Kinh tế Vĩ Mô 1

Tổng hợp lý thuyết Kinh tế vĩ mô (chương trình mới)

Tài liệu tổng hợp lý thuyết môn Kinh tế vĩ mô theo chương trình dạy của Học viện Ngân hàng. Kinh tế vĩ mô cung cấp kiến thức về các vấn đề tổng thể của nền kinh tế như lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế và các chính sách tiền tệ, tài khóa.

Table of Contents
expand_more expand_less

Mục lục

DETAILED INSTRUCTION

Chương I: Tổng quan về kinh tế học

I. Kinh tế học là gì?

Kinh tế học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu việc lựa chọn hợp lý các nguồn lực khan hiếm để đáp ứng nhu cầu của con người trong bối cảnh khả năng đáp ứng của xã hội.

II. 3 vấn đề kinh tế cơ bản

- Sản xuất cái gì ?

- Sản xuất như thế nào?

- Sản xuất cho ai?

III. Phân loại Kinh tế học

Kinh tế vi mô

Kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu các quyết định kinh tế của các chủ thể nhỏ lẻ trong nền kinh tế như: hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ,...

Nghiên cứu các vấn đề tổng thể của nền kinh tế như: lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế,...

 

IV. 10 nguyên lý của Kinh tế học

1.    Con người ra quyết định như thế nào?

●      Nguyên lý 1: Con người phải đối mặt với sự đánh đổi.

●      Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái bạn phải từ bỏ để có được nó.

●      Nguyên lý 3: Con người suy nghĩ ở điểm cận biên.

●      Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các kích thích.

2.    Con người tương tác với nhau như thế nào?

●      Nguyên lý 5: Thương mại có thể làm cho mọi người đều có lợi.

●      Nguyên lý 6: KT thị trường phân bổ nguồn lực 1 cách có hiệu quả.

●      Nguyên lý 7: Thất bại của thị trường và sự can thiệp của CP.

3.    Nền kinh tế với tư cách là một tổng thể vận hành như thế nào?

●      Nguyên lý 8: Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng sản xuất hàng hóa, dịch vụ của QG đó.

●      Nguyên lý 9: Giá tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền.

●      Nguyên lý 10: Xã hội đối mặt với sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.

V. Sơ đồ dòng chu chuyển kinh tế

 

VI. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)

Là đường biểu diễn những kết hợp tối đa số lượng các sản phẩm mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi sử dụng toàn bộ các nguồn lực hiện có tương ứng với một trình độ công nghệ nhất định.

- Các kết hợp trên đường PPF

+      Các điểm trên đường PPF có hiệu quả về mặt kinh tế ( ABCDE)

+      Các kết hợp nằm bên trong đường PPF không hiệu quả vì không tận dụng hết nguồn lực (G)

+      Các điểm nằm ngoài đường PPF là không thể đạt được vì nằm ngoài khả năng sản xuất của nền kinh tế (H)

- Đặc điểm đường PPF:

+      Khi di chuyển dọc theo đường PPF tức là chuyển dịch nguồn lực từ việc sản xuất hàng hóa này sang hàng hóa khác.

=> Phản ánh xã hội phải đánh đổi hàng hóa này khi muốn có nhiều hơn hàng hóa khác (chi phí cơ hội)

+      Độ dốc của đường PPF chính là chi phí cơ hội.

- Chi phí cơ hội:

+      Chi phí cơ hội của một phương án lựa chọn là những phương án khác phải từ bỏ.

+      Chi phí cơ hội của một hàng hoá là số lượng hàng hóa khác phải mất đi để có thể tập

trung nguồn lực sản xuất tăng thêm một đơn vị hàng hoá đó.

- Hình dáng của PPF sẽ biểu thị chi phí cơ hội

+      Đường thẳng: khi chi phí cơ hội không đổi

+      Đường cong lõm nhìn từ gốc tọa độ: khi chi phí cơ hội tăng dần

→ Với CPCH tăng dần: để tăng sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa, cần hy sinh ngày càng nhiều hơn số lượng của hàng hóa khác.

 

VII. Các loại phân tích của nhà Kinh tế

Kinh tế học thực chứng

Kinh tế học chuẩn tắc

- Mang tính khách quan, khoa học

- Thường trả lời câu hỏi: là bao nhiêu? là gì? như thế nào?

- Mang tính chủ quan, khuyến nghị

- Thường trả lời câu hỏi: nên làm cái gì?

- Các tuyên bố thuộc kinh tế học chuẩn tắc thường chứa các từ khóa như "nên" và "không nên".

 

Chương II. Dữ liệu kinh tế vĩ mô

I. GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) và cách thức đo lường

1. Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP)

- Là giá trị thị trường của mọi hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một quốc gia và trong một khoảng thời gian nhất định.

- Giá trị thị trường:

+      Được quy ra bằng tiền.

+      Phải có sự trao đổi, mua bán công khai

+      Đồ cho, tặng, biếu, hàng hóa cũ, mua bán lại thì không được tính vào GDP.

- Hàng hóa, dịch vụ cuối cùng:

+      Hàng hóa cuối cùng: Mua về dùng luôn, có tính vào GDP.

+      Hàng hóa trung gian: Mua về để sản xuất ra hàng hóa khác, không tính vào GDP.

+      Chú ý: Bán lẻ luôn là hàng hóa cuối cùng và được tính vào GDP.

2. Các phương pháp tính GDP

2.1. Phương pháp chi tiêu:

Y= C+I+G+EX-IM

Chú ý: chi chuyển giao, chuyển nhượng gồm: trợ cấp, các khoản trợ giá, chi bảo hiểm và phúc lợi, trả nợ lãi của chính phủ không được tính vào GDP.

2.2. Phương pháp thu nhập

AD= w+i+r+Pr+Dp+Te

W: Tiền công, tiền lương

i: lãi suất

r: tiền thuê tài sản, đất đai

Pr: Lợi nhuận để lại

Dp: khấu hao tài sản

Te: Thuế gián thu

2.3. Phương pháp giá trị gia tăng

Tổng tất cả giá trị tăng thêm của hàng hóa

 

3. Các công thức tính GDP

II. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)

- Là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa – dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.

- Công thức: GNP = GDP + Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài

III. Đo lường mức giá

1. Chỉ số giá tiêu dùng

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): là chỉ tiêu phản ánh biến động của mức giá chung kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. Thời kỳ nghiên cứu có thể là tháng, quý, hoặc năm.

- Các bước tính Chỉ số giá tiêu dùng:

●      B1: Lập giỏ hàng hóa và thu thập giá hàng hóa kỳ gốc (do Tổng Cục thống kê thực chọn)

●      B2: Lập bảng quyền số cố định kỳ gốc

●      B3: Tính giá bình quân hàng tháng theo từng khu vực (thành thị, nông thôn) của các tỉnh thành phố.

●      B4: Tính chỉ số giá cấp tỉnh/thành phố theo từng khu vực thành thị, nông thôn và chung cả tỉnh.

●      B5: Tính chỉ số giá cấp vùng kinh tế theo từng khu vực thành thị, nông thôn và chung cả vùng.

●      B6: Tính chỉ số giá cả nước theo từng khu vực thành thị, nông thôn và chung cả nước.

2. Tỷ lệ lạm phát

- Tỷ lệ lạm phát: là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt của mức giá chung kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.

 

Chương III. Tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp trong dài hạn

I. Tăng trưởng kinh tế và năng suất

1. Tăng trưởng kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô khối lượng sản phẩm theo thời gian, hay nói đơn giản là sự tăng lên của GDP thực tế theo thời gian.

- Mức sống của người dân một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa, dịch vụ của nước đó.

=> Mức sống của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ của quốc gia đó.

2. Năng suất lao động (Y/L)

- Là lượng hàng hóa, dịch vụ mà quốc gia đó tạo ra từ mỗi đơn vị lao động và là thành phần quan trọng của mức sống.

- Mức tăng năng suất lao động là yếu tố quyết định đến mức tăng mức sống

+      Khi năng suất lao động tăng nhanh, mức sống sẽ tăng nhanh

+      Thu nhập của một nền kinh tế chính là sản lượng của nền kinh tế

+      Một quốc gia sẽ có mức sống cao nếu nó có thể sản xuất ra nhiều hàng hóa

2.1. Các yếu tố tác động đến năng suất lao động:

+      Một là, Vốn vật chất:

●     

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment