Quản lý học

Tổng hợp lý thuyết quản trị học

Tài liệu tổng hợp lý thuyết môn Quản trị học theo chương trình dạy của Học viện Ngoại giao. Quản trị học cung cấp cho các nhà quản lý và nhân viên những kỹ năng, công cụ cần thiết để tăng cường năng suất làm việc cũng như đảm bảo hiệu quả tổ chức.

Table of Contents
expand_more expand_less

Mục lục

DETAILED INSTRUCTION

Chương 1: Tổng quan về quản trị

I.          Ai là nhà quản trị?

-        Nhà quản trị là người làm việc cùng với và thông qua người khác để hoàn thành các mục tiêu của tổ chức bằng cách điều phối hoạt động của họ.

-        Nhà quản trị làm việc trong một tổ chức.

-        Ba yếu tố của tổ chức:

      Có mục đích;

      Nhiều người chia sẻ mục đích;

      Có cấu trúc/quan hệ.

-        CÁC CẤP BẬC QUẢN TRỊ

      Quản trị viên cấp cao

      Quản trị viên cấp trung

      Quản trị viên cấp cơ sở

II.          Quản trị là gì?

-        Quản trị là quá trình điều phối và giám sát hoạt động của những người khác trong một tổ chức để đảm bảo rằng các hoạt động của họ được hoàn thành một cách hiệu quả và hiệu suất.

-        Quá trình quản trị

      Hoạch định;

      Tổ chức

      Lãnh đạo;

      Kiểm soát.

-        Mục tiêu của quản trị:

      Hiệu quả: hoàn thành các mục tiêu của tổ chức (Làm đúng việc).

      Hiệu suất: Khả năng hoàn thành các mục tiêu với mức độ lãng phí nguồn lực thấp nhất – tận dụng tốt các nguồn lực sẵn có. (Làm đúng cách).

-        Một nhà quản trị giỏi phải đạt được cả hiệu quả và hiệu suất

 III.          Nhà quản trị làm gì?

-        Các chức năng của quản trị

      Hoạch định (Planning): Quá trình thiết lập các mục tiêu và quyết định cách thức tốt nhất để hoàn thành chúng. => tọa ra các giá trị chiến lược

      Tổ chức (Organizing): Quá trình phân bổ và điều phối nhân lực và các nguồn lực khác để triển khai thành công các kế hoạch => xây dựng một tổ chức năng động

      Lãnh đạo (Leading): Quá trình ảnh hưởng đến người khác để họ thể hiện các hành vi cần thiết để thực hiện các mục tiêu của tổ chứu => huy động con người

      Kiểm soát (Controlling): Quá trình điều tiết các hoạt động của tổ chức đẻ đảm bảo rằng thành tích thực tế đáp ứng các tiêu chuẩn kì vọng và mục tiêu của tổ chức => học tập và thay đổi

-        Vai trò của nhà quản trị

      Đưa ra quyết định: đưa ra các lựa chọn có ảnh hưởng đến tổ chức

      Người khởi xướng

      Người xử lý xáo trộn/nguy cơ

      Người phân bổ các nguồn lực

      Người thương lượng

      Quan hệ: phát triển và duy trì các mối quan hệ tích cực với những người quan trọng.

      Người đại điện

      Người lãnh đạo

      Đầu mối liên lạc với bên ngoài

      Thông tin: thu nhận và truyền đạt thông tin, đóng vai trò như trung tâm thần kinh của các đơn vị trong tổ chức

      Người theo dõi thông tin

      Người phổ biến thông tin

      Người phát ngôn

-        Sự khác biệt về vai trò quản trị giữa các bộ phận

      Các giám đốc chức năng: Trọng tâm là các vấn đề cụ thể và mang tính kỹ thuật.

      Giám đốc điều hành: Trách nhiệm rộng, toàn bộ tổ chức hoặc bộ phận.

      Các giám đốc dự án: Trọng tâm là hợp tác nhóm

IV.          Các kỹ năng của quản trị

-        Kỹ năng chuyên môn

      Kiến thức và khả năng vận dụng một cách thành thạo những kiến thức vào một lĩnh vực cụ thể.

Các lĩnh vực: sản xuất, bán hàng, marketing, nhân sự, tài chính…

      Một nhà quản trị giỏi có cần phải giỏi kỹ năng chuyên môn.

      Tại sao một nhà quản trị giỏi có cần phải giỏi kỹ năng chuyên môn?

Ba lý do:

• Hướng dẫn và huẫn luyện nhân viên thực hiện và giải quyết các vấn đề chuyên môn;

• Ra quyết định chuyên môn;

• Sự nể phục của cấp dưới.

-        Kỹ năng nhân sự

      Kỹ năng nhân sự là khả năng của một nhà quản trị có thể hợp tác tốt với người khác với tư cách là một thành viên cũng như lãnh đạo của nhóm.

      Các kỹ năng nhân sự quan trọng:

      Kỹ năng giao tiếp;

      Kỹ năng năng lãnh đạo, khuyến khích người khác;

      Làm việc nhóm;

      Làm việc trong môi trường đa văn hoá.

-        Kỹ năng khái quát hoá

      Kỹ năng khái quát hoá là khả năng của một nhà quản trị làm việc với các ý tưởng và khái niệm.

      Cụ thể:

      …nhận thức tổ chức như một tổng thể thống nhất và mối quan hệ phụ thuộc giữa các bộ phận.

      …nhận biết sự phù hợp giữa tổ chức với bối cảnh rộng hơn của ngành, cộng đồng và thế giới.

      …thu thập, xử lý thông tin và ra quyết định

      Kỹ năng khái quát hoá là yếu tố trung tâm trong việc thiết lập tầm nhìn và kế hoạch chiến lược cho một tổ chức

-        Mối quan hệ giữa cấp bậc quản trị và kỹ năng quản trị

V.          Các xu hướng của quản trị

-        Thay đổi và đổi mới.

-        Thị trường và công nghệ.

-        Sự đa dạng: thị trường, sản phẩm nhân sự.

-        Toàn cầu hóa.

-        Chất lượng và sự phát triển của tổ chức.

Chương 2: Lịch sự phát triển các học thuyết quản trị

I.          Bối cảnh lịch sử

4 mốc quan trọng:

• Trước công nguyên: tư tưởng quản trị sơ khai, gắn liền với tôn giáo & triết học.

• Thế kỷ 14: sự phát triển của thương mại thúc đẩy sự phát triển của quản trị.

• Thế kỷ 18: cuộc cách mạng công nghiệp là tiến đề xuất hiện lý thuyết quản trị.

• Thế kỷ 19: sự xuất hiện của nhà quản trị chuyên nghiệp đánh dấu sự ra đời của các lý thuyết quản trị

1.     Vấn đề tổ chức và quản trị trước thế kỷ 18

-        Trước công nguyên: tư tưởng quản trị sơ khai, gắn liền với tôn giáo & triết học. Người Ai Cập thành lập nhà nước 8000 năm trước công nguyên và những kim tự tháp là dấu tích về trình độ kế hoạch, tổ chức và kiểm soát một công trình phức tạp. Người Trung Hoa cũng có những định chế chính quyền chặt chẽ, thể hiện một trình độ tổ chức cao.

-        Thế kỷ 14: sự phát triển của thương mại thúc đẩy sự phát triển của quản trị. Ở Châu Âu, kỹ thuật và phương pháp quản trị bắt đầu được áp dụng trong kinh doanh từ thế kỷ 16 khi hoạt động thương mại phát triển.

2.     Hai sự kiện quan trọng

-        Học thuyết kinh tế cổ điển “Của cải của các quốc gia” của Adam Smith: Smith công nhận rằng chuyên môn hoá và hợp tác về kinh tế là biện pháp quan trọng nhất nhằm cải thiện điều kiện sống. Ông đã đập tan tư duy cũ về buôn bán, thương mại và chính sách công, và dẫn tới việc hình thành lĩnh vực nghiên cứu mới: kinh tế học.

-        Cách mạng công nghiệp đầu thế kỷ 18: Cuộc cách mạng công nghiệp đã chuyển sản xuất từ phạm vi gia đình sang nhà máy. Quy mô và độ phức tạp gia tăng, việc nghiên cứu quản trị bắt đầu trở nên cấp bách, song cũng chỉ tập trung vào kỹ thuật sản xuất hơn nội dung của hoạt động quản trị.

II.          Những tư tưởng quản trị trong nửa đầu thế kỷ 20

1.     Lý thuyết quản trị khoa học: F. Taylor

-        Federick F. Taylor được coi là Cha đẻ của quản trị học.

-        Cho ra đời tác phẩm đầu tiên về công việc quản trị: “Những nguyên tắc quản trị khoa học”

-        Taylor đề ra 4 nguyên tắc quản trị:

• Chủ phải thạo việc: nhà quản lý, đốc công phải thành thạo công việc quản lý có khoa học.

• Lựa chọn, huấn luyện và đào tạo người lao động theo hướng chuyên môn hóa để đảm nhận công việc.

• Chủ phải gương mẫu và hợp tác: tác phong làm việc công nghiệp khẩn trương, khoa học, hiệu quả.

• Phân chia công bằng công việc và trách nhiệm; Đề cao kỷ luật, kèm theo khuyến khích xứng đáng.

-        Quản trị khoa học là tiến hành hành động dựa trên những dự liệu có được do quan sát, thí nghiệm, suy luận có hệ thống.

-        Trường phái này quan tâm đến năng suất lao động và hợp lý hóa các công việc.

-        Các đại diện:

      Federick F. Taylor (1856 - 1915)

      Frank & Lillian Gibreth

      Henry L. Grant

-        Nhận xét

      Hạn chế:

      Có nhiều đóng góp có giá trị cho sự phát của tư duy quản trị.

      Phát triển kỹ năng quản trị qua phân công và chuyên môn hóa quá trình lao động.

      Là lý thuyết đầu tiên nêu lên tầm quan trọng của việc tuyển chọn và huấn luyện nhân viên; dùng đãi ngộ để tăng năng suất.

      Dùng những phương pháp có hệ thống và hợp lý để giải quyết các vấn đề quản trị 

      Đóng góp

      Chỉ áp dụng tốt trong môi trường quản trị ổn định, khó áp dụng trong môi trường phức tạp nhiều thay đổi.

      Quá đề cao bản chất kinh tế và lý trí của con người mà đánh giá thấp nhu cầu xã hội.

      Áp dụng những nguyên tắc tổng quát cho mọi hoàn cảnh và quá chú trọng đến khía cạnh kỹ thuật của quản trị.

2.     Lý thuyết quản trị hành chính: H. Fayol

Xây dựng lý thuyết trên giả thiết:

-        Mặc dù mỗi loại hình tổ chức có những đặc điểm riêng (doanh nghiệp, nhà nước, các tổ chức đoàn thể, tôn giáo...), nhưng chúng đều có chung một tiến trình quản trị mà qua đó nhà quản trị có thể quản trị tốt bất cứ một tổ chức nào.

-        Đại diện tiêu biểu là Henri Fayol (1841-1925)

      Nhà quản trị hành chính người Pháp.

      Người đầu tiên đề xuất quan điểm chức năng trong quản trị.

-        Phân chia công việc doanh nghiệp ra thành 6 loại:

      Sản xuất (kỹ thuật sản xuất).

      Thương mại (mua bán, trao đổi).

      Tài chính (tạo và sử dụng vốn có hiệu quả).

      An ninh (bảo vệ tài sản và nhân viên).

      Kế toán.

      Hành chính.

-       

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment