Lịch sử Đảng

Tổng hợp lí thuyết Lịch sử Đảng

Tài liệu tổng hợp Lý thuyết Môn Lịch sử Đảng theo chương trình học của Trường Đại học Ngoại Thương. Nội dung được chọn lọc và nhấn mạnh giúp sinh viên học trọng tâm hơn

DETAILED INSTRUCTION

CHƯƠNG 1:  ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN 1930 - 1945

1.            Nội dung và ý nghĩa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930).

•             Nội dung:

-             Hoàn cảnh ra đời:

Tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập một chính đảng duy nhất của Việt Nam tại Cửu Long – Hương Cảng (Trung Quốc) được tiến hành trong thời gian từ ngày 6-1-1930 đến ngày 7-2-1930 (sau này tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng 1960 quyết nghị “từ nay trở đi sẽ lấy ngày 3/2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng”.

Hội nghị thảo luận, tán thành ý kiến chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, thông qua các văn kiện quan trọng, trong đó có 2 văn kiện : Chánh cương vắn tắt Sách lược vắn tắt của Đảng đã phản ánh vềđường hướng phát triển và những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, 2 văn kiện trên là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

-             Nội dung:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam: Từ việc phân tích thực trạng và mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam-một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam trong đó có công nhân, nông dân với đế quốc ngày càng gay gắt cần phải giải quyết, đi đến xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". Như vậy, mục tiêu chiến lược được nêu ra trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã làm rõ nội dung của cách mạng thuộc địa nằm trong phạm trù của cách mạng vô sản

Xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”, “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập". Cương lĩnh đã xác định: Chống đế quốc và chống phong kiến là nhiệm vụ cơ bản để giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày, trong đó chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc được đặt ở vị trí hàng đầu.

Về phương diện xã hội, Cương lĩnh xác định rõ: “a) Dân chúng được tự do tổ chức. b) Nam nữ bình quyền,v.v... c) Phổ thông giáo dục theo công nông hoá”.

Về phương diện kinh tế, Cương lĩnh xác định:

-             Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v.) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý;

-             thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp;

-             thi hành luật ngày làm tám giờ...

Xác định lực lượng cách mạng: giai cấp công nhân lãnh đạo, đồng thời đoàn kết tất cả các giai cấp và lực lượng tiến bộ, yêu nước để tập trung chống đế quốc và tay sai. “Còn với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập”. 

Xác định phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, bằng con đường bạo lực cách mạng của quần chúng, có sách lược thích hợp để lôi kéo tiểu tư sản, trí thức và trung nông về phía giai cấp vô sản nhưng kiên quyết: “bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ”.

Xác định tinh thần đoàn kết quốc tế: tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là Pháp. “Trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng thời tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới”.

Vai trò lãnh đạo của Đảng: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng".

•             Ý nghĩa:

-             Giá trị lý luận: (9)

+ Phản ánh 1 cách súc tích các luận điểm cơ bản của cách mạng VN

+ Cương lĩnh đã xác định đúng đắn những vấn đề chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam, đồng thời xác định phương pháp CM, nhiệm vụ CM và lực lượng CM để thực hiện đường lối chiến lược và sách lược đã đề ra, đáp ứng được yêu cầu cấp bách và cơ bản của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế thời đại.

+ Cương lĩnh chính trị đầu tiên ngay khi mới ra đời đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và thâm nhập vào quần chúng trở thành sức mạnh vật chất, biến thành phong trào cách mạng, chấm dứt tình trạng bế tắc, khủng hoảng về đường lối cách mạng.

+ Thể hiện bản lĩnh chính trị độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc đánh giá đặc điểm, tính chất xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt Nam trong những năm 20 của TK XX (không lệ thuộc vào quan điểm tổ chức quốc tế cộng sản, đề cao vấn đề giai cấp chứ không phải dân tộc.)

+ Chỉ rõ những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của DT Việt Nam lúc đó, đặc biệt là việc đánh giá đúng đắn, sát thực thái độ các giai tầng XH đối với nhiệm vụ giái phóng DT

+ Những nội dung của Cương lĩnh chính trị là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện nước ta, giải quyết đúng đắn hàng loạt vấn đề như: mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, về lực lượng cách mạng… Qua đó, cương lĩnh đã góp phần bổ sung, phát triển làm phong phú CN Mác – Lênin.

+ Cương lĩnh chính trị đầu tiên ghi đậm dấu ấn tư tưởng Hồ Chí Minh, phản ánh công lao to lớn của Hồ Chí Minh đối với Đảng và cách mạng Việt Nam.

+ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng trở thành ngọn cờ dẫn dắt nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đưa dân tộc Việt Nam từ dân tộc thuộc địa trở thành dân tộc độc lập, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

Cương lĩnh ra đời gần một thế kỷ, nhưng đến nay nó vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là ngọn cờ dẫn lối cho cách mạng Việt Nam tiến bước trên con đường mà Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc đã lựa chọn. Cương lĩnh đã, đang, sẽ được toàn Đảng, toàn dân trung thành, vận dụng vào công cuộc đổi mới hiện nay.

 

2.            Bối cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa nghị quyết HNTW 8 (5/1941);

- Bối cảnh lịch sử

Trên thế giới:

+ WW II bùng nổ, Pháp tham chiến và thi hành biện pháp đàn áp lực lượng dân chủ trong nước và phong trào CM ở thuộc địa.

+ 6/1940: Pháp đầu hàng Đức. Vì Pháp là chính quốc của VN nên khi Pháp thua sẽ là cơ hội cho Nhật xâm chiếm Việt Nam

+ Tháng 12/1941, chiến tranh lan rộng ra Châu Á – TBD, Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng và đánh chiếm nhiều thuộc địa của Mỹ và Anh.

Ở Việt Nam:

+ Chiến tranh thế giới thứ II làm Đông Dương rơi vào thời chiến, Pháp ra sức đàn áp vơ vét của cải, phát xít hóa bộ máy thống trị, tăng cường đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân ta, đặt Đảng CS Đông dương ra ngoài vòng pháp luật.

+ Quân phiệt Nhật vào Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng và câu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân ta, nhân dân ta phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”.

-> Mâu thuẫn XH sâu sắc: mâu thuẫn giữa dân ta và phát xít Nhật, thực dân Pháp gay gắt hơn bao giờ hết khiến cho tinh thần dân ngày càng dâng cao.

+ Ngày 17/01/1940, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ và nhiều đồng chí Trung ương bị địch bắt.

+ Ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước và làm việc tại Cao Bằng.

+ Tháng 5/1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ tám BCH TW Đảng.

- Nội dung: Hội nghị TW nêu rõ những nội dung quan trọng:

+ Thứ nhất, nhấn mạnh mâu thuẫn phải được giải quyết cấp bách giữa Việt Nam với đế quốc phát xít Pháp - Nhật, bởi “quyền lợi tất cả các giai cấp bị cướp giật, vận mạng dân tộc nguy vong”.

+ Thứ hai, khẳng định chủ trương “phải thay đổi chiến lược”. Đảng khẳng định: “Chưa chủ trương làm CM tư sản dân quyền mà chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc”. Hội nghị quyết định tiếp tục tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thay bằng các khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân nghèo, chia lại ruộng đất công cho công bằng, giảm tô, giảm tức.

+ Thứ ba, thi hành chính sách “dân tộc tự quyết”. Theo đó, thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng đoàn kết dân tộc, đồng thời đoàn kết ba dân tộc chống kẻ thù chung.

+ Thứ tư, tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc, “ai có lòng yêu nước thương nòi sẽ cùng nhau thống nhất mặt trận, thu góp toàn lực đem tất cả ra giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc”.

Các tổ chức quần chúng trong mặt trận Việt Minh đều mang tên “cứu quốc”.

+ Thứ năm, khi cách mạng thành công, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – nhà nước “của chung cả toàn thể dân tộc”, chứ không phải “công nông liên hiệp và chính quyền Xô viết”.

+ Thứ sáu, nhiệm vụ trung tâm là chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, xác định những điều kiện chủ quan, khách quan và dự đoán thời cơ tổng khởi nghĩa.

-              Ý nghĩa:

▪              Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của

p. trào CM, đi tới thắng lợi của CMT8/1945, giành độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc, phát triển và làm phong phú kho tàng lý luận Mác Lê-nin về CM giải phóng dân tộc.

▪              Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 có ý nghĩa quan trọng, nội dung chuyển hướng chiến lược và sách lược của Đảng được đề ra ở HNTW 6 (năm 1939), khắc phục triệt để những hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930, đồng thời khẳng định kế thừa, tiếp thu và phát

triển sáng tạo tư tưởng cách mạng đúng đắn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra trong tác phẩm “Đường Cách mệnh” (1927) và Cương lĩnh chính trị đầu tiên 1930.

▪              Bên cạnh đó, Hội nghị còn khẳng định lại đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn trong Cương lĩnh trính trị đầu tiên của Đảng và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc, sự khẳng định bước trưởng thành vượt bậc của Đảng ta trong lãnh đạo chính trị, trong đổi

mới tư duy về xây dựng đường lối cứu nước, vượt qua bệnh ấu trĩ “tả” khuynh, bệnh giáo điều dập khuôn máy móc. Đó là ngọn cờ dẫn đường cho toàn dân Việt Nam đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị lực lượng, tiến lên trong sự nghiệp đánh Phát, đuổi Nhật, giành độc lập tự do.

▪              > Có thể nói, Chủ tịch HCM và ĐCSVN đã có bước nhận định tình hình: rất chính xác, đúng đắn so với chiều hướng phát triển của tình hình thế giới và trong nước, từ đó cho phép chúng ta đề ra

chuyển hướng chiến lược phù hợp. Vì sự thay đổi lớn trong nước và thế giới như vậy nên trong giai đoạn này, Đảng đã quyết định gác lại nhiệm vụ dân chủ, tập trung vào nhiệm vụ dân tộc (chống đế quốc), giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

-              Bài học:

Bài học kinh nghiệm để Đảng ta hôm nay tiếp tục quán triệt và vận dụng, đặc biệt là trong công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc, phòng chống đại dịch Coovit 19 chính là phát huy năng lực lãnh đạo, kịp thời điều chỉnh, chuyển hướng chỉ đạo chiến lược một cách linh hoạt, sáng tạo khi tình hình thay đổi. Bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tập hợp đông đảo mọi giai tầng trong xã hội tham gia theo một chỉ đạo đường lối chung. Bài học về hợp tác quốc tế, liên minh tương trợ giữa ba nước Đông Dương anh em.n tộc trở nên cấp bách.

 

CHƯƠNG 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN, HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1945-1975)

1.            Hoàn cảnh lịch sử nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945.

Thuận lợi

Khó khăn

Thế giới: Sau WW2, cục diện khu vực và thế giới có sự thay đổi có lợi cho Cách mạng Việt Nam

- Liên Xô trở thành thành trì của chủ nghĩa xã hội. Nhiều nước ở Đông Trung Âu, được sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô đã chọn con đường phát triển theo CNXH.

- Phong trào giải phóng dân tộc ở các lục địa Á, Phi, Mỹ-La tinh dâng cao.

- Phong trào hòa bình dân chủ ở các nước Tư bản.

- Phe đế quốc chủ nghĩa nuôi dưỡng âm mưu mới “chia lại hệ thống thuộc địa thế giới”, ra sức tấn công đàn áp phong trào cách mạng thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam.

- Các nước đế quốc với danh nghĩa quân Đồng Minh ồ ạt tiến vào nước ta giải giáp quân Nhật.

- Nền độc lập và địa vị pháp lý của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Công hòa chưa được các nước lớn công nhận.

 

Trong nước  

- Cách mạng tháng 8 thành công, Việt Nam trở thành quốc gia độc lập, tự do

- Nhân dân VN từ thân phận nô lệ, bị áp bức trở thành chủ nhân của chế độ dân chủ mới

- ĐCS trở thành Đảng cầm quyền lãnh đạo CM trong cả nước

- Việc hình thành hệ thống chính quyền CM với bộ máy thống nhất từ cấp TW đến cơ sở, ra sức phục vụ lợi ích của Tổ quốc, nhân dân

- Chủ tịch HCM có được sự uy tín tuyệt đối, trở thành biểu tượng của nền độc lập, tự do, là trung tâm của khối đại đoàn kết dân tộc VN

- Quân đội quốc gia và lực lượng Công an; luật pháp của chính quyền CM được khẩn trương xây dựng và phát huy vai trò đvs cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, XD chế độ mới

- Về quân sự: nhiều kẻ thù, 5 lực lượng chiếm đóng, gồm:

●      20 vạn quân Tưởng ở miền Bắc

●      Hơn 1 vạn quân Anh ở miền Nam

●      Hơn 10 vạn quân Pháp quay lại xâm lược lần 2

●      6 vạn quân Nhật chờ cướp vũ khí

●      Nội phản (tay sai của Tưởng) và giật dây từ Mỹ.

●      Về chính trị: hệ thống chính quyền non trẻ, thiếu thốn, yếu kém về nhiều mặt.

- Về kinh tế: nền kinh tế xơ xác, đìu hiu, tiêu điều, công nghiệp đình trệ, nông nghiệp bị hoang hóa, ngân khố kiệt quệ, kho bạc trống rỗng. Thiên tai hạn hán, lũ lụt hoành hành làm 9 tỉnh miền Bắc mất mùa, hơn 2 triệu đồng bào chết đói, các xí nghiệp nằm trong tay tư bản Pháp

- Về văn hoá – xã hội: giặc đói, giặc dốt (khoảng 90% dân số không biết chữ) hoành hành, cùng với đó là các hủ tục, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội là tàn dư văn hoá lạc hậu của chế độ thực dân và phong kiến chưa được khắc phục.

→ Tình hình đó đã đặt nền độc lập và chính quyền cách mạng non trẻ của VN trước tình thế “như ngàn cân treo sợi tóc”, thù trong giặc ngoài

 

2.            Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng (1945- 1946). Ý nghĩa của những chủ trương đó?

Chủ trương của Đảng về xây dựng, bảo về chính quyền Cách mạng:

•            Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định ngay nhiệm vụ lớn trước mắt là: diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm.

•            Về chỉ đạo chiến lược, Đảng xác định mục tiêu phải nêu cao của cách mạng Việt Nam lúc này vẫn là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này là “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”, nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập.

•            Về xác định kẻ thù, Đảng phân tích âm mưu của các nước đế quốc đối với Đông Dương và chỉ rõ “Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”. Vì vậy, phải “lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược”; mở rộng Mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân; thống nhất Mặt trận Việt – Miên – Lào.

•            Về phương hướng, nhiệm vụ, Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩn trương thực hiện là: “củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân”

•            Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu “Hoa – Việt thân thiện” đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và “Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp.

Sự chỉ đạo của Đảng về xây dựng, bảo vệ chính quyền Cách mạng:

•            3/9/1945, Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định ngay nhiệm vụ lớn trước mắt là: diệt giặc đói, diệt giăc dốt và diệt giặc ngoại xâm.

•            Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc xác định rõ: “Kẻ thù chính của ta lúc này là TDP xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”

•            Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói là một nhiệm vụ lớn, quan trọng và cấp bách lúc bấy giờ. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung chỉ đạo, động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào lớn, các cuộc vận động như: tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm với khẩu hiệu “tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa”; lập hũ gạo tiết kiệm, tổ chức Tuần lễ vàng, gây Quỹ độc lập,

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment