Tài chính quốc tế

Tổng hợp lý thuyết tài chính quốc tế

Tổng hợp lý thuyết Tài chính quốc tế theo chương trình Học viện Ngân hàng.

Table of Contents
expand_more expand_less

MỤC LỤC

DETAILED INSTRUCTION

Chương I: Tổng quan thị trường tài chính quốc tế

    1.        Đại cương tài chính quốc tế

                1.1.        Khái niệm

-       Thị trường tài chính quốc tế là hoạt động tài chính diễn ra trên bình diện quốc tế. Đó là sự di chuyển các luồng tiền giữa các quốc gia gắn liền với các quan hệ quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội… giữa các chủ thể của các quốc gia và các tổ chức quốc tế thông qua việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ ở mỗi chủ thể nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của chủ thể đó trong các quan hệ quốc tế.

-       Là nơi diễn ra các hoạt động “đi vay-cho vay”, “mua – bán” các tài sản chính giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau.

-       Các tài sản chính: chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu… và các công cụ tài chính phái sinh.

 

                1.2.        Đặc điểm lĩnh vực tài chính quốc tế

-       Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, giữa các quốc gia, có rất nhiều quốc gia, có rất nhiều chủ thể tham gia, nhiều đồng tiền của các quốc gia khác nhau, bị chi phối bởi các nhân tố:

+     Rủi ro hối đoái: Đối với một quốc gia, khi tỷ giá hối đoái (đồng nội tệ giảm giá) có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu; ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm (đồng nội tệ tăng giá) lại có tác dụng khuyến khích nhập khẩu nhưng lại hạn chế xuất khẩu. Như vậy, trong hoạt động ngoại thương sự biến động của tỷ giá có ảnh hưởng trực tiếp làm tăng hoặc làm giảm giá cả, doanh số và lợi nhuận của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu; đồng thời tỷ giá biến động làm cho hàng hoá của nhà kinh doanh thực sự trở nên đắt hơn hay rẻ hơn đi đối với người mua.

+     Rủi ro chính trị: bắt nguồn từ những biến động về chính trị - xã hội của các quốc gia như: sự thay đổi về thể chế, những cuộc cải cách… từ đó thay đổi các chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia mình.

 

    2.        Thị trường ngoại hối

                2.1.        Ngoại hối bao gồm tất cả các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế bao gồm:

-   Ngoại tệ

-   Giấy tờ có giá bằng ngoại tệ

-   Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ

-  Vàng tiêu chuẩn quốc tế: Vàng có nhãn hiệu của nhà sản xuất vàng được hiệp hội vàng, sở giao dịch vàng quốc tế công nhận.

-   Đồng tiền nội tệ do người không cư trú nắm giữ.

                2.2.        Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua bán các đồng khác nhau

                2.3.        Những thành viên tham gia thị trường ngoại hối nhằm mục đích chính:

-       Khách hàng bán lẻ: chuyển đổi tiền tệ và phòng ngừa rủi ro.

-       Ngân hàng thương mại: cung cấp dịch vụ cho khách hàng kinh doanh cho chính mình.

-       Ngân hàng trung ương: can thiệp lên tỷ giá, mua bán, chuyển đổi tiền tệ nhằm bảo toàn và gia tăng giá trị dự trữ ngoại hối quốc gia; Đại lý mua hộ, bán hộ ngoại tệ cho chính phụ.

 

      3. Các đặc điểm của thị trường ngoại hối

-       Là thị trường không gian: không nhất thiết phải tập trung tại vị trí địa lý hữu hình.

-       Thị trường toàn cầu: thị trường không ngủ ( do chênh lệch múi giờ giữa các khu vực trên thế giới nên các giao dịch diễn ra suốt ngày đêm)

-       Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng: thành viên chủ yếu của NHTM, môi giới ngoại hối và NHTW.

 

      4. Các thành phần tham gia trên thị trường ngoại hối

-       Khách hàng mua bán lẻ bao gồm các cá nhân và các doanh nghiệp

o  Mua bán ngoại tệ với mục đích phục vụ chính mình chứ không phải kinh doanh ngoại hối

o  Mục đích chính: chuyển đổi tiền tệ và phòng ngừa rủi ro tỷ giá

-       NHTM: tham gia mua bán hộ, kinh doanh cho chính mình, kinh doanh chênh lệch tỷ giá và đầu cơ

-       Nhà môi giới: chỉ cung cấp dịch vụ môi giới chứ không buôn bán cho chính mình. Lợi nhuận thu được đến từ chi phí môi giới.

-       NHTW: can thiệp lên tỷ giá, mua bán chuyển đổi tiền tệ, làm đại lý mua bán hộ

 

CHƯƠNG II: HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ

1.  Tổng quan về hệ thống tiền tệ quốc tế

Được hình thành trên cơ sở quan hệ thương mại – tài chính giữa các nước

Là hệ thống bao gồm các chế độ tiền tệ, chế tài điều tiết quan hệ tài chính giữa các quốc gia và các định chế tài chính quốc tế. Cụ thể bao gồm:

+  Các chế độ tiền tệ và quy tắc xác định, điều tiết tỷ giá giữa đồng tiền của các nước khác nhau với nhau

+  Các chế tài điều tiết các mối quan hệ và hoạt động tài chính quốc tế và các quốc gia.

+  Hệ thống thị trường tài chính quốc tế

+  Các tổ chức tài chính quốc tế

 

2.  Hệ thống tiền tệ quốc tế qua các giai đoạn lịch sử

2.1.  Giai đoạn 1: Chế độ đồng/song bản vị

- Vàng và bạc được coi là tiền tệ trong nền kinh tế, giữa các quốc gia sẽ gắn cố định giá trị đồng tiền của mình với vàng và bạc

- Bản vị vàng và bạc sẽ hình thành nên tỷ giá

 

2.2.  Giai đoạn 2: Chế độ bản vị vàng

- Các quốc gia ấn định cố định giá trị đồng tiền của mình với vàng. Bản vị vàng của 2 đồng tiền hình thành nên tỷ giá của 2 đồng tiền đó.

- Đồng tiền của mỗi quốc gia được đảm bảo 100% bằng vàng. Các nước cho phép quy đổi giữa tiền và vàng không giới hạn.

- Tồn tại luồn vàng ròng chảy từ quốc gia có thâm hụt đến quốc gia có thặng dư cán cân thanh toán. Lượng tiện trong lưu thông luôn phải cân bằng với lượng vàng dự trữ

- Các quốc gia cho phép tự do xuất và nhập khẩu vàng.

    Ưu điểm: Tạo sự ổn định trong việc trao đổi tiền tệ giữa các nước -> Tạo tiền đề cho quan hệ thương mại tài chính quốc tế phát triển.

  Hạn chế:

+  Sự điều chỉnh mức giá cả, lãi suất, thu nhập hay thất nghiệp sẽ làm điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế => gây ra sự bất ổn cho nền kinh tế một cách thường xuyên.

+  Quốc gia có thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế sẽ phải trải qua thời kỳ kinh tế đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp cao; ngược lại các quốc gia thặng dư cán cân thanh toán sẽ phải trải qua thời kỳ lạm phát

+  Những phát hiện mới về mỏ vàng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, là nguyên nhân gây tăng cung ứng tiền và tăng tỷ lệ lạm phát một cách đột biến.

+  Ở các quốc gia khan hiếm vàng thì cung ứng tiền tệ sẽ bị hạn chế và là nguyên nhân gây kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế.

 

2.3. IMS trong hai cuộc chiến tranh thế giới

-     Sự chấm dứt bản vị vàng và chế độ tỷ giá thả nổi: tài trợ chiến tranh và lạm phát bùng nổ, phá vỡ khả năng duy trì quan hệ tiền – vàng

-     Việc tái ấn định lại bản vị vàng 1920: sự hồi sinh chế độ bản vị vàng và mang đặc điểm của chế độ bản vị hối đoái vàng 1925-1931

-     Sự sụp đổ của hệ thống thương mại và tài chính quốc tế sau Đại khủng hoảng 1929-1933: Sự tan rã của các khối tiền tệ (GBP, USD, và các đồng tiền khác tiếp tục gắn với vàng), chấm dứt chế độ bản vị vàng.

- Những thương thuyết về tái thiết hệ thống tiền tệ quốc tế 1941

-     Hội nghị Bretton Woods 1944 và sự ra đời của hệ thống Bretton woods

 

2.4.  IMS sau chiến tranh thế giới lần thứ II – Hệ thống Bretton Woods

- Các quốc gia gắn cố định giá trị đồng tiền của mình với USD. Bản thân USD được gắn giá trị cố định với vàng. Bản vị USD giữa hai đồng tiền hình thành lên giá trị 2 đồng tiền

- USD là đồng tiền duy nhất được đảm bảo 100 % bằng vàng. Mỹ là quốc gia duy nhất cho phép quy đổi USD thành vàng

- Đặc điểm của hệ thống Bredtton Woods:

+  Hệ thống chế độ tỷ giá là cố định nhưng có thể điều chỉnh

+  Hình thành hai tổ chức quốc tế mới là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB)

 

2.5.  IMS hậu Bredtton Woods

- Hai lần sửa đổi điều khoản của IMF:

  Sự ra đời của quyền rút vốn đặc biệt SDR

  Các quốc gia không được gắn giá trị đồng tiền với vàng đồng thời tự lựa chọn chế độ tỷ giá

- Hệ thống tiền tệ châu Âu EMS

- Sự ra đời của liên minh tiền tệ châu Âu

 

3.  Hệ thống tiền tệ quốc tế ngày nay

- Hệ thống tiền tệ quốc tế được đặc trưng bởi sự hợp tác đa phương của các nước dựa trên chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, xu thế toàn hội nhập và cầu hoá của các nước

- Hoạt động của các định chế tài chính quốc tế được tăng cường và mở rộng trên nhiều lĩnh vực: đời sống- kinh tế - xã hội của các nước

- Sự phát triển và ổn định của hệ thống tiền tệ châu Âu mở ra khả năng hợp tác tiền tệ trong các khu vực và trên thế giới: Đông Nam Á và Châu Á

 

4.  Các tổ chức tài chính quốc tế

-       Quỹ tiền tệ quốc tế IMF

-       Ngân hàng thế giới WB

-       Ngân hàng phát triển Châu Á ADB

-       Ngân hàng phát triển Châu Phi AFDB

Phân biệt IMF WB

  IMF

-       Mục tiêu hoạt động:

+     Hợp tác và ổn định tiền tệ giữa các thành viên để tăng trưởng kinh tế, mở rộng giao lưu quan hệ quốc tế

+     Giám sát và thúc đẩy hợp tác tiền tệ giữa các quốc gia

+     Cung cấp ngân quỹ tạm thời

+     Khuyến khích mậu dịch tự do và tăng trưởng thương mại giữa các nước thành viên

- Chức năng:

+     Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỳ giá hối đoái giữa các nước thành viên

+     Cấp tín dụng cho các nước thành viên khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán

+    

Charge your account to get a detailed instruction for the assignment