Tài liệu tổng hợp chi tiết lý thuyết môn Triết học Mác - Lênin theo chương trình dạy của Học viện ngân hàng.
- Nguồn gốc nhận thức: triết học phát triển khi trình độ nhận thức của con người đạt độ khái quát cao hóa, trừu tượng hóa.
- Nguồn gốc xã hội tương ứng với giai đoạn chế độ công xã nguyên thủy tan rã và chế độ chiếm hữu nô lệ hình thành.
- Khái niệm: Triết học là hệ thống quan điểm chung nhất về thế thế giới và vị trí của con người trong thế giới ấy, là khoa học của những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên xã hội và tư duy.
- Đặc trưng của triết học:
● Thứ nhất, triết học là một hình thái ý thức xã hội phản ánh thế giới quan trong tính chính thể toàn vẹn vốn có của nó.
● Thứ hai, triết học giải thích thế giới với mục đích tìm ra những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội, tư duy.
● Thứ ba, tri thức triết học mang tính hệ thống, logic, trừu tượng và khái quát cao.
● Thứ tư, triết học là hạt nhân lý luận của thế giới và là phương pháp luận chung nhất cho nhận thức và hoạt động thực tiễn.
- Đối tượng nghiên cứu của triết học qua các thời kỳ có khác nhau nhưng điểm chung nhất trong các học thuyết triết học là nghiên cứu những vấn đề chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Một số khái niệm cần nhớ:
● Thế giới quan: là toàn bộ những khái niệm của con người về thế giới và về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy
● Phương pháp luận: là lí luận về phương pháp, là hệ thống các nguyên tắc chi đạo việc tìm tòi, lựa chọn và vận dụng phương pháp
● Triết học có hai vai trò cơ bản là thế giới quan và phương pháp luận
- Theo Ăngghen: “Vấn đề cơ bản lớn nhất của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”
- Vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt, mỗi mặt trả lời cho một câu hỏi:
❖ Mặt thứ nhất: giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
Để giải quyết mặt thứ nhất người ta đã phân chia ra các trường phái:
● Chủ nghĩa duy vật: vật chất có trước, ý thức có sau vật chất quyết định ý thức.
● Chủ nghĩa duy tâm: ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất.
● Triết học nhị nguyên: quan điểm vật chất và ý thức là hai bản nguyên độc lập với nhau.
❖ Mặt thứ hai con người có thể nhận thức được thế giới hay không?
Để giải quyết mặt thứ hai người ta phân chia thành 2 trường phái:
● Thuyết bất khả tri: con người không có khả năng nhận thức thế giới.
● Thuyết khả tri: con người có khả năng nhận thức thế giới.
- Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật:
● Chủ nghĩa duy vật cổ đại
● Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ 17-18
● Chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâm:
● Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
● Chủ nghĩa duy tâm khách quan
- Phương pháp biện chứng:
● Nhận thức đối tượng ở mối liên hệ phổ biến vốn có của nó.
● Nhận thức đối tượng trong sự vận động và phát triển; sự vận động, phát triển về mặt lượng và mặt chất, nguyên nhân của sự phát triển nằm trong sự vật, hiện tượng.
- Phương pháp siêu hình:
● Nhận thức đối tượng trong trạng thái tĩnh, tách khỏi sự vận động, phát triển.
● thức đối tượng trong trạng thái cô lập, tách rời đối tượng khỏi các quan hệ với các đối tượng khác.
➢ Phương pháp siêu hình có tác dụng trong phạm vi nhất định
➢ Để phản ánh đúng hiện thực như nó tồn tại cần phương pháp biện chứng.
- Phép biện chứng chất phác thời cổ đại: xuất hiện ở Trung Quốc cổ đại, Ấn Độ cổ đại, Hy Lạp cổ đại, ... hay những tư tưởng biện chứng của Heraclit.
- Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức: xuất hiện cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 của các nhà triết gia Đức, khởi đầu từ Cantơ và đạt đỉnh cao ở Hêghen.
- Phép biện chứng duy vật: do Mác và Angghen sáng lập vào những năm 1840
● Hình thức phát triển cao của phép biện chứng.
● Được xác định trên nền tảng thế giới quan duy vật.
● Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
● Là công cụ hữu hiệu để cải tạo thế giới.
- Chủ nghĩa Mác- Lênin và 3 bộ phận lí luận cấu thành
● Được C. Mac và Ph. Ăngghen hình thành vào những năm 1840 và sau này được V.l.Lenin bảo vệ và phát triển
● 3 bộ phận lí luận cấu thành: triết học Mác-lênin, kinh tế chính trị mác lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Về mặt kinh tế: mâu thuẫn giữa tính xã hội hóa và tính chất tư nhân
- Về mặt xã hội: mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, bất công xã hội ngày càng tăng thêm dẫn đến những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản.
=> Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản đòi hỏi lý luận soi sáng => Chủ nghĩa Mác ra đời để đáp ứng nhu cầu đó.
- Tiền đề lý luận
● Triết học cổ điển Đức: cải biến phép biện chứng duy tâm của Hêghen và chủ nghĩa duy vật siêu hình của Phoi-ơ-bắc
● Kinh tế chính trị cổ điển Anh
● Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp
- Tiền đề khoa học tự nhiên
● Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
● Thuyết tiến hóa của Đacuyn
● Thuyết tế bào
- Là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
- Là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng để phân tích xu hướng phát triển xã hội trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ.
- Là cơ sở lí luận khoa học của công cuộc xây dựng CNXH trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN ở Việt Nam.
- Vật chất là: Một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chụp lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác.
- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
● Vận động chỉ mọi sự biến đổi nói chung
● Là tự thân vận động, là tuyệt đối, là vĩnh viễn
● Các hình thức vận động của vật chất:
○ Vận động cơ giới: hình thức vận động đơn giản nhất, là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian
○ Vận động vật lí: vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện, ...
○ Vận động hóa: quá trình hóa hợp và phân giải các chất
○ Vận động sinh học: quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường
○ Vận động xã hội: phức tạp nhất, những sự biến đổi trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội
○ Đứng im: là trạng thái vận động đặc biệt, vận động trong trạng thái cân bằng, chưa làm thay đổi về chất.
Đứng im là tương đối, tạm thời.
- Không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất
● Không gian là: kích thước chiếm chỗ chỗ của vật (dài, rộng, cao).
● Thời gian là độ dài tồn tại, mức độ diễn biến (lâu, mau, nhanh, chậm)
● Tính chất:
○ Tính khách quan: không gian và thời gian gắn liền với nhau và là hình thức tồn tại của vật chất, gắn liền với vật chất.
○ Tính vĩnh cửu, vô tận: không gian, thời gian không có tận cùng về một phía nào cả.
○ Không gian có 3 chiều (dài, rộng, cao); thời gian có 1 chiều (quá khứ - hiện tại – tương lai)
● Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất, đó là thế giới vật chất tồn tại khách quan
● Mọi bộ phận của thế giới vật chất có mối liên hệ qua lại, đều là những dạng cụ thể, chịu sự chi phối của quy luật chung nhất
● Thế giới vật chất tồn tại vô cùng vô tận trong không gian và vĩnh viễn trong thời gian.
- Ý thức là sản phẩm và là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là sự phản ánh tích cực, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn.
- Nguồn gốc tự nhiên: bộ óc người và sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc người,
● Bộ óc người: Là cơ quan vật chất sản sinh ra ý thức. Bộ óc người càng hoàn thiện, năng lực của ý thức càng phong phú và sâu sắc. Ngược lại, khí bộ óc người bị tổn thương thì đời sống ý thức, tinh thần cũng sẽ bị rối loạn.
● Sự phản ảnh thế giới khách quan vào bộ óc người.
○ Mọi dạng vật chất đều có khả năng phản ánh
○ Cấu tạo vật chất khác nhau sẽ có khả năng phản ánh khác nhau. Phản ánh vô sinh (vật lý, hóa học) và phản ánh hữu sinh (tính kích thích, cảm ứng, phản xạ, tâm lý)
➢ Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất, có tính năng động, sáng tạo.
➢ Ý thức là sự phản ánh của thế giới khách quan vào bộ óc con người. Ý thức chỉ sinh ra cùng với con người, gắn liền với con người và không thể tách rời đời sống xã hội loài người.
- Nguồn gốc xã hội: lao động và ngôn ngữ là hai yếu tố hợp thành nguồn gốc xã hội của ý thức.
● Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên để cải biến tự nhiên tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của mình.
●
Charge your account to get a detailed instruction for the assignment