Kinh tế Vi mô

Tổng hợp kinh tế Vĩ mô

Tổng hợp các kiến thức trọng tâm và công thức thường gặp của môn Kinh tế Vĩ mô trường đại học Ngoại thương

Table of Contents
expand_more expand_less

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

I TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC

- Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách xã hội sử dụng các nguồn tài

nguyên khan hiếm để sản xuất ra các hàng hóa cần thiết và phân phối cho các

thành viên trong xã hội

- Nguồn lực khan hiếm:

     Tài nguyên thiên nhiên

     Vốn

     Thời gian

10 BÀI HỌC VỀ KINH TẾ HỌC

- Con người đối mặt với sự đánh đổi

- Trong ngắn hạn, chính phủ đối mặt với sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp

 KINH TẾ HỌC VI MÔ VÀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

- Vi mô: nghiên cứu cách thức cá nhân ra quyết định và tương tác với nhau trên các

thị trường đơn lẻ, với các vấn đề như giá cả của hàng hóa cụ thể, quyết định của

người tiêu dùng, nhà sản xuất

- Vĩ mô: nghiên cứu các vấn đề kinh tế một cách tổng quát: GDP, tăng trưởng kinh

tế, sự biến động của giá cả và việc làm của cả nước, cán cân thanh toán và tỷ giá

hối đoái,…

 KINH TẾ HỌC THỰC CHỨNG VÀ CHUẨN TẮC

- Thực chứng: mô tả và phân tích các sự kiện, những mối quan hệ trong nền kinh tế.

Kinh tế học thực chứng trả lời cho câu hỏi “Là gì? Là bao nhiêu? Là như thế nào?”

- Chuẩn tắc: liên quan đến quan điểm về đạo lý, chính trị của mỗi quốc gia. Kinh tế

học chuẩn tắc trả lời câu hỏi “Nên làm cái gì?

II KINH TẾ VĨ MÔ LÀ GÌ?

- Đối tượng: nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của

một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân

- Các nội dung cơ bản

Tổng sản lượng của nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng

Tình trạng ngân sách nhà nước

Việc làm, tỷ lệ thất nghiệp (chung cho cả nền kinh tế)

Mức giá chung, tỷ lệ lạm phát

Lãi suất, tiền tệ và tỷ giá hối đoái

Cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế

Việc phân phối nguồn lực và phân phối thu nhập

- Phương pháp nghiên cứu: trừu tượng hóa,cân bằng tổng quát, toán học

III HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ

Đầu vào  Hộp đen kinh tế vĩ mô  Đầu ra

1 Đầu vào của hệ thống KTVM

 Yếu tố bên ngoài: các yếu tố có khả năng tác động tới hoạt động kinh tế của một

quốc gia và nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ: thời tiết, chính trị, dân số,

thành tựu KHCN

Chính sách của chính phủ:

- Các chủ trương đường lối phát triển kinh tế

- Các biện pháp, chính sách điều tiết nền kinh tế: chính sách tài khóa, chính sách

tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại

2 Hộp đen KTVN

- Hai lực lượng quyết định đến sự hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô là tổng cung

AS và tổng cầu AD

3 Đầu ra của hệ thống KTVN

- Các yếu tố đầu ra: sản lượng sản xuất, việc làm, giá cả, xuất nhập khẩu,… là các

biến số đo lường kết quả hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ

IV MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT TRONG KINH TẾ VĨ MÔ

1 Mục tiêu

 Mục tiêu chung: ổn định, tăng trưởng và công bằng xã hội

 Mục tiêu cụ thể

- Sản lượng: đạt được sản lượng thực tế cao, tăng trưởng cao

- Việc làm: tạo nhiều việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp

- Ổn định mức giá, kiềm chế lạm phát

- Kinh tế đối ngoại: ổn định tỷ giá, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối

ngoại

- Phân phối công bằng

2 Công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô

- Chính sách tài khóa: Chính phủ sử dụng thuế và chi tiêu chính phủ để tác động vào

nền kinh tế

- Chính sách tiền tệ: NHTW dùng cung tiền và lãi suất để ổn định/ tăng trưởng kinh

tế

- Chính sách thu nhập: Chính phủ tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả  kiềm

chế lạm phát

- Chính sách thương mại: Các quy định về hàng rào thuế quan, bảo hộ mậu dịch và

những biện pháp tài chính tiền tệ khác, có tác động vào hoạt động xuất nhập khẩu

 

CHƯƠNG II: ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ

Để đánh giá hoạt động của nền kinh tế có hiệu quả hay không, cần nhìn vào tổng thu

nhập mà người dân tạo ra trong nền kinh tế

Hiện tại, Trung Quốc là nước có tổng thu nhập max

Xem xét nền kinh tế dưới góc độ tổng thể, luôn có: Tổng thu nhập = Tổng chi tiêu

Vì:

- Mọi giao dịch đều có người bán và người mua

- Chi tiêu của người mua chính là thu nhập của người bán

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC – GDP (GROSS DOMESTIC PRODUCT)

GDP là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất

ra trong một nước trong một thời kỳ nhất định

- Giá trị thị trường: giá trị tính bằng tiền hay tính theo giá cả của hàng hóa được

người mua và người bán chấp nhận trên thị trường

- Của tất cả: GDP đo lường mọi sản phẩm được sản xuất ra trong nền kinh tế và

được bán hợp pháp trên thị trường

Gồm: Sản phẩm hữu hình (áo quần, giày dép,…) + Vô hình, sản phẩm dịch vụ (du

lịch, phim ảnh, giáo dục, y tế,…)

GDP không tính tới các giá trị của các sản phẩm tự sản tự tiêu trong hộ gia đình và

sản phẩm lưu thông bất hợp pháp

VD: Sản phẩm tự sản tự tiêu: HGD tự trồng rau để ăn

 Sản phẩm lưu thông bất hợp pháp: sản xuất và buôn bán ma tuy,…

- Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng:

Hàng hóa cuối cùng những sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất, được bán

cho người sử dụng cuối cùng và được người mua sử dụng dưới dạng sản phẩm

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment