửi cho doanh nghiệp.

◼ Chứng từ do doanh nghiệp lập, gửi ra bên ngoài

◼ Chứng từ do doanh nghiệp lập, sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp

 

3.     Theo tính chất bắt buộc

◼ Doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP.

◼ Chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn. DN được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật Kế toán và đảm bảo rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.

 

4.     Theo trình tự khái quát thông tin

◼ Chứng từ gốc : Chứng từ gốc ban đầu, có giá trị ghi sổ kế toán.

◼ Chứng từ tổng hợp:

+       Tổng hợp chứng từ gốc cùng loại.

+       Có giá trị pháp lý khi có chứng từ gốc đi kèm.

 

  III.          Các yếu tố của chứng từ kế toán

◼ Các yếu tố cơ bản, bắt buộc

+       Tên gọi: Khái quát nội dung của NVKT

+        Số hiệu: thứ tự NVKT

+        Ngày tháng lập chứng từ: thời gian phát sinh

+        Tên, địa chỉ đơn vị, cá nhân lập và nhận chứng từ

+        Nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

+        Số lượng, đơn giá, số tiền của NVKT ghi bằng số, tổng số tiền thu, chi ghi bằng số và bằng chữ.

+        Chữ ký, dấu của người lập, người duyệt và những người có liên quan.

 

◼ Các yếu tố bổ sung

+       Chứng từ điện tử

+       Hóa đơn điện tử

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment